Cháu thắc mắc không biết là trong bột giặt và nước rửa bát, thành phần nào độc hại với con người và động vật hơn?
Hàng ngày những thứ như các nước lau rửa đồ đạc, sơn, đồ ăn bằng nhựa mang đến chất hóa học độc hại cho môi trường và cơ thể chúng ta. Và chúng ta cũng tiếp xúc với nhiều hóa chất nhiều độc hại tiềm ẩn mà chúng ta không nghĩ đến, từ các chất hóa học dùng trong quần áo giặt hơi đến các lớp chống dính trong nồi chảo.
Thêm một vấn đề nữa, nhiều người hay cho rằng sạch đồng nghĩa với lành mạnh. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các sản phẩm lau rửa loại bỏ bụi bẩn và bồ hóng dầu mỡ nhưng cũng để lại những chất hóa học độc hại.
Nhiều chất hóa học trong các đồ dùng và lau rửa vệ sinh phổ biến trong nhà rất nguy hiểm. Chúng có thể khá an toàn khi sử dụng theo hướng dẫn nhưng vẫn chứa chất hóa học độc hại hoặc trở nên độc hại theo thời gian.
Nhiều sản phẩm lau rửa có ghi những biểu tượng độc hại (xem hình dưới đây) để cảnh báo người tiêu dùng về tác hại một lần hay trong thời gian ngắn cho sức khỏe, với những chữ như “độc hại” (“poison”), “có khả năng ăn mòn” (“corrosive”) hay “có chất kích thích” (“irritant”):
Khi chúng ta sử dụng chất hóa học để làm vệ sinh nhà cửa, các chất này nán lại trong không khí và chúng ta hít vào. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra 133 loại hợp chất hữu cơ có một không hai (volatile organic compounds – VOCs ) thải ra từ một mẫu nhỏ các sản phẩm tiêu dùng bao gồm 6 sản phẩm lau rửa. Mỗi sản phẩm kiểm tra thải ra từ 1 dến 8 chất hóa học được xếp hạng độc hại theo luật nhà nước Mỹ. Chất hóa học trong các đồ lau rửa có thể thâm nhập vào cơ thể con người khi bị thấm qua da hoặc hít bụi và chất thải hóa học rớt đọng lại trên bát đĩa dao kéo. Và khi các sản phẩm lau rửa trôi theo nước thải xuống lòng đất, chúng có thể gây nên tác hại nghiêm trọng tới môi trường.
Hiện tại ở Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn chưa có quy định yêu cầu thành phần phải được liệt kê trên nhãn hiệu sản phẩm theo một hình thức thống nhất nên rất khó chỉ ra các chất hóa học đáng quan tâm.
Các thành phần độc hại nên tránh.
Sau đây là một danh sách các chất hóa học độc hại nhất trong các đồ dùng trong nhà, bao gồm các thành phần hóa học người sử dụng nên lưu ý, những nguy cơ độc hại của chúng, cũng như nguồn gốc, tính chất, và lý do chúng có hại cho sức khỏe con người để quý khách tham khảo:
Nước phun / Sáp làm thơm mát không khí (Air fresheners): Có thể chứa một số chất hóa học nguy hiểm. Formaldehyde kích thích phổi và các màng tế bào và có thể gây ung thư. Dầu hỏa chưng cất dễ cháy, kích thích ở mắt, da, phổi và có thể gây phù phổi ở những người nhạy cảm. Một số nước phun có thể chứa chất kích thích độc hại p-dichlorobenzene. Nước xịt propellant dùng trong một số sản phẩm có thể gây cháy và tổn hại tới hệ thống thần kinh nếu hít vào.
Nước tẩy (Bleach): có chứa sodium hypochlorite, một chất hóa học gây kích thích và thương tổn tới da và hệ thống hô hấp nếu hít vào hoặc rớt vào da. Không nên trộn thuốc tẩy với dung dịch ammonia hoặc nước rửa toilet hay nước rửa tắc ống toilet vì có thể gây hơi nguy hiểm và có thể chết người.
Nước rửa ống nước (Drain cleaners): thường chứa lye (sodium hydroxide) hoặc axit sulfuric. Từng loại này có thể gây bỏng hóa học vô cùng nguy hiểm nếu rớt vào da. Chúng cũng rất độc khi uống vào. Nước này bắn vào mắt có thể gây mù.
