Binh
Trả lời 15 năm trước
Bóng đèn pha ô tô chia làm ba loại chính:
- Bóng đèn dây đốt truyền thống sử dụng phương pháp đốt nóng dây điện trở Vonfram trong môi trường chân không hay khí trơ. Bóng đèn cấu trúc hai sợi đốt đặt ở các vị trí khác nhau, tạo nên các trung tâm phát sáng khác nhau. Các tia sáng đập vào gương phản quang chiếu ra phía trước tạo nên khả năng chiếu sáng vùng trước của xe. Khi các tâm phát sáng khác nhau các tia sáng phản xạ sẽ khác nhau và tạo nên các chế độ chiếu xa (pha) và chiếu gần (cốt). Do các dây đốt khá dài và phát sáng trong môi trường khí trơ nên nhiệt độ không cao, cường độ phát sáng nhỏ, tuổi thọ thấp.
- Bóng đèn Halogen cũng sử dụng dây đốt điện trở nhưng sợi đốt nằm trong buồng khí gaz halogen. Buồng khí halogen có thể là buồng lớn hay buồng nhỏ. Việc sử dụng khí halogen cho phép nhiệt độ đốt sáng của bóng đèn cao hơn và như vậy cường độ phát sáng của đèn cao hơn loại bóng đèn dây đốt truyền thống.
- Bóng đèn Xenon là loại bóng đèn dùng tia hồ quang phóng điện giữa hai cực điện, trong môi trường khí Xenon (Xenon-gaz), còn gọi là bóng đèn Litronic. Bóng đèn dùng cường độ dòng điện nhỏ và có khả năng tạo nhiệt độ rất cao do vậy cường độ chiếu sáng lớn. Do cấu trúc đòi hỏi hai cực điện do vậy chỉ có một điểm phát sáng. Trên ô tô con cường độ chiếu sáng lớn nhất có thể lên tới gần 400 m, đáp ứng cho các loại ô tô có tốc độ cao trên 200 km/h. Việc chuyển chế độ pha cốt thực hiện nhờ một cụm vi mạch hiệu chỉnh khoảng cách chiếu sáng và cường độ chiếu sáng.
Cấu trúc (xem trên hình vẽ) của bóng đền Halogen H4 và bóng đèn Xenon (Litronic) kết hợp với chụp đèn cho phép tối ưu khả năng chiếu sàng trên đường .
Phụ thuộc vào các loại bóng đèn khác nhau đòi hỏi chụp đèn phải phù hợp cao về sự phân bố tia sáng hạn chế gây tác hại cho ô tô đi ngược chiều, đặc biệt khi sử dụng bóng đèn loại Xenon. Vấn đề chỉ thay bóng Xenon vào đèn pha loại truyền thống và Halogen sẽ có tác động xấu đến khả năng an toàn giao thông.