Một số điều mà người tham gia hiến máu cần biết?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Trước hết thì theo em đc biết máu là một dịch trong cơ thể con người trong máu bao gồm rất nhiều thành phần hữu hình và vô hình đảm nhận nhiều chức năng trong cơ thể con người.và nhất là hiện nay có khá nhiều bệnh liên quan về máu do đó việc đảm bảo an toàn là việc hết sức quan trọng!nhưng các bạn yên tâm hiện nay thì việc cho và truyền máu đã an toàn hơn trước rất nhiều:)

máu của các bạn sẽ đi như thế này tới bệnh nhân như thế này!

MÁU của bạn(test sơ bộ)---->Phòng xét nghiệm(nhóm máu,HPV,HIV...)----->ngân hàng máu(lưu giữ)---->Phòng xét nghiệm(xét nghiệm tính phù hợp) ----->Bệnh nhân

hi!nhưng hiện nay máu thì đc tách chiết thành các khối hồng cầu tiểu cầu..(truyền máu từng phần) múc đích tránh tai biến!vậy khi đi hiến máu mà các bạn sau này lại cần tới thì người ta ko trả đúng những gì mình đã hiến đâu!yên tâm số lượng vẫ đảm bảo:)


Các câu hỏi thường gặp:

Tôi năm nay đã hơn 80 tuổi, sức khỏe còn rất tốt. Liệu tôi có thể tham gia hiến máu được nữa không?

Theo quy định của Bộ Y tế, độ tuổi hiến máu là từ 18 - 60 đối với nam với 18 - 55 đối với nữ. Như vậy, tuổi của quý vị đã quá so với quy định. Nhưng rất mong quý vị sẽ vận động con cháu cùng những người thân sẽ tham gia hiến máu cứu người.

Máu khô là gì?

Thực tế là không có máu khô vì máu là tế bào sống nên chúng cần dung dịch nuôi dưỡng. Từ "máu khô" có xuất xứ là do trước đây có các loại đường, muối dùng để pha lẫn vào nước cất làm dịch truyền cho bệnh nhân nên được gọi là máu khô.


Người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?

Theo Thông tư 12 trước đây và nay được sửa đổi, Thông tư 40/TT-BTC ngày 23/4/07 nhà nước có quy định quyền lợi của người hiến máu tình nguyện không lấy tiền sẽ có những quyền lợi như sau:

- Được ăn uống nhẹ một bữa trước hoặc sau hiến máu - trị giá 10.000 đồng.

- Hỗ trợ chi phí đi lại trị giá 20.000 đồng.

- Nhận một món quà tặng có giá trị tôn vinh trị giá 50.000 đồng. (áp dụng cho tất cả các mức thể tích máu hiến)

- Được nhận giấy chứng nhận đã hiến máu tình nguyện, với giấy này trong suốt cuộc đời nếu cần đến máu truyền tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc thì sẽ được bồi hoàn miễn phí lượng máu đã hiến theo Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

- Người hiến máu được tư vấn về sức khỏe trước, trong và sau khi hiến máu; Đồng thời sẽ được trả những kết quả xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm máu như HIV, HBV (Viêm gan B), HCV (Viêm gan C), giang mai, sốt rét và nhóm máu.

Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu gom máu từ người hiến máu tình nguyện? Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu được coi như có nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước xử lý nữa thì mới th� nh chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhân.

Quá trình đó bao gồm:

1. Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố...

2. Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII...

3. Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác...

4. Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ được chuyển về cho các bệnh nhân để điều trị.

Tất cả các bước trong quy trình này rất tốn kém và tuân thủ một cách chặt chẽ.

Người mang thai mà có virut viêm gan B thì khi sinh ra con cái họ có thể bị nhiễm virut viêm gan B. Vậy làm thế nào để con cái họ không bị lây nhiễm virut viêm gan B khi sinh ra?
Hiện nay tại bệnh viện Phụ sản TƯ đã triển khai làm một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong đó có xét nghiệm chẩn đoán virut viêm gan B (xét nghiệm HbSAg)

Nếu kết quả có HbsAg (kháng nguyên virut viêm gan B) dương tính, thì sản khoa sẽ được xét nghiệm tiếp HbeAg và men gan để phát hiện xem thai phụ có bị viêm gan tiến triển hay không. Nếu HbeAg dương tính và men gan cao thì sản khoa sẽ được gửi điều trị nội khoa và tiêm phòng vắc-xin viên gan B và huyết thanh viên gan B cho tất cả các cháu sơ sinh ngay sau khi ra đời.

Nếu HbSAg âm tính thì chỉ tiêm phòng vắc-xin cho tất cả các cháu sơ sinh. Nếu tất cả các cháu được thực hiện theo quy trình này thì sẽ ngăn ngừa được khoảng 70% nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.



Người mổ ruột thừa thì có thể hiến máu được không? Nếu được thì sau bao lâu có thể tham gia hiến máu được?

Người đã từng mổ ruột thừa thì vẫn có thể tham gia hiến máu được. Theo quy định hiện nay, sau mổ ruột thừa tối thiểu 6 tháng là có thể tham gia hiến máu được.

Ngoài ra, tại điểm hiến máu các Bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp thêm cho người hiến máu.

Cơ thể người trưởng thành có bao nhiêu lít máu? Và mỗi người hiến máu tối đa là bao nhiêu đơn vị? Thời gian để tái tạo lại phần đã hiến đó là bao lâu?
Trong cơ thể người Việt Nam bình thường trung bình có trên 5000 ml máu. Lượng máu có thể hiến được cho mỗi lần trung bình khoảng 7ml/1kg thể trọng cơ thể; Như vậy người Việt Nam trung bình có thể hiến được từ 350 - 500 ml/lần. Mỗi năm, một người khỏe mạnh bình thường có thể hiến được từ 3 - 4 lần, mỗi lần hiến máu cách nhau khoảng ba tháng.

- Sau khi hiến máu, thông thường từ 3-5 ngày toàn bộ lượng máu đã hiến sẽ được tái tạo lại bởi chính các tế bào máu tốt và trẻ do chính cơ thể sinh ra.

- Trên thực tế hàng năm có hang chục vạn người Việt Nam đã hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, trên thế giới có khoảng hàng chục triệu người đã hiến máu cho đến nay chưa thấy có công bố nào về việc hiến máu đã tổn hại đến sức khỏe.