Bột / Nước giặt (Laundry detergents): chứa nhiều chất hóa học đa dạng. Uống các ion dương này vào có thê gây nôn nao, nôn mửa, co giật và hôn mê. Các loại nước / bột giặt không có ion có thể gây kích thích. Nhiều người đã bị phản ứng với thuốc nhuộm và nước hoa trong một số bột giặt.
Nước rửa bếp lò (Oven cleaner): Một số chứa sodium hydroxide hoặc potassium hydroxide có tính ăn mòn vô cùng cao. Những chất hóa học này có thể gây tử vong nếu nuốt vào và gây bỏng hóa học trên da và phổi nếu hít vào.
Alkylphenols : là hóa chất công nghiệp sử dụng trong sản xuất bột giặt và các sản phẩm lau rửa khác. Chất này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc tóc và là chất hoạt động tích cực trong các chất diệt tinh trùng. Chất này gây rối loạn nội tiết đã được chứng minh làm thay đổi sự phát triển của tuyến vú ở chuột.
Thuốc nhuộm trong các sản phẩm lau rửa: thường không được ghi trong danh sách các thành phần nhưng bao gồm một số chất hóa học khác nhau, một số được biết đến có thể gây ung thư.
Butoxyethanol (2-BE, cũng được biết đến như butyl cellosolve) được tìm thấy trong nước lau kính, nước rửa vết bẩn trên quần áo, nước rửa thảm, nước rửa ô tô, nước rửa kính ô tô, nước lau bồ hóng, nước rửa lò nướng và tẩy gỉ. Đây là chất gây kích thích đến da và mắt gây những vấn đề sinh sản. Chât hóa học này được liệt kê vào danh sách chất độc hại ở Canada. Các nhà quản lý giới hạn nồng độ 2-BE trong hầu hết các sản phẩm lau rửa nhà cửa là 5-6% nhưng trong các nước lau rửa vết bẩn trên quần áo, nồng độ cao hơn của chất này được cho phép (22%).
Ammonia: trong nước rửa cửa sổ, nước rửa ống nước, nước rửa toilet, phòng tắm, nước rửa lò nướng, rửa đồ thép không gỉ và nước rửa chung cho mọi thứ. Khi chất này bốc hơi có thể gây kích thích da, mắt, họng và phổi. Những người bị suyễn có thể đặc biệt nhạy cảm với các ảnh hưởng này khi hít phải ammonia. Ammonia có thể gây tổn hại đến thận và phổi. Mặc dù ammonia có thể có trong tự nhiên nhưng việc sử dụng các sản phẩm lau rửa chứa chất này có thể gây tiếp xúc nhiều hơn cần thiết so với từ các nguồn tự nhiên. Nếu amonia bị trộn với sản phẩm chứa chất tẩy chlorine ( sodium hypochlorite) sẽ hình thành khí độc chloramine.
Thuốc nhuộm (Coal tar dyes): trong hầu hết các sản phẩm lau rửa. Chất này được tạo ra từ các chất hóa dầu và có thể chứ các kim loại nặng như arsenic, cadmium và chì. Thuốc nhuộm tổng hợp có thể gây ung thư và kim loại nặng có thê gây hại đến hệ thần kinh và các hậu quả xấu cho sức khỏe khác. Thuốc nhuộm trong các sản phẩm lau rửa có thể bị thấm vào cơ thể qua da và từ ăn uống (đọng xà phòng trên bát đĩa). Chúng hoàn toàn không cần thiết đối với chức năng làm sạch của sản phẩm.
MEA (monoethanalomine), DEA (diethanolamine), TEA (triethanolamine): trong nước giặt, nước lau rửa chung, nước lau sàn nhà, nước rửa xe, nước rửa bồ hóng, nước rửa bát, nước rửa lò nướng, nước rửa kính và các loại bề mặt. Các chất này có thể phản ứng với nitrite để hình thành chất nitrosamine gây ung thư. Nitrite có trong các sản phẩm khác dưới dạng chất bảo quản hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại cồn ethoxylate này có thể bị ô nhiễm với 1.4 dioxane, một chất gây ung thư ở người tồn tại trong môi trường. 1.4-dioxane có thể được loại bỏ trong quá trình sản xuất nhưng không có cách nào dễ dàng biết được khi nào chất này xảy ra. DEA có thể gây kích thich da và mắt nhẹ. MEA gây suyễn.
