Bé nhà em mới sinh được 10 ngày tuổi nhưng hay khóc về đêm

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Trẻ cứ đến đêm hay khóc to và liên tục nhiều đêm, thậm chí khóc thâu đêm và đến sáng lại thôi, bệnh này hay thấy ở trẻ sơ sinh, dân gian còn gọi là khóc dạ đề. Đông y cho rằng nguyên nhân bệnh này gồm 4 loại: tỳ hàn, tâm nhiệt, kinh hãi và tích trệ. Nói chung sức khỏe của trẻ vẫn tốt và không liên quan gì đến thời tiết.

Bài thuốc dân gian: Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề thường do hàn hoặc nhiệt.

- Do hàn: Trẻ khóc đêm nhiều, mặt xanh, chân tay lạnh, bỏ bú, bụng đầy, đặc biệt tỳ vị lạnh. Ban đêm thuộc âm, âm thịnh thì tỳ tạng bị lạnh. Vì tỳ ưa ấm, ghét lạnh, nên tỳ lạnh thì dẫn đến bụng đau, làm cho trẻ khóc về đêm nhiều và khi khóc thì cong lưng lên vì bụng đau.

Bài thuốc: Bố chính sâm (tẩm gừng sao) 4g, bạch truật (tẩm đất vàng sao) 4g, cam thảo nướng 2g, gừng tươi 1 lát, sắc uống.

- Do nhiệt: Nguyên nhân do tâm thụ nhiệt. Tâm giữ chức quân hỏa, chủ huyết. Can tàng huyết. Đêm ngủ thì huyết trở về can. Vì tâm hư nên hỏa xung đốt, buồn bực không yên sinh ra khóc nhiều.

Bài 1: Xác con ve sầu (thuyền thoái) từ 7-9 con, ngắt bỏ đầu, chân, thêm hai ngọn kinh giới, cho vào chén con nấu cách thủy hoặc hấp cơm lấy chút nước cho trẻ uống.

Bài 2: Hoàng đằng 4g, lá tre gai 4g, gừng tươi 1 lát, bố chính sâm 4g, cam thảo 1g, sắc uống.

Bài 3: Thạch xương bồ tươi 10g giã vắt lấy nước cho uống.

Bài 4: Hạt bìm bìm đen 4g, tán nhỏ hòa với nước cho uống.

Bài 5: Thanh đại 1-2g tán nhỏ hòa với nước cho uống.

Bài 6: Xác ve sầu 1-2 con (ngắt đuôi và chân), lá bạc hà 1-2g, hai thứ nghiền nát cho vào chén con, hấp cơm lấy nước nhỏ vào miệng cho trẻ.

Ngoài ra có thể sử dụng một số bài thuốc sau:

Bài 7: Xác ve 3g, bạc hà 1,5g, bấc đèn 1,2g, sắc uống ngày 2 lần.

Bài 8: Bột trân châu 1g, sữa 15g trộn đều, chưng cách thủy, chia 2 lần uống hết, uống liền trong 3-5 ngày.

Bài 9: Chu sa 0,3g, sữa 15ml, trước tiên nghiền chu sa thành bột rồi trộn với sữa uống hết, ngày 1 lần, uống liền trong 3-5 ngày.

Bài 10: Mộc hương 4g, thuyền thoái 5g, xuyên sơn giáp (nướng) 3 cái, đương quy 4g, cỏ mọc bờ giếng 4g. Đổ 1 bát nước sắc còn 1/3 bát, trộn với chu sa cho uống từng thìa (riêng mộc hương chỉ mài với nước thuốc uống chứ không sắc).

- Nếu trẻ khóc cả ngày lẫn đêm, dùng bài thuốc sau:

Bài 11: Nhũ hương 6g, mộc dược 6g. Sắc đặc lấy nước mài với mộc hương cho uống.

Bài 12: Hạt cải bẹ (la bạc tử) 10g (sao), sắc uống.

Một số cách chữa bên ngoài:

- Chu sa 3g, lấy một tờ giấy mỏng, trên mặt quét lớp hồ, rắc bột chu sa lên mặt hồ, rồi buộc dưới hai bàn chân.

- Lá chè nhai nát rồi buộc vào rốn, dùng cho loại tỳ hư.

