Bé nhà em mới sinh được 1 tuần. Không hiểu sao mấy hôm nay bé bị nấc cụt hoài, không làm sao hết được.
Các mẹ có cách nào đễ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh không ạ? Chỉ giúp em với.
Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu, tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng bé nấc quá lâu thường mệt, thở dốc hoặc làm nôn trớ. Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.
1. Uống nước hoặc bú sữa là giải pháp tốt nhất để chữa nấc cho bé.
Nước được coi là một trong những giải pháp tốt nhất và kịp thời để chữa nấc. Tạm ngưng hơi thở của bạn và uống một vài ngụm nước. Khi nước đi xuống cổ họng, thở ra từ từ. Uống nước từ từ để tránh bị sặc, ho. Để chữa nấc cụt cho bé bạn có thể cho bé bú sữa hoặc chút nước.
2.Làm cho bé khóc:dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra, làm mất triệu chứng nấc
3. Vỗ lưng cho bé
Cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc.
4. Ăn đường.
Ăn đường khô là sự lựa chọn tốt tiếp theo. Sau khi ăn đường, bạn nên uống một vài ngụm nước.Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.
5. Mật ong.
Các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.
6. Dùng tay tác động vào tai bé
Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.
Một số mẹo trị nấc cụt cho người lớn
- Sử dụng đá lạnh: Áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật biến mất.
-Sử dụng bột tiêu: Lấy bột tiêu để trước mũi, hít ngửi, bạn sẽ hắt hơi mạnh và hết nấc.
-Uống chất lỏng hỗn hợp: Uống nước trộn với một tỷ lệ khác nhau của một số chất khác: Uống từng ngụm nước pha giấm và muối. Uống vài ngụm nước ép dứa đóng hộp. Uống nước trái cây có múi như chanh và bưởi. Trộn giấm táo trong nước ấm để uống cũng tốt. Tất cả những thức uống nêu trên cùng với nước có thể chữa nấc nhanh hơn.
- Hãy thử một bài tập thở 30 giây: Đây được xem là một bài tập hiệu quả để chữa trị nấc và chỉ cần 30 giây. Đầu tiên, bạn hãy hít vào qua đường miệng. Nếu bạn cảm thấy không khí đầy trong phổi, hãy giữ nguyên như vậy trong 30 giây, sau đó bạn từ từ thở ra. Lặp lại bài tập này 3 hoặc 4 lần.
- Sử dụng các biện pháp chữa nấc khác có sẵn trong nhà: Có rất nhiều thứ trong nhà bếp có thể giúp bạn khỏi bị nấc. Bạn có thể uống một muỗng cà phê mật ong hoặc uống nước chanh pha muối. Nhai kẹo cao su hoặc ăn một vài miếng kem.
Lưu ý:
- Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá và uống đồ uống có cồn thường gây ra nấc. Các dây thần kinh của cơ hoành bị xáo trộn dẫn đến nấc. Tránh sử dụng các thứ trên trong trường hợp nấc vẫn dai dẳng.
- Nấc thường xảy ra do ăn nhanh và thói quen uống rượu. Tránh ăn quá nhiều, uống đồ uống có ga và nuốt quá nhiều không khí. Một số mẹo nhỏ trên đây giúp bạn trị được chứng nấc cụt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi sử dụng các biện pháp khác nhau như thở và uống thì biện pháp nào hiệu quả nhất với bạn. Sau tất cả những phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu là làm thế nào để chữa trị nấc cho mình trong tương lai.
Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện khi có các kích thích tác động đến cơ hoành ở dưới ngực gây nên các co thắt. Điều này có thể xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Kể cả các trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị nấc cụt. Thậm chí, các bé còn nấc cụt nhiều hơn. Có thể thấy một số trường hợp nấc cụt sau:
Bé nấc cụt ngay sau khi bú bình: Rất nhiều bé có hiện tượng nấc liên tục sau bú. Lý giải cho điều này là bởi trong lúc bé bú, không khí trong bình sữa đã được nuốt cùng với sữa. Khi đạt đến mức quá cao nó gây nên kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo nên tiếng nấc.
Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc: Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.
Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc (GERD - Gastroesophageal reflux disease): Khi xuất hiện hiện tượng này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.
8 cách đơn giản xử lý chứng nấc cụt ở trẻ
Phần lớn nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều vô hại và thường tự khắc khỏi. Chỉ một số ít các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và khóc quấy. Để giúp trẻ, mẹ có thể làm theo các cách sau:
1. Cho bé uống nước hoặc bú sữa
Trong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. Đối với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.
2. Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé
Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ. Sau khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong ít giây đầu. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc.
Mặt khác, mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Nếu trẻ có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.
3. Vỗ nhẹ lưng cho bé
Đơn giản hơn, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
Cách chữa này được áp dụng cho trẻ lớn. Theo đó, bạn dùng một chén nước sôi và cho vào đó ít hạt hồi. Đợi khoảng 15 phút khi nước nguội hãy mang cho trẻ uống.
Những điều cần lưu ý:
Nếu đã áp dụng những cách chữa thông thường mà trẻ không khỏi nên ngưng cho trẻ bú vì có thể sẽ khiến trẻ nôn ói nhiều.
Tiếp tục theo dõi trẻ trong những giờ tiếp theo. Nếu trẻ liên tục nấc trong 3 tiếng đồng hồ không dứt, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Nấc đi kèm nôn ói liên tục là vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, cần được thăm khám kịp thời.