Mua lò vi sóng loại nào tốt ?

dp
dp
Trả lời 14 năm trước

Nhà mình cũng định mua một cái. Mình tìm đọc về lò vi sóng rất nhiều, có một số lý thuyết và kinh nghiệm của các gia đình khác (tổng hợp trên diễn đàn vật dụng gia đình) sau đây muốn chia sẻ với bạn:

+ Đầu tiên thì mình cũng định mua loại rẻ như Blacker (model BMG20 thì có 1 triệu, model BMM17 thì có 800k, bán đầy ở Metro và BigC). Hãng này của Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu về bán. Nói chung hình thức ở mức tạm được. Nhưng sau khi tìm hiểu thì được bán lò vi sóng là thiết bị có nguy cơ (xin nhắc lại là có NGUY CƠ) gây hại đến sức khỏe nhất trong tất cả các đồ dùng gia đình. Vì nếu lò không kín thì lọt sóng ra ngoài, gây hại đến sức khỏe người đứng gần. Nhất là lúc cứ ghé đầu vào nhìn xem thức ăn chín chưa là lúc sóng tấn công vào đầu và não ác nhất. Khi đọc xong tài liệu này thì mình ra ngay BigC xem xét kỹ lò của Blacker. Thấy không yên tâm với anh Tàu này lắm. Cảm giác là không chắc chắn bằng mấy hãng khác. Chả biết vật liệu của nó có chắn sóng tốt không. Thế là mình cạch, dù giá rất mềm.

Nhà mình cũng định mua một cái. Mình tìm đọc về lò vi sóng rất nhiều, có một số lý thuyết và kinh nghiệm của các gia đình khác (tổng hợp trên diễn đàn vật dụng gia đình) sau đây muốn chia sẻ với bạn: + Đầu tiên thì mình cũng định mua loại rẻ như Blacker (model BMG20 thì có 1 triệu, model BMM17 thì có 800k, bán đầy ở Metro và BigC). Hãng này của Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu về bán. Nói chung hình thức ở mức tạm được. Nhưng sau khi tìm hiểu thì được bán lò vi sóng là thiết bị có nguy cơ (xin nhắc lại là có NGUY CƠ) gây hại đến sức khỏe nhất trong tất cả các đồ dùng gia đình. Vì nếu lò không kín thì lọt sóng ra ngoài, gây hại đến sức khỏe người đứng gần. Nhất là lúc cứ ghé đầu vào nhìn xem thức ăn chín chưa là lúc sóng tấn công vào đầu và não ác nhất. Khi đọc xong tài liệu này thì mình ra ngay BigC xem xét kỹ lò của Blacker. Thấy không yên tâm với anh Tàu này lắm. Cảm giác là không chắc chắn bằng mấy hãng khác. Chả biết vật liệu của nó có chắn sóng tốt không. Thế là mình cạch, dù giá rất mềm.
Không như bếp ga, rò ga là mình ngửi thấy ngay, bếp điện rò điện là bị giật (tức là mình biết để mà sửa chữa), lò vi sóng mà rò sóng thì cứ âm thầm tấn công chủ nhà, mình chẳng biết mà tránh. Sợ lém!

Cách thử lò có bị rò sóng không thì giới thiệu ở phần sau.

+ Khi kê lò vi sóng trong bếp thì bạn nên dành cho nó một góc khuất, tránh xa các đồ điện tử khác và nơi mình ít đi tới. Khi nó họat động, càng ít đến gần nó thì càng tốt. Nhà mình đang nhắm để nó ra ngoài ban công, muốn hâm thức ăn thì chạy ra đó, còn hơn là trong bếp.

+ Bây giờ thì mình chuyển sang ngắm các anh liên doanh và nhập khẩu có tên tuổi một chút, như LG, Sanyo, Panasonic, Homepro (Thái), Wirlpool (Trung ương Trung Quốc). Trong đó anh LG có ưu điểm là bảo hành lâu nhất 2 năm, hình thức cũng ổn. Giá cả thì trên 1 triệu một tí, chấp nhận được.

