1. Ấm đun nước luộc khoai lang xong, phía trong ấm không cần rửa, sau đó đun nước sẽ không bị tích cặn. Ấm cũ cũng có thể lấy cặn và chống cặn như trên.
2. Ấm đun nước bằng nhôm cho nước vào đun sôi, cho một thìa nhỏ sôda vào, đun sôi vài phút sẽ không còn cặn.
3. Ấm đun nước luộc trứng vài lần sẽ không còn cặn.
4. Vỏ khoai tây đun với nước sôi khoảng 10 phút có thể làm sạch cặn
5. Đun ấm không có nước cho nóng lên, đến khi nghe trong ấm có tiếng lục bục thì lấy ra nhanh chóng cho nước lạnh vào, hoặc lấy vải bọc quanh vòi ấm và tay nắm, hai tay nắm chặt thả vào trong nước lạnh. Làm 2 -3 lần, cặn gặp nóng nở ra còn thành ấm co vào, nhờ đó cặn rơi ra.
6. Cho vài thìa dấm vào, đun nước sôi lên, cặn sẽ sạch
7. Trong ấm cho vào một cái khẩu trang sạch, đun nước cặn sẽ bám vào đó.
8. Trong ấm nước cho một miếng sắt từ, khi đun nước sẽ khiến những miếng cặn dày ở đáy tự động nứt và tách ra, rất dễ lấy ra.
9. Cơm, canh mì cho đầy vào ấm có nhiều cặn tích tụ (không đầy cho thêm nước), cho càng đặc càng tốt. Qua vài ngày hỗn hợp lên men, cặn trong ấm sẽ dần bị bóc tách ra. Thời gian càng lâu hiệu quả càng cao. Cách này vừa đơn giản vừa an toàn. Cũng có thể dùng cách này để làm sạch cặn trong phích nước.
10. Dùng nồi hoặc ấm luộc khoai lang xong, vớt khoai lang ra ngoài, giữ nước ở trong ấm từ 8 - 12 giờ. Cặn ở trong ấm hoặc nồi sẽ bong sạch