Cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh những ngày nóng?

Chẳng là bé nhà em mới sinh được 2 tuần. Em đang dùng bỉm Pampers cho bé. Bỉm thấm hút tốt. Nhưng mấy hôm nay trời nóng, bé nhà em đóng bỉm bị hăm quá. Em có bôi kem chống hăm cho bé nhưng không ăn thua.

Các mẹ có cách nào để trị hăm cho bé những ngày nóng chỉ giúp em với ạ. Em cảm ơn.

Đỗ Ngọc Diệp
Đỗ Ngọc Diệp
Trả lời 8 năm trước

Với trẻ sơ sinh những bài thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu bởi trẻ còn quá nhỏ để sử dụng kháng sinh. Làn da của bé sơ sinh còn non nớt và mỏng, chính vì vậy giai đoạn đầu khi mới bắt đầu môi trường sống mới. Chính vì vậy bé bị hăm là vấn đề luôn làm các mẹ phải đau đầu và lo lắng. Khi bị hăm bé khó chịu, đau rát nên quấy khóc, khó chịu. Các mẹ hãy tham khảo mẹo chữa hăm cho bé sơ sinh nhanh và an toàn để có hiệu quả nhất nhé. Những nguyên liệu dễ kiếm và tự nhiên sẽ làm mẹ an tâm hơn đấy.


Chữa hăm cho bé bằng lá khế

Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy dùng lá khế chữa hăm cho bé rất hiệu quả và an toàn các mẹ nhé.

Cách làm: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Bạn nhớ là dụng cụ làm phải đều được khử trùng sạch sẽ.

Cách dùng: Cho vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. Cho phần mông, phần bẹn bị hăm của bé vào rửa nhẹ nhàng, bạn nhớ xoa nhẹ nhàng để bé khỏi bị đau vùng da bị hăm nhé. Rửa xong rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Một ngày rửa 3 – 4 lần sẽ giảm thiểu vùng da bị hăm trông thấy.

Hoặc bạn có thể giã nhiều lá rồi vắt lấy nước cốt cho vào tủ lạnh, lúc nào dùng thì cho ra pha với nước ấm. Dùng được 1 ngày các bạn nhé. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản phải không?

Chữa hăm cho bé bằng lá trầu không

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không cực dễ tại nhà. Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.Vậy nên dùng lá trầu không trị hăm cho bé rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy một nắm lá trầu không khoảng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước đun sôi khoảng 5 phút rồi bắc ra. Để nguội.

Cách dùng: Lấy khăn sạch thấm nước trầu không đã đun để nguội thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ. Các mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé trong thời gian bị hăm để vùng hăm khỏi lây lan và nặng lên nhé.

Chữa hăm cho bé bằng trà xanh

Bí quyết, mẹo chữa hăm cho bé bằng trà xanh. Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày, tình trạng hăm của bé sẽ giảm đáng kể.

Cách làm: Dùng một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun trà xanh cũng phải sạch sẽ và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạch.

Cách dùng: Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn nhé.

Ngoài ra trong thời gian bé bị hăm các mẹ có thể dùng túi trà được nghiền nhỏ, buổi tối dấu vào tã hoặc bỉm để hút ẩm. Túi trà khô hút ẩm rất nhanh và lành tính vì vậy vùng da tổn thương sẽ sớm được phục hồi.

Một vài lưu ý khi chăm sóc vùng da bị hăm của bé:

Khi bé bị hăm da thường bị ẩm ướt và đau rát. Các mẹ nhớ mặc khô thoáng cho con, mỗi lần bé đi vệ sinh xong cần phải rửa bằng nước sạch, nếu nước tiểu dính vào càng dễ hăm nặng hơn nữa nhé. Chăm chỉ rửa bằng nước lá cho con, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Nếu dùng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho con vì có thể sẽ làm hại cho da và sức khỏe của bé. Nếu có hiện tượng nhiễm trùng hoặc hăm không đỡ, cứ nặng lên thì cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ chuyên nhi hoặc da liễu để điều trị cho con kịp thời.

Thời gian bị hăm thường khi trẻ còn nhỏ, đang bú mẹ. Lúc này mẹ nên ăn nhiều đồ mát và ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng trong sữa mẹ. Luôn để ý vùng da hăm của con xem tình trạng như thế nào để có hướng khắc phục kịp thời nhé.

Lê Thảo Anh
Lê Thảo Anh
Trả lời 8 năm trước

Để bảo vệ làn da mong manh của bé tránh khỏi chứng hăm tã đáng ghét, điều cần thiết nhất là tạo lớp màng bảo vệ còn thiếu cho da bé nhờ thuốc mỡ. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu, khó tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi khi tiếp xúc với phân hay nước tiểu của chính bé. Vì thế, thuốc mỡ có thể tạo lớp màng bảo vệ vững chắc ngăn không cho da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng có trong phân và nước tiểu, từ đó nhẹ nhàng giúp bé tránh xa hăm tã.

Hiện tại trên thị trường có loại thuốc mỡ chiết xuất tự nhiên với tác động kép Dexpanthenol & Lanolin được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Theo đó, Lanolin chiết xuất từ bã nhờn của cừu có cấu trúc gần như tương đồng với bã nhờn của người tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc mà không ngăn cản quá trình “thở” tự nhiên của da bé. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm tối da, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5) có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, giúp nhẹ nhàng chữa lành các vết hăm còn lưu lại trên da bé.

Mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm thuốc mỡ hàng ngày cho bé yêu của mình. Bởi ngoài thành phần được chiết xuất từ tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không màu, không mùi, hoàn toàn thân thiện với làn da nhạy cảm của bé, Lanolin và Dexpanthenol trong thuốc mỡ còn được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) xếp vào hàng an toàn, không độc hại ngay cả khi bé nuốt phải.

Lê Bảo Mai
Lê Bảo Mai
Trả lời 8 năm trước

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Muốn bảo vệ an toàn cho làn da bé, việc cần thiết nhất là bố mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp bé nhẹ nhàng tránh xa chứng hăm tã. Phương pháp phòng ngừa rất đơn giản, và dưới đây là 5 điều bố mẹ nên ghi nhớ:

Thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những điểm yếu của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường. Nếu bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Vì vậy bố mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé.

Chỉ nên dùng tã vải cho bé sơ sinh

Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho bé sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải. Tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn. Ngoài ra, dùng tã vải, các bà mẹ còn tiết kiệm được chi phí gấp 10 lần so với tã giấy dùng một lần.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Sau mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô toàn bộ cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé tránh được việc tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên làn da non nớt.

Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem... Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng.

Bảo vệ da bé từ quần áo

Khi bé bị hăm tã, các bà mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng để xả quần áo cho bé. Vì làn da sơ sinh non yếu, dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Trong những trường hợp bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé. Ngoài ra, quần áo của bố mẹ cũng nên tạm ngưng ngâm nước xả trong một thời gian ngắn để bảo đảm sự an toàn cho da bé, vì khi bố mẹ mặc quần áo có ngâm nước xả vải ẵm bé, da của bé tiếp xúc với quần áo của bố mẹ cũng làm cho da bé dễ bị kích ứng hơn.

Mai Huyền Châu
Mai Huyền Châu
Trả lời 8 năm trước

Sau khi tắm cho Bé, nách, bẹn và các vùng có nếp gấp bạn nên thấm khô bằng khăn thật mềm (theo mình khăn bằng vải mùng trong Nam rất cứng và làm bé bị đau rát. Bạn có thể dùng khăn sữa của Gerber loại này cực tốt nhé). Để thật khô vùng da của Bé sau đó dùng kem chống hăm (Buchen..) bôi vào. Tuyệt đối khi trẻ bị hăm Bạn ko được dùng phấn baby bôi vào. Vì làm như vậy, tình trạng hăm càng trầm trọng hơn vì da lúc này cần được thở.
_ Khi bé Bú bị trớ sữa hoặc khi ăn bột, tất nhiên sữa sẽ chảy xuống cổ 1 ít. Bạn cũng nên lau thật khô và nhẹ nhàng cho bé.
_ Có thể dùng trà xanh tắm cho Bé thật loãng. Nhưng ko nên lạm dụng vì da trẻ thời gian đầu còn non nớt. Tắm nhiều trà xanh hay khổ qua mình thấy da Bé nhanh sạm
_ Không dùng các loại sữa tắm có thành phần kích ứng cao. Có thể pha 1 chút sữa tắm (vài giọt vào chậu tắm). Sau đó tráng lại bằng nước sạch. Tuyệt đối ko dùng các loại cây lá nấu làm nước tắm. Rất nguy hiểm cho da.
_ Chọn loại quần áo bằng cotton thấm hút tốt, mặc áo cổ ko sát quá, ko chật quá. Tránh quấn khăn hay ủ ấm trẻ trong thời tiết nóng này. Vì mồ hôi trẻ ra nhiều cũng là nguyên nhân.
_ Cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều bạn nhé.
1 chút kinh nghiệm chia sẻ cùng bạn. Mong 2 mẹ con khỏe mạnh nhé

Phạm Hoài Bảo An
Phạm Hoài Bảo An
Trả lời 8 năm trước

Mình thấy mẹ chồng mình nói thỉnh thoảng sờ sờ, xoa xoa vào cổ con cũng đỡ hăm lắm. Nếu bé hăm thì bôi kem Sudo cho bé. Cơ bản là phải giữ cho phần cổ và những phần có nếp gấp như nách, bẹn phải khô và sạch.

Trần Hồng Anh
Trần Hồng Anh
Trả lời 8 năm trước

Bé nhà tớ cũng phải dùng bỉm suốt vì hiếu động ko xi tè nổi. Tớ mỗi khi thay bỉm thường lau sạch sẽ và bôi 1 lớp mỏng kem sudocrem. Thỉnh thoảng có đợt bị hăm do đóng bỉm quá lâu khoảng 6 tiếng hoặc mặc quần chật làm bỉm bé sát lên, nên bé bị hăm đỏ. Bạn vẫn lau rửa sạch sẽ cho bé và bôi 1 lớp mỏng kem gentridecme đóng bỉm bình thường. Chỉ qua 1,2 ngày là khỏi. Sau đợt khỏi rồi thì khi thay bỉm nhớ lau sạch sẽ và bôi 1 lớp mỏng kem sudocrem để chống hăm. Bỉm Pampers hay bị hăm lắm vì rất bí. Bé nhà tớ ban ngày dùng bosomi của hàn quốc, đêm dùng goon xanh nc biển. Kết hợp cho kinh tế mà vẫn ok.