Cho bé ăn bột dặm mặn khi nào?

Con gái tôi 4 tháng tuổi, cháu ăn ngày một bữa bột hipp hoa quả lúc 6h tối, ngoài ra vẫn bú mẹ bình thường. Đến bao giờ thì cho cháu ăn bột mặn được và ngày ăn mấy lần?


Ninh Hoàng Linh,
Đống Đa, HN
 

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Cháu 4 tháng tuổi chưa cần ăn dặm, nếu mẹ nhiều sữa thì chị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu chị đã cho cháu ăn bột hipp hoa quả thì vẫn có thể tiếp tục cho con ăn 1 bữa nhưng lưu ý cho cháu ăn ít một, ăn bột loãng để dạ dày của trẻ dần làm quen với thức ăn. Sau khi cháu ăn xong mẹ nhớ cho con uống nước để làm sạch họng cho trẻ.

Thông thường trẻ bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 5 tháng tuổi với 1-2 bữa bột ngọt pha loãng. Nguyên tắc tập cho trẻ ăn dặm là ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc, ăn bột ngọt trước rồi ăn bột mặn.

Khi cháu 6 tháng tuổi thì chị có thể bắt đầu cho con ăn bột mặn với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, dầu, rau quả. Ngoài 2-3 bữa bột chính trong ngày thì mẹ có thể cho con ăn thêm các bữa phụ như nước hoa quả, váng sữa, sữa chua..


Chúc con chị Linh mạnh khỏe!

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

Khi tròn 4 tháng tuổi (bắt đầu qua tháng thứ năm), bé sẽ chậm tăng cân; nên chuyển từ chế độ ăn 100% sữa sang chế độ ăn vừa có sữa vừa có thức ăn đặc (trẻ khoảng 4 tháng tuổi đã có thể tiêu hoá đựợc loại thức ăn này). Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn đặc sớm trước 4 tháng để tránh trường hợp bé không tiêu hoá được, dễ gây suy dinh dưỡng. Cũng không nên để muộn quá, khi bé 6 tháng tuổi mới tập ăn dặm.

Thức ăn đầu đời của bé thường là bột sữa hoặc bột mặn (bột thịt, cá...); trái cây chín mềm (chuối, đu đủ, xoài, hồng...) nạo mịn bằng thìa, khoai tây, bí đỏ, đậu phụ tán nhuyễn trộn sữa... Khi tập ăn dặm, nên cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy, có thể tăng dần. Trường hợp bé có biểu hiện khác lạ, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn. Mỗi khi cho bé ăn một loại thức ăn mới, cần theo dõi khả năng hấp thu của bé trong 5-7 ngày, sau đó tăng dần độ đặc và lượng thức ăn và tiếp tục tập thêm một loại thức ăn mới.

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Đến khi bé tròn 4 tháng, nếu bạn đi làm không có điều kiện cho bú thường xuyên, bạn có thể cho bé ăn thêm một bữa bột (bột sữa, hoặc bột trứng - một nửa lòng đỏ trứng gà), đến tháng thứ 6 cho ăn 2 bữa.

Khi cho bé ăn dặm thì bạn nên tuân thủ nguyên tắc sau: cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới; số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi; nên phối hợp các loại thức ăn với nhau; khi chế biến phải đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, đủ chất dinh dưỡng (bạn nên thay đổi thức ăn hàng ngày, hàng bữa cho trẻ). Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn; không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn uống như vậy trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

Để bé tăng cân và phát triển tốt, trong mỗi bát bột ngoài thịt, trứng, sữa, tôm, cá, bạn cần cho bé ăn rau xanh, rau củ nghiền và nhớ cho thêm một thìa cà phê mỡ hoặc dầu ăn (một bữa mỡ, một bữa dầu), cho bé ăn trái cây, nước quả hàng ngày.

Sau 6 tháng, bạn cho bé ăn sữa chua, pho mát vì có nhiều canxi tốt cho sự phát triển răng và xương. Bữa ăn đủ chất, đa dạng, chế biến phù hợp với khẩu sẽ giúp bé ăn ngon, khoẻ mạnh và tăng cân đều đặn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!