Cách xử lý khi lên cơn hen xuyễn?

Các mẹ cho em hỏi nếu người già bị lên cơn hen xuyễn thì phải xử lý như thế nào ạ, em mới đến giúp việc cho nhà này nên chưa có kinh nghiệm gì trong việc chăm sóc người bị hen xuyễn cả...

Trả lời 9 năm trước
Hen phế quản (hen suyễn) là hội chứng viêm đường hô hấp mạn tính thường gặp trên thế giới, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sự an toàn của người bệnh. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh này chiếm đến 3,9% dân số. Mỗi năm có khoảng 3.000 người tử vong do hen, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là do cơn hen phế quản (còn gọi là cơn hen cấp). Một trong những yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này là ảnh hưởng từ tâm lý hoảng hốt, mất bình tĩnh của người bệnh và thân nhân nên không xử trí tốt khi cơn hen xảy ra. Một số dấu hiệu nhận biết cơn suyễn đang đến là ho, khó thở, nặng ngực, thức giấc về đêm. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu này, cần cho dùng thuốc cắt cơn dạng xịt có tác dụng nhanh. Nếu thấy chuyển biến tốt thì cho họ nghỉ ngơi tại chỗ hoặc đưa đi tái khám. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn thở nhanh, khó thở, khó nói, tím tái, cánh mũi phập phồng, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế ngay. Lưu ý trong mọi trường hợp đang lên cơn hen, không được dùng thuốc cắt cơn dạng uống. Nhằm giúp cộng đồng nắm được các kỹ năng cần thiết trong quá trình xử lý cơn hen cấp tại nhà, Câu lạc bộ Người bệnh Hô hấp - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tổ chức chương trình tư vấn chủ đề: “Cách xử trí cơn hen cấp tại nhà – Bản kế hoạch hành động”. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mọi người cách xử trí khi lên cơ hen, đồng thời giải đáp những thắc mắc và chia sẻ các vấn đề cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày nhằm phòng tránh các yếu tố khởi phát.
Trả lời 9 năm trước
Hen phế quản là một bệnh cấp cứu của hệ hô hấp. Bệnh có diễn biến rất cấp tính và điều cần làm là cấp cứu ngay tại chỗ chứ không phải là cố đưa đến bệnh viện. Sự nguy kịch của hen phế quản Hen phế quản là một bệnh cấp cứu điển hình của hệ hô hấp. Trong hen phế quản, triệu chứng điển hình không thể rõ hơn đó là khó thở đến mức đỉnh điểm. Người bệnh khó thở tựa như có ai đó bóp cổ mà không thể gỡ ra được. Vì thực ra sự thít chặt đó là ở trong khí phế quản, trong ngực chứ không phải ở cổ. Sự khó thở là một trong các dấu hiệu vô cùng đáng ngại của bệnh. Người bệnh cứ ôm lấy cổ, rít lên, giãy giụa, hoảng hốt và lo sợ. Cố gắng bám tay vào ghế vào giường để thở. Tất nhiên mức độ khó thở có khác nhau tùy người và tùy từng mức độ bệnh. Nhưng ở những người bị bệnh điển hình, mức độ nặng, tuyệt đối không thể được khó thở quá 5 phút. Vì có thể gây ra những biến chứng cực kỳ hệ trọng hoặc thậm chí tử vong. Do vậy, điều quan trọng nhất đó là cấp cứu tại chỗ chứ không phải loay hoay đi tìm gọi cấp cứu và mặc kệ người bệnh tại đó. Thuốc là quan trọng nhất? Trong cấp cứu hen phế quản chúng ta phải làm