Bạn tham khảo 1 số cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh dưới đây nhé.
Tủ lạnh cần để chỗ thông gió, thoáng mát. Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC.
Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu cứ giữ mãi ở khoảng trên dưới 5oC, so sánh với để ở 8oC thì vào mùa nóng điện phải hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18oC thay cho –22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện.
Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –1oC, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3oC, Với hoa quả và rau xanh là 5oC.
Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
* Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, làm tăng thời gian hoạt động của bộ phận nén, do đó làm hao điện và làm các chi tiết bị mài mòn hơn.
Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.
* Khi đồ ăn được mua về với số lượng lớn, bạn hãy chọn một ít cho vào buồng lạnh. Khi lấy thực phẩm ở buồng giữ lạnh ra dùng, bạn hãy mang đồ ăn đã kết đông từ buồng đông lạnh chuyển xuống buồng giữ lạnh. Nếu đồ ăn này vẫn chưa dùng đến lại cho trở lại buồng đông lạnh. Cứ làm như thế nhiều lần, buồng giữ lạnh không cần nhờ vào sự hoạt động của thiết bị chế lạnh cũng giảm được nhiệt độ.
* Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát. Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn.
* Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.
* Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.
* Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
Chỉ nên chọn những loại tủ lạnh có kích thước phù hợp nhu cầu (đối với gia đình 4 người nên chọn loại 120 đến 180 lít), loại tủ có nhiều cửa như ngăn đông, ngăn mát, ngăn rau, có cửa đển lấy nước uống, và đá viên.
Tủ lạnh phải được đặt ở nơi thông thoáng, vách tủ phải cách tường ít nhất 10cm, tránh xa các nguồn sinh nhiệt, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp, tránh môi trường quá ẩm.
Để giảm tiêu hao điện năng không nên mở nhiều lần khi tủ đang hoạt động và không mở lâu quá mức cần thiết. Cài đặt nhiệt độ các ngăn vừa phải phù hớp với tính chất thực phẩm, tránh đặt ở mức lạnh nhất. Tránh để thức ăn còn nóng vào trong tủ.
Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không đặt thực phẩm che lấp cửa cấp và cửa hồi gió. Mỗi tháng bạn nên làm vệ sinh cho tủ bằng cách: ngắt điện tủ lạnh, đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ. Dùng nước xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn sau đó dùng nước ấm tráng lại và lau khô bằng khăn bông sạch. Bằng cách tương tự bạn cũng vệ sinh cho các khay và giá đỡ. Mở cửa tủ trong suốt thời gian làm vệ sinh.
Nên làm sạch đồ ăn trước khi cho vào tủ. Thực phẩm cho vào tủ cần phải bọc trong túi ni lông hoặc đựng trong hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ. Tránh mùi thức ăn bay ra tủ tạo mùi hôi khó chịu. Nếu không may tủ có mùi hôi có thể dùng vở quýt tươi đem rửa sạch lau khô đặt vào nhiều nơi trong tủ. Sau 3 ngày mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ hết. Hoặc dùng chè khô đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ cũng sẽ khử được mùi.
Giải pháp tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28-6 có đăng mục tư vấn “Làm thế nào để tiết kiệm điện cho tủ lạnh”. Đến nay, báo đã nhận được rất nhiều thông tin của bạn đọc muốn tìm hiểu rõ hơn các kỹ năng sử dụng tủ lạnh sao cho tiết kiệm điện nhất. Chúng tôi đã trao đổi và được ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty Điện lực TPHCM), cho biết:
Cố gắng tránh không mở tủ lạnh trừ trường hợp thật cần thiết, vì khi mở, tủ lạnh sẽ cần nhiều điện năng hơn để hoạt động. Khi chuẩn bị nấu nướng, nên lấy một lần tất cả những thứ cần cho nấu nướng, không lấy lắt nhắt để giảm hao điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3-60C; đối với chế độ đông lạnh thì để ở mức từ (-15)độC đến (-18)độC.
Chú ý kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều; nên đặt tủ lạnh nơi thoáng gió, vì trong môi trường nhiệt độ cao, bí gió sẽ làm chậm quá trình tản nhiệt, điện tiêu hao sẽ lớn.
Không đặt tủ lạnh gần các vật phát nhiệt (bếp gas, bếp lò...) hay ánh nắng mặt trời chiếu vào để tránh thất thoát năng suất lạnh, hao điện (kết quả đo mức tiêu thụ điện của tủ lạnh ở trong phòng 160C thấp hơn tủ lạnh để trong phòng 250C đến 30%). Nếu tủ không có hệ thống xả đá tự động hãy xả đá thường xuyên, ít nhất mỗi tuần một lần, vì khi có một lớp nước đá hình thành, tủ lạnh sẽ tốn nhiều điện hơn để vận hành.
Riêng đối với thức ăn, phải để nguội thức ăn bên ngoài trước khi cho vào tủ lạnh, nó không làm hỏng thức ăn khác đã lạnh mà lại đỡ hao điện. Không xếp thực phẩm vào các ngăn tủ lạnh quá dày hay quá đầy, mà giữa các đồ vật phải có kẽ hở để tạo thuận lợi cho việc đối lưu của không khí trong tủ lạnh; các khay, hộp đựng thức ăn bằng nhựa có ưu điểm nhẹ, rẻ, vệ sinh nhưng những vật dụng này hấp thụ nhiệt chậm nên tốn điện.
Để đồ ăn vào khay, hộp nhôm hay inox sẽ hấp thụ nhiệt độ tốt, làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện hơn. Thực phẩm cho vào túi ni lông kín rồi hãy cho vào tủ để hơi ẩm khỏi thoát ra tủ, làm tiêu hao điện năng.
Mỗi năm nên lau bụi bặm phía sau tủ lạnh vài lần để tạo thông thoáng cho quá trình tản nhiệt