Những loại thuốc cần có trong nhà ngày Tết?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Ngày Tết, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay cảm nhẹ thông thường rất dễ xảy ra do mọi người thường đi chơi nhiều, lơ là chuyện ăn uống hoặc ăn uống quá đà… Vì vậy, tốt nhất là trong nhà bạn nên có sẵn tủ thuốc gia đình, nếu không hãy ưu tiên trữ các loạithuốc dành cho những ngày này như: giảm đau hạ sốt, trị ho, trị tiêu chảy, trị khó tiêu đầy bụng,... phòng khi cần sử dụng. - Thuốc giảm đau, hạ sốt: nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ con (nếu dùng aspirin nên có dòng ghi: “dành cho người lớn”). - Thuốc trị dị ứng đồng thời trị ho: có một số thuốc dạng sirô chứa thuốc kháng histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho người lớn. - Thuốc trị tiêu chảy: nên có gói ORESOL để bù nước và chất điện giải, có loại là chất hấp thu phụ như thuốc chứa than hoạt hoặc smetite, còn thuốc làm liệt nhu động ruột (paregoric, diphenoxylat, loperamid) chỉ nên dùng cho người lớn không nên dùng cho trẻ con. - Thuốc trị táo bón: nếu phân quá khô cứng gây khó đi tiêu có thể dùng dạng thuốc bơm glycerin vào hậu môn, nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc tẩy nhuận kích thích quá mạnh chỉ dành cho người lớn. - Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi (simethicone) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày (domperidone, metoclopramide). Các thuốc nêu trên có thể nhờ dược sĩ ở nhà thuốc hướng dẫn mua và cách sử dụng. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ vài ba ngày, nếu triệu chứng không đỡ, cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần trữ loại thuốc dùng ngoài danhư: Povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước ôxy già (eau oxygénée), cồn 700 …, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai. Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống), nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn. Với những loại thuốc do bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng cần để riêng một nơi và tốt hơn hết là để trong bao bì có ghi đó là loại thuốc gì, dùng như thế nào (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, có điều gì cần lưu ý…). Nơi cất thuốc phải là chỗ thoáng mát, khô ráo, không có ánh nắng chiếu vào. Trong mỗi gia đình, nếu điều kiện cho phép, nên mua hay đóng một cái tủ nhỏ treo lên tường, vách, có khóa để trẻ không mở được. Nếu không, có thể tạm cất thuốc trong ngăn kéo hoặc trong một hộc của tủ lớn. Luôn lưu ý, để dễ tìm, nên sắp thuốc thành ba loại: loại thuốc thường dùng, loại thuốc bác sĩ kê đơn, loại thuốc dùng ngoài và đặt ở ba chỗ khác nhau. Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì, kể cả bảng hướng dẫn sử dụng thuốc. Các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và dán nhãn ngoài, ghi rõ tên thuốc. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi thêm trên nhãn: “NGƯỜI LỚN”. Nếu có hạn dùng phải ghi rõ hạn dùng và thường xuyên theo dõi, thuốc quá hạn phải bỏ đi, thay thuốc mới vào. Các thuốc dự trữ nói trên không chỉ dành cho những ngày Tết mà có thể trữ lâu dài. Trước thềm năm mới, mong mỗi nhà hãy chuẩn bị tốt tủ thuốc gia đình để phòng hờ chứ không mong phải dùng đến thuốc để đón xuân vui vẻ. Theo Phụ Nữ
fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Theo GS.TS Trần Quỵ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, trong tủ thuốc gia đình ngày Tết, tối thiểu phải có những loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc về đường tiêu hóa

Trong ngày Tết, việc ăn uống thường bị đảo lộn, không theo một giờ giấc, chế độ nào, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đường tiêu hóa của bạn. Cùng một lúc, ăn quá nhiều loại thức ăn, kẹo bánh, nước ngọt, rượu bia… có thể khiến bạn bị đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Nếu không có thuốc hỗ trợ, bạn sẽ rất khó chịu.

Do vậy, nên dự trữ một ít thuốc trị đầy hơi, khó tiêu, thuốc tiêu chảy trong tủ thuốc gia đình đề phòng những tình huống do ăn uống.

2. Orezon

Ngày Tết, rất hay xảy ra tình trạng bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn ôi thiu, ăn nhiều loại thức ăn… Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị đi ngoài phân lỏng và khi số thức ăn đó được tiêu hóa hết sẽ không còn bị đi ngoài. Tuy nhiên, nếu bị đi ngoài nhiều, người bệnh sẽ bị mất nước, do vậy, cần được bù lượng nước đã mất bằng orezon.

Cần dự phòng nhiều thuốc orezon đề phòng trong gia đình có nhiều người bị tiêu chảy (do nhiều nguyên nhân, kể cả do ngộ độc thức ăn hay do các nguyên nhân khác). Khi pha orezon phải theo đúng tỉ lệ hướng dẫn ghi trên thuốc tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm giảm tác dụng của thuốc. Cần lưu ý đến hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.

3. Thuốc cảm

Khi bị nhức đầu, sổ mũi mà không có thuốc uống bạn sẽ rất khó chịu. Trong khi đó, ngày Tết, mọi người thường chủ quan đi chơi không đội mũ nón, che khẩu trang… nên rất dễ bị cảm. Cần uống thuốc ngay khi mới có dấu hiệu cảm để bệnh không bị nặng hơn.

4. Những loại thuốc khác

Ngoài những thuốc kể trên, bạn cũng nên dự trữ một vài miếng Urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng để rửa vết thương, vitaminC…

Ngoài ra, bạn cũng có thể dự trữ một số loại thực phẩm nhưng lại có công dụng rất tốt trong điều trị một số bệnh hay gặp. Gừng có tác dụng chữa cảm lạnh rất tốt. Sau khi bị nhiễm lạnh được uống một ly trà gừng nóng sẽ rất tốt cho bạn. Tỏi và gừng cũng có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn tiêu hóa do ăn uống.

Còn với những người bị một số bệnh mãn tính: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… luôn cần phải dự trữ sẵn thuốc. Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng người bệnh cần lưu ý, không được “dễ dãi” trong ăn uống, ăn quá nhiều kẹo bánh, uống rượu bia… khiến huyết áp, đường huyết bị lên đột ngột rất khó kiểm soát.