+ Dùng lò vi sóng thì bạn không được để thịt nguột, xúc xích vào làm nóng nhé vì các loại thức ăn này đặc biệt dễ gây ung thư khi cho vào lò vi sóng. Lý do là những thực phẩm này chứa nhiều nitrit. Nếu được đun bằng lò vi sóng, nitrit sẽ trở thành các nitrosamin - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.

+ Cách thử lò vi sóng có rò không là bạn dùng cái đài của các ông già hay nghe ấy. Cho lò họat động và bật đài, để cách lò khoảng 5cm, dò đài theo dải tần số của sóng. Nếu nghe thấy tiếng lạo xạo là sóng đã rò ra ngoài. Tiếp tục đưa đài ra cách xa lò khoảng 1 mét, nếu vẫn thấy lạo xạo tức là lò đã rò sóng rất mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, sách nói vậy mà mình có thắc mắc là tần số sóng của lò là 2450 MHz thì làm sao đài lên được mức ấy? Hay là sách này của tây nên nó dò được, còn đài của mình thì chỉ hơn 100 Mhz. Bạn nào biết thì giải thích giùm nhé.

+ Các gia đình dùng lò đều khuyên là không cần có chức năng nướng (nếu lò đã có thì mình mua cũng chẳng sao) vì nướng bằng lò không hiệu quả bằng lò nướng chuyên dụng. Lò vi sóng nướng thức ăn kém hơn hẳn, không ngon bằng lò nướng. Ví dụ là bạn thấy mấy loại điện thoại kèm chụp ảnh ấy, chụp chơi thôi chứ làm sao bằng anh máy ảnh xịn. Nói chung nên mua chuyên dụng hơn là mua đa năng. Chả thấy anh đa năng nào tốt cả.

fh
fh
Trả lời 14 năm trước
Sự thật về lò vi sóng


Đồ nhựa dùng cho lò vi sóng có thực sự an toàn? Thực phẩm được nấu chín bằng lò vi sóng có đảm bảo vệ sinh? Nấu ăn bằng lò vi sóng có làm mất chất dinh dưỡng?... Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời qua phần giải đáp của các nhà khoa học Mỹ dưới đây:

1. Lò vi sóng không làm thực phẩm nhiễm phóng xạ

Quan niệm này thậm chí đã tạo ra một cụm từ mới “bữa ăn hạt nhân” nhưng thực chất lò vi sóng không làm thực phẩm bị nhiễm phóng xạ hay tạo ra bất kỳ phản ứng hạt nhân nào.

Bởi lò vi sóng là kết quả của việc ứng dụng sóng viba (sóng vô tuyến điện - sóng điện từ). Tia X và các phản ứng hạt nhân có sức mạnh hơn sóng viba hàng triệu lần. Nếu bạn làm nóng món thịt bò nướng bằng phản ứng hạt nhân thì nó sẽ không chỉ bốc hơi mà còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của hàng xóm nhà bạn.

2. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng đồ nhựa là vô hại cho sức khỏe

Việc đun nóng thực phẩm đựng trong đồ nhựa chắc chắn sẽ làm gia tăng cơ hội để các chất hóa học thôi nhiễm vào thực phẩm. Ngay cả khi các đồ nhựa này không chứa các chất độc thì nó cũng có thể bị nấu chảy, dẫn tới hiện tượng cháy.

Hãy xem ghi chú “microwave safe” (an toàn với lò vi sóng) hoặc các biểu tượng lò vi sóng bé xíu trên các đồ nhựa. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm FDA cho biết những đồ nhựa sử dụng được trong lò vi sóng vẫn thôi nhiễm một lượng nhỏ chất hóa học trong mức cho phép, an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, an toàn hơn vẫn là các đồ dùng làm từ thủy tinh bền chịu nhiệt.

Bạn có thể kiểm tra các đồ đựng bằng nhựa của mình bằng cách đặt các đồ đựng này vào lò vi sóng và cho quay ở nhiệt độ cao trong 30 giây. Nếu vật dụng này trở nên nóng dù không đựng gì ở trong thì đừng nên sử dụng nó.

- Để giảm thiểu các nguy cơ, hãy đứng cách xa lò vi sóng khi nó đang vận hành.

- Luôn lau chùi các cạnh cửa của lò vi sóng để đảm bảo nó luôn được đóng chặt.