gì? Đầu tiên là bạn đừng có cố gắng ôm lấy người bệnh hay vuốt ngực, vuốt cổ người bệnh như là một phản ứng thường gặp khi chúng ta bị khó thở, khó nuốt hay là mắc bệnh hô hấp. Vì càng làm như vậy, người bệnh càng khó thở hơn và càng hệ trọng. Điều cần làm đầu tiên đó là nâng người bệnh dậy. Hoặc nếu không thì người bệnh cũng tự ngồi dậy. Ngồi dậy bao giờ cũng là tư thế chống lại khó thở vô cùng hiệu quả. Khẩn trương lấy một cái ghế đẩu hoặc cái ghế có lưng tựa. Người bệnh sẽ ngồi hoặc bám vào đó để mà thở. Nếu có điều kiện hơn thì có giường kiểu nửa ngồi nửa nằm là tốt nhất. Thuốc trị hen phế quản có đặc điểm “ngấm” rất nhanh, thể hiện tác dụng rất tốt và cắt cơn rất hiệu quả chỉ sau ngay lần xịt đầu tiên. Do vậy nhất định phải dự trữ thuốc ngay tại nhà Dự trữ thuốc gì? Thuốc cắt cơn hen phế quản mạnh nhất hiện nay đó là thuốc salbutamol với biệt dược phổ thông là ventolin. Nhiều khi người ta nhắc tới tên ventolin còn hơn cả salbutamol mặc dù tên chính nhất và đúng nhất là salbutamol. Salbutamol chính là chất mà một thời được đưa lên báo ầm ĩ vì nó cũng là chất tạo nạc dùng trong nuôi gia súc gia cầm. Nhưng tác dụng chủ yếu của thuốc là cắt cơn hen. Bạn cần ít nhất hai lọ salbutamol tại nhà. Salbutamol được bào chế dưới dạng viên và xịt nhưng bạn cần dự trữ cả hai dạng viên và xịt. Hai lọ xịt là cần thiết vì chúng ta không thể biết lúc nào lọ đang dùng sắp hết. Cho nên hết lọ này thì có ngay lọ khác để dùng, không xảy ra hen cấp tính. Bạn chưa cần đơn bác sỹ như khi bị hen một lần phải dự trữ ngay. Cách dùng như sau: khi lên cơn hen, bạn đưa lọ thuốc vào miệng, ngậm lấy ống xịt và xịt vào cuống họng. Chú ý khi xịt thì bảo người bệnh hít vào hoặc chuẩn bị hít vào thị xịt. Làm như vậy để đưa thuốc sâu vào bên trong phổi. Thuốc xịt chỉ để cắt cơn, không có tác dụng duy trì điều trị. Thứ thuốc khác bạn cần dự trữ đó là salbutamol dạng viên. Thông thường thuốc này sẽ được bác sỹ hướng dẫn kê cho mua và uống theo đợt. Thuốc dạng viên có tác dụng duy trì tác dụng. Ngoài ra, một số thuốc khác cần dùng như thuốc ức chế viêm, thuốc giảm dị ứng nhưng đó là các thuốc phải theo mua theo đơn bác sỹ. Và bạn nhất định phải dùng theo đơn của bác sỹ để đạt hiệu quả mà không bị tác dụng phụ. Để thuốc ở đâu? Rất lưu ý trong trường hợp này là thuốc chống hen hay thuốc cắt cơn cần phải để ở nơi dễ lấy, dễ với và dễ sử dụng. Bạn có thể để thuốc ngay đầu giường hoặc ngay trên bàn trang điểm vào những ngay cơn hen xảy ra liên tục. Khi có cơn hen xảy ra, bạn có thể dễ dàng lấy thuốc và xử trí ngay ngăn không cho lên cơn dữ dội cấp tính. Trong những khoảng thời gian giữa hai mùa bệnh, bạn không thể để thuốc đầu giường vì rất bất tiện. Bạn cần để thuốc trong tủ thuốc gia đình. Nhưng tủ thuốc cho người hen phải để ngay trong phòng ngủ hoặc phòng khách ở tầm thấp để có thể ngồi với tay lấy được. Vì khi cơn hen dữ dội xảy ra, có khi người bệnh còn không thể đứng lên được để lấy thuốc. Nên để ngay một tủ thuốc cấp cứu trong phòng ngủ hoặc để ngay trong ngăn kéo bàn trang điểm của bạn.