Các chất hóa học làm hương thơm: Có hơn 3000 chất hóa học trong các hỗn hợp tạo mùi hương. Nhiều loại gây kích thích và dị ứng, đau nửa đầu, và các triệu chứng suyễn. Thêm vào đó, các loại hương xạ tổng hợp trong bột giặt tích tụ trong môi trường và có thể độc cho các động vật sống dưới nước. Một số hương xạ tổng hợp bị nghi ngờ làm rối loạn nội tiết và hoặc can thiệp vào chức năng của hooc môn. Phthalates là một thành phần phổ biến làm hương thơm trong các sản phẩm như bột giặt, giấy làm mềm vải và các loại kem bôi nách. Nước rửa kính và đánh bóng sàn nhà cũng có chứa dibutyl phthalate (DBP). Phthalates bị nghi ngờ là chất làm rối loạn nội tiết liên quan đến các vấn đề sinh sản bao gồm cả giảm tinh trùng ở nam giới. Liên minh châu Âu phân hạng DBP độc hại cho các động vật sống dưới nước. Các loại nước phun và sáp nến làm thơm mát không khí (air freshener) cũng chứa nhiều loại hương hóa học, trong một số trường hợp chứa cả những chất gây ung thư như benzene, formaldehyde, phthalate….
Nonylphenol ethoxylates (NPEs): trong nước giặt, nước rửa các vết bẩn, nước rửa chung mọi mục đích, nước làm thơm mát không khí, nước rửa bồn toilet, rửa bồ hóng và các loại nước rửa xe. Chất này có thể thoái hóa thành nonylphenols (NPs) giống như estrogen. Trong phòng thí nghiệm, NP đã được chứng minh thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư vú ở người và gây nên các vấn đề sinh sản xấu ở cá và các động vật sống dưới nước khác. Một số chất hóa học trong cùng lớp này đã được cọi là chất độc hại tại Canada.
Phosphates: trong nước rửa bát đĩa, nước giặt và nước rửa phòng tắm. Chất này có chức năng giúp thụ tinh trong nước. Những nơi nước có tập trung phosphate ở nồng độ cao có thể tăng sự phát triển của tảo và cỏ dại. Điều này khiến lượng ô xy trong nước giảm làm cá chết. Quy định mới có hiệu lực vào năm 2010 đã giới hạn nồng độ phosphorus trong các sản phẩm vệ sinh nhà cửa xuống 0.5% nhưng tốt hơn hết người tiêu dùng nên sử dụng những sản phẩm không có phosphate.
Quaternary Ammonium Compounds (Quats) – Bốn hỗn hợp ammonium trong nước rửa phòng tắm, nước rửa chung cho mọi mục đích, nước / giấy làm mềm vải và nước rửa bồ hóng. Chất này là chất kích thích và có thể gây dị ứng sau khi tiếp xúc với da. Quats cũng được biết đến đã gây suyễn cho những nhân viên dọn vệ sinh và bằng chứng sơ bộ cho thấy chúng có thể gây nên các hậu quả xấu về gen và sinh sản. Các chất hóa học loại này bám trụ bền trong môi trường và độc hại đối với động vật sống dưới nước. Cũng giống như triclosan, quats là các chất chống vi khuẩn và đã có lo ngại rằng sự lan tràn của những chất này trong các sản phẩm chống khuẩn ở gia đình và mỹ phẩm đã góp phần vào sự tồn tại của các vi khuẩn có khả năng đề kháng, do đó giới hạn các phương pháp chữa trị cho các bệnh nhiễm khuẩn. Hội Y Học Canada đã kêu gọi lệnh cấm đối với các sản phẩm chống khuẩn.
Bột Silica : trong các bột cọ rửa. Chất này đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Thế Giới xếp hạng gây ung thư cho người. Thành phần tự nhiên này (được làm từ thạch anh nghiền) có hại như bụi nếu hít vào.
Sodium dichloroisocyanurate dihydrate: trong nước rửa toilet, kem bôi nách, nước rửa các loại bề mặt và nước khử trùng. Chất này có tính bào mòn, gây kích thích nghiêm trọng đến mắt, da và hệ thống hô hấp. Nó cũng có thẻ hình thành khí chlorine làm bỏng mắt, mũi và miệng. Các nghiên cứu đã tìm ra rằng chất này ở liều cao co thể gây suy thận hóa học. Ở trạng thái cô đọng, chất này rất độc cho những động vật sống dưới nước và có thể gây hậu quả xấu đến hệ sinh thái dưới nước.