- Nếu lò vi sóng nhà bạn sản xuất trước năm 1971 thì hãy đem nó đặt vào viện bảo tàng của gia đình ngay.
3. Nấu ăn theo cách thông thường ít dinh dưỡng hơn là dùng lò vi sóng

Nhiệt độ cao và thời gian nấu nướng kéo dài thông thường sẽ tạo ra sự bay hơi từ các thực phẩm đang nấu và thứ nước này luôn chứa rất nhiều dinh dưỡng. Thậm chí ngay cả khi chỉ chần qua rau thì một số khoáng chất và vitamin cũng đã thất thoát, bị hòa tan vào nước. Sự hao hụt này tất nhiên không làm mất hoặc gây thiếu hụt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhưng nhìn chung, nấu bằng lò vi sóng sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.

4. Nước siêu nóng có thể dẫn tới hiện tượng “phun trào”

Hiện tượng này thường diễn ra khi nước được đun sôi tới 212 độ C. Một túi nước siêu nóng có thể sẽ đội lên từ dưới bề mặt, phun cao như hiện tượng núi lửa phun trào.

Hiện tượng này không diễn ra khi nước đang sôi mà chỉ xảy ra khi bạn đổ nước ra cốc hay thêm một số chất lạ (cà phê, trà, đường) thì cột nước này mới phun lên khỏi bề mặt, gây hậu quả khôn lường.

Rất may là hiện tượng này cực kỳ hiếm gặp. Nước siêu nóng thường xuất hiện khi bạn đựng nước để đun trong một cái cốc quá sạch, chẳng hạn như cái cốc vừa được lấy từ máy rửa bát ra.

Để giảm nguy cơ này, bạn hãy thêm 1 chút cà phê hay trà vào cốc trước khi cho vào lò vi sóng. Bạn cũng có thể cho một cái thìa dùng được trong lò vi sóng vào cốc nước bạn muốn đun nóng. Khi lò vi sóng kết thúc chương trình đun, hãy dùng thìa khoắng lên 1 cái.

5. Thực phẩm và chất lỏng không nóng đồng đều khi dùng lò vi sóng

Trái ngược với quy luật đun nấu thông thường, lò vi sóng không làm nóng thực phẩm từ phía bên ngoài mà làm nóng theo điểm, kết quả là dẫn tới những vị trí nóng, lạnh khác nhau trên thực phẩm.

Một cái thố hình tròn sẽ rất hữu ích trong việc làm nóng đều thực phẩm vì bản thân chiếc đĩa trong lò vi sóng khi vận hành cũng sẽ quay tròn như bánh xe.

Việc làm nóng không đều giải thích tại sao bạn không thể giết chết tất cả các vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm vì chúng vẫn sẽ tồn tại ở những điểm mát hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng là không hề an toàn. Nhiệt độ cao có thể sẽ tập trung ở 1 số khu vực và gây bỏng miệng hoặc họng của trẻ. Tương tự, việc làm nóng các hũ mứt ăn liền dành cho trẻ bằng lò vi sóng có thể sẽ khiến trẻ rùng mình vì những vị trí bị lạnh, bước sóng không tới. Vậy nên, cách tốt nhất là hãy đổ thực phẩm ra đĩa trước khi làm nóng và hãy quấy kỹ, nếm thử trước khi cho bé ăn.

6. Nguy cơ từ lò vi sóng là rất ít

Một nghiên cứu chưa được kiểm chứng cho biết tác động lâu dài của lò vi sóng lên sức khỏe con người. Tuy nhiên, kể từ khi lò vi sóng được sử dụng rộng rãi từ thập kỷ 70 tới nay, nó được mặc nhiên thừa nhận là tạo ra rất ít nguy cơ bởi đa phần thực phẩm cho vào lò vi sóng đều đã qua chế biến thông thường.

FDA rất nỗ lực để đưa ra tiêu chuẩn về bước sóng an toàn nhằm hạn chế tối đa những tác hại từ lò vi sóng. Kết quả là lò vi sóng làm sau năm 1971 luôn được hạn chế ở mức 5milliwatt bước sóng/cm2 thực phẩm. Theo FDA, mức này hoàn toàn vô hại với sức khỏe con người.