- Hạt dành dành núi 1 hạt, nghiền thành bột, bột mỳ 9g, rượu trắng 5ml, tất cả trộn, nặn thành viên, buộc vào động mạch đập ở cổ hai tay (mạch quay) sau 24 giờ tháo ra, dùng cho loại tâm nhiệt.

- Ngô thù du 10g, ngũ bội tử 15g, chu sa 5g, bột gạo 15g, tất cả nghiền bột trộn thành hồ, buộc vào hai lòng bàn chân, ngày 1 lần dùng chữa cho loại sợ hãi.

Một số điều cần biết:

Khi trẻ khóc trước hết cần quan sát tỉ mỉ, tìm ra nguyên nhân làm trẻ khóc (như đói khát, nóng bức, bế con quá chặt, muỗi cắn, sưng rốn, giun ngứa hậu môn, tắc mũi...) để nhanh chóng xử lý.

Buồng ngủ phải sạch sẽ, yên tĩnh.

Bình thường không được dọa nạt trẻ, tránh gây căng thẳng cho trẻ.

Chú ý cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, dễ tiêu hóa.

Một số điều cần tránh:

Trẻ khóc đêm không nên lạm dụng thuốc an thần.

Trẻ không biết nói, nếu trẻ có bệnh gây khóc thì phải đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, tránh hiểu sai về bệnh tình mà xử trí sai.

Trẻ khóc đêm không nên cho ăn kẹo sôcôla, bột cacao, vì kẹo và thức uống trên có tác dụng kích thích không có lợi cho bệnh của trẻ.

Bệnh còi xương từ xưa đã được coi là bệnh phiền toái bất an (trẻ khóc đêm kèm theo ra mồ hôi, nhất là trên đầu, dưới gối là mảng tóc rụng...) nên các bậc cha mẹ cần lưu ý đến chế độ nuôi dưỡng trẻ.

ha
ha
Trả lời 11 năm trước
Đối với trẻ tuổi nhũ nhi, tình trạng quấy khóc ban đêm không phải tự nhiên mà có. Theo BS Đình Thạc, BV Nhi đồng 1, khi trẻ quấy khóc có thể nghĩ đến 1 trong 16 lý do sau:

1. Trẻ bị đói

Chính đói là lý do khiến trẻ hay khóc nhất. Thậm chí người lớn cũng khó chấp nhận cảm giác bụng cồn cào. Trẻ bất lực với tình huống này: Nó không thể chờ đợi cũng như không thể hiểu rằng, mẹ cần có thời gian để nấu bột.

“Cẩm nang nuôi con” dạy: cứ khoảng ba giờ cho con ăn một bữa, tình hình cụ thể lại không phải như vậy. Một số trẻ đòi ăn từng giờ, thậm chí nhiều hơn thế nếu trẻ chưa đủ no.

2. Bé đòi bế

Nhiều lúc trẻ khao khát sự gần gũi thể xác hơn cả ăn uống. Vừa cho con ăn mười lăm phút, con đã khóc? Hãy bế bé và nựng bé, đơn giản có thể nó thèm hơi người thân. Lời thiên hạ: "Nuông chiều quá, con sẽ hư" không đúng trong trường hợp này.

3. Tã lót dơ bẩn

Không có gì khó chịu hơn khi phải đầm mình trong “chất thải” của cơ thể. Thêm nữa, làn da mỏng của trẻ sơ sinh đặc biệt mẫn cảm và dễ bị tổn thương. Tự bảo vệ mình trước mọi rắc rối, trẻ “kéo còi báo động”. Nhớ nhanh tay dọn bãi “chất thải” để tránh vi trùng độc hại thâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiết niệu.

4. Vật lạ làm ngứa ngáy

Một số trẻ dễ “dị ứng” với mọi thứ “gồ ghề”. Với đối tượng loại này, gần như tất cả đều có thể là nguyên nhân gây khóc. Nếp nhăn nhô lên của mép gia trải giường, quần áo chất liệu len rậm rạp, tất chân quá chật...

Khi bé đã được ăn no và mặc ấm mà vẫn khóc, hãy chịu khó thử làm nghề "thám tử", có thể sẽ tìm ra nguyên nhân.

