Mẹ em năm nay 45 tuổi, hay kêu tê buốt và ghê chân răng, nhai khó khăn, nhưng cũng chỉ bị một lúc thôi, lâu lâu mới bị lại. Đấy là bị làm sao, chữa th

Mẹ em năm nay 45 tuổi, răng còn khá tốt và không hề bị sâu răng, nhưng thời gian gần đây em thấy mẹ hay kêu tê buốt và ghê chân răng, nhai khó khăn, nhưng cũng chỉ bị một lúc thôi, lâu lâu mới bị lại, lại còn nói có cảm giác răng lung lay (sau đó chẳng thấy sao). Cho em hỏi như thế có vấn đề gì không ạ? Liệu có cách nào làm hết đau và ghê nữa? Các anh chị giúp em nhé! Em cũng hỏi luôn là nhiều khi bắt đầu ăn một cái gì đó, dù là không rắn hay chua nhưng em vẫn bị ghê răng , buốt lên tận óc, rất khó chịu, làm sao để lúc đó không bị như thế? Em cảm ơn.

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Bạn thân mến,

Với câu hỏi của bạn trước tiên tôi muốn bạn tìm hiểu qua một chút về cấu trúc của răng.

Một chiếc răng có 2 chân, phần chân răng được cắm sâu vào xương hàm còn phần thân răng (có lớp men răng màu trắng phủ bên ngoài) thì mọc ra bên ngoài. Ở chính giữa 2 chân răng và thân răng là thần kinh của răng (tuỷ răng). Răng được giữ trong xương hàm bằng hệ thông dây chằng (màu đỏ bọc mặt ngoài của chân răng).

1. Răng bị ê, buốt khi ăn: Phần men răng và dây chằng đã bị tổn thương (do men bị mòn nhiều và bị viêm quanh răng). Do vậy khi ăn những loại thức ăn có tính chất chua, ngọt, nóng, lạnh, quá cứng hoặc quá dai răng sẽ có cảm giác ghê và buốt. Khi đó lực nhai mạnh, nhiệt độ quá nóng/ lạnh sẽ tác dụng qua lớp men bảo vệ vào phần tuỷ răng sẽ gây nên những cảm giác đó. Như vậy chỉ những khi nào dùng các loại thức ăn như trên hoặc khi vệ sinh răng miệng không tốt thì sẽ bị nhưng cảm giác khó chịu như bạn nói.

2. Bệnh này không nguy hiểm nếu bạn luôn giữ vệ sinh răng miệng tốt, không ăn những loại thức ăn quá chua, ngọt, nóng hay lạnh... Nếu cảm giác ê, buốt xuất hiện liên tục kể cả lúc bạn ăn kiêng thì là đã bị bệnh nặng rồi đó. Khi đó bạn phải đi khám răng và bác sĩ sẽ điều trị tuỷ răng cho bạn (diệt tuỷ răng) thì răng bạn mới hết ê, buốt.