Sodium hydroxide (được biết đến như nước giặt quần áo và soda ăn da) : trong nước rửa lò nướng, nhà tắm, nước khử trùng, nước lọc ống nước và rửa bồn toilet. Chất này có tính bào mòn cao, có thể làm bỏng mắt, da và phổi và gây kích thích đến hệ thống hô hấp. Tiếp xúc nhiều với chất này trong không khí có thể dẫn đến loét ống mũi và da bị kích thích kinh niên. Nếu bị thải ra ở số lượng lớn, chất này có thể làm thay đổi nồng độ PH trong nước. Vào năm 2005, một lượng lớn sodium hydroxide bị rỉ vào sông Cheakamus phía bắc Squamish, B.C. đã giết chết hầu như tất cả cá ở sông.
Sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium laureth sulfate: (SLES) trong xà phòng rửa bát, nước giặt quần áo, nước rửa toilet, bồn toilet và các loại mỹ phẩm có bọt. SLS là chất gây kích thích da và Canada đã phân loại sơ bộ chất này vào hàng độc hại cho môi trường. SLES là dạng cồn ethoxylated của SLS nên đỡ độc hơn. Tuy nhiên, quá trình cồn hóa có thể mang lại 1,4-dioxane, một chất có thể gây ung thư cho người tồn đọng trong môi trường.
Triclosan: trong nước rửa bát và khử trùng cũng như trong các sản phẩm vệ sinh trong nhà khác. Chất này độc và bị nghi ngờ gây rối loạn nội tiết mà có thể bắt chước hoặc can thiệp vào chức năng của hooc môn. Liên minh châu Âu đã phân loại triclosan vào hàng kích thích da và mắt và độc hại đối với động vật dưới nước có thể gây hậu quả xấu lâu dài đối với môi trường dưới nước. Triclosan cũng có thể phản ứng trong môi trường để hình thành dioxin độc hại và có thể tích tụ dưới dạng sinh học. Triclosan là chất chống khuẩn và đã có lo ngại rằng dùng quá nhiều chất này trong các sản phẩm tiêu dùng có thể góp phần hình thành nên các loại vi khuẩn có khả năng đề kháng, do đó giới hạn các phương pháp trị liệu các bệnh nhiễm khuẩn. Hội Y Học Canada đã kêu gọi lệnh cấm đối với các sản phẩm tiêu dùng chống khuẩn.
Trisodium nitrilotriacetate: trong nước rửa phòng tắm và có thể bột giặt. Chất này đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Thế Giới xếp hạng có thể gây ung thư cho người. Nhiều liều nhỏ của chất này cộng lại trong môi trường góp phần tạo nên sự độc hại. Trong hệ sinh thái dưới nước, chất này có thể làm các kim loại nặng trong bể trầm tích hòa tan và nhiều loại kim loại này độc hại cho cá và các động vật hoang dã khác.
Lời khuyên dành cho người tiêu dùng khi lựa chọn bột giặt và nước lau rửa vệ sinh dành cho gia đình.
Khi lựa chọn các loại nước rửa vệ sinh và bột giặt quần áo … bạn nên chú ý đến thành phần trong sản phẩm. Thông thường, các sản phẩm tốt trước hết sẽ ghi rõ ràng các thành phần ở nhãn mác. Tiếp theo, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, có tên gọi đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu hơn là các tên hóa học dài và phức tạp. Đặc biệt, bạn nên tránh những sản phẩm có các chất hóa học độc hại như kể trên. Dù sản phẩm nào đó có thể “làm sạch” những thứ bạn đang cần lau rửa, nhưng nó cũng có thể gây độc hại cho sức khỏe của bạn trước mắt và lâu dài mà bạn vô tình không để ý đến. Đối với các sản phẩm không đề thành phần, các bạn càng nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
Tôi thì không rành lắm nhưng chỉ biết thông tin để chia sẽ rằng nếu tay lỡ có bị chảy máu thì đừng nên rửa chén dĩa hay giặt đồ vì trong xà phòng hay chất tẩy rửa có một loại hoạt chất tẩy mạnh nếu bị chất này vô máu sẽ rất nguy hiểm.
Anh đã đọc một nghiên cứu về vấn đề này của trường ĐH Havard, và các nhà khoa học ở đó nói rằng nước rửa bát độc hơn. Em có thể vào trang web của trường đó để đọc nhé.
Theo mình biết thì tất cả các loại nước rưa bát và bột giặt trên thị trường hiện nay đều là hóa chất và chắc chắn có gây hại cho sức khỏe con người, động vật và môi trường. Tuy nhiên, có 1 số ít sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, thân thiện với môi trường và sức khỏe, nên nếu có thể mọi người hãy tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm đó để bảo vệ sức khỏe cả nhà chúng ta.