5. Nóng quá

Theo các bác sỹ nhi khoa, các bà mẹ trẻ thường giữ con quá ấm. Không hiếm cảnh phòng nóng nực và “mặt trời tý hon” thì đỏ như cà chua, toát mồ hôi vì bị quấy trong “áo đơn áo kép”. Khi trẻ khóc, người trẻ còn nóng hơn! Nếu muốn kiểm tra, hãy sờ cổ bé. Cởi bớt tã lót (quần áo) nếu thấy cổ nóng hoặc vã mồ hôi.

6. Cái gì bốc mùi khó ngửi

Trẻ sơ sinh có cái mũi cực thính. Vì chưa biết bịt mũi, bất cứ mùi gì khó chịu đều có thể làm cho trẻ tức giận. Thế nên hãy bảo vệ trẻ trước mối đe dọa loại này bằng cách không sử dụng các loại bột giặt hương vị quá gắt, không sử dụng thái quá các loại mỹ phẩm. Những lúc dạo chơi với trẻ nên tránh xa đường phố bụi bặm, nhiều phương tiện giao thông cơ giới.

7. Không biết chuyện gì xảy ra

Bé òa khóc khi bế khỏi giường, sau đó khua tay múa chân lăn lộn, quằn quại? Đó là vì bé hoảng sợ do thay đổi tư thế bất ngờ.

Thay vì làm trẻ giật mình, hãy áp người mình vào thật gần bé, thủ thỉ những câu như: “Đến giờ tay tã lót rồi con yêu!” hay vuốt má bé hoặc thơm vào rốn nó. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, trẻ sẽ bình tĩnh và dần tiếp nhận sự thay đổi đang xảy ra.

8. Bé buồn ngủ

Bé không phải lúc nào cũng biết bản thân cần gì. Khi thấy mi mắt rũ xuống và khóc, bạn cần phải quyết định thay bé - đã đến giờ đi ngủ. Cùng với thời gian, người lớn sẽ nhận ra những tín hiệu buồn ngủ do cơ thể bé phát ra.

9. Mệt mỏi

Nếu không buồn ngủ, bé có thể vẫn thích yên tĩnh một lát. Thế nên, nếu như đang chơi đùa vui vẻ, bất chợt bé ủ rũ và... bật khóc thì có thể bé muốn nói: “Trò chơi thật thú vị, nhưng con đã chán ngấy!”.

10. Không thể đại tiện

Trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón mà thường gặp ở trẻ bú sữa bò. Nếu đã lâu trẻ không làm bẩn tã lót thì đó chưa hẳn là dấu hiệu táo bón. Nhưng nếu trẻ khóc và tỏ ra vất vả mỗi khi đại tiện thì gần như chắc chắn bé bị táo bón.

11. Đau bụng

Bé khóc dữ dội, lồng lộn thậm chí làm cho hàng xóm dựng tóc gáy? Nếu đau bụng có kèm co chân và bụng cứng, chắc chắn bé khổ sở vì chứng co thắt ruột. Hãy kiên trì xoa bụng bé, bởi cơn đau có thể còn kéo dài.

12. Hoặc khóc vì lý do nào không rõ

Không dễ nhanh chóng xác định bé đau gì, bởi nó chưa biết nói. Trường hợp bé khóc vật vã và không nguôi cho dù bạn đã hết sức cố gắng dỗ dành, hãy đưa bé đến bệnh viện, hoặc mời bác sỹ đến nhà.

13. Bé bị bệnh

Nếu bé đang ngoan bỗng chốc quấy khóc và không thích chơi đùa, kèm theo sau đó là biểu hiện ho hoặc sổ mũi hay sốt thì cần đưa bé đi khám ngay.

14. Mọc răng

Bé mọc răng thường chảy nước dãi, hay cho tay vào miệng. Và do khó chịu trong miệng nên cũng hay khóc nhè.

15. Cảm thấy mẹ (bố) đang bực bội

Trẻ có khả năng cảm nhận trạng thái tâm lý của người thân. Thế nên, nếu bạn đang bực tức, bức bối vì vấn đề nào đó, trước hết hãy lấy lại thăng bằng. Trường hợp ngược lại sẽ rất khó dỗ con.

16. Bị tắc mũi

Trẻ nhỏ chưa làm chủ kỹ năng thở bằng miệng, thế nên nếu bị tắc mũi sẽ không thể ngủ yên giấc, bỏ bữa. Khóc nhè, bởi quá mệt mỏi.