Hít phải thủy ngân trong cặp nhiệt độ vỡ, có nguy cơ bị ung thư?

Hôm trước do bất cẩn nên tôi có đánh vỡ nhiệt kế. Tôi rất lo lắng. Xin hỏi nếu hít phải thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ, có phải bị ung thư không?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.

Nhiều cha mẹ do bất cẩn, dùng cặp nhiệt độ cho con xong để chúng trên bàn hoặc giường, trẻ nghịch dẫn đến vỡ mà không biết, điều này rất nguy hiểm. Bởi với nhiệt độ trong phòng, thủy ngân rất dễ bốc hơi. Với nhiệt độ càng cao thì thủy ngân bốc hơi càng nhanh, càng nhiều và hình thành hơi Mercury.

Khi cặp nhiệt độ bị vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế sẽ trào ra, hình thành rất nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Những "hạt trân châu" rất đẹp này phải nhanh chóng xử lí ngay nếu không nó sẽ "hòa tan" trong không khí, biến thành hơi Mercury rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.

Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn.

Khi hít phải hơi thủy ngân, nó sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy. Ở khoang miệng còn biểu hiện lợi răng sưng đỏ, niêm mạc bị vỡ và xuất huyết. Số ít còn có hiện tượng mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tình cảm khác thường, không ổn định. Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn). Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ.

Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Cách tránh bị ngộ độc thủy ngân

Thủy ngân rất khó thu dọn. Sẽ rất sai lầm nếu bạn dùng chổi quét hay thu dọn xong lại đổ vào thùng rác hoặc hất ra cửa… Để tránh bị ngộ độc thủy ngân cho tất cả các thành viên trong gia đình, bạn cần phải thận trọng thực hiện thu dọn chúng tuần tự theo những cách sau:

1. Nhanh chóng đưa mọi người trong nhà, nhất là trẻ em sang phòng khác ngay. Đóng cửa phòng lại để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân. Mở cửa sổ, bật quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trong phòng. Tắt điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi để giảm thủy ngân bốc hơi.

2. Thu hết những hạt thủy ngân trên mặt đất bằng cách dùng que bông ướt hoặc tờ danh thiếp (card) hay giấy Pơluya thu gom thủy ngân lại và cho vào lọ thủy tinh có bịt kín. Động tác phải hết sức nhẹ nhàng nhằm tránh các hạt thủy ngân lại phân li, chia thành nhiều hạt nhỏ, không thể thu hồi được.

Có thể rắc một chút bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh và thủy ngân kết hợp thành Mercury sulfide khó bốc hơi, tính chất ổn định sẽ giúp giảm được thủy ngân bốc hơi. Ở gia đình không có bột lưu huỳnh, có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà sống, cũng đạt được hiệu quả như trên.

3. Sau khi thu hồi thủy ngân vào lọ thủy tinh, miệng lọ phải đậy nắp (nút) rồi quấn chặt, bịt kín bằng băng dính và ghi rõ nhãn ở bên ngoài rồi để vào thùng rác phân loại. Hết sức tránh đổ thủy ngân đã thu thập được xuống các cống rãnh thoát nước để tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

4. Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

5. Cuối cùng, phải mở hết cửa để thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thường.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Thủy ngân rất nguy hiểm, dễ hóa hơi ở nhiệt độ phòng, có thể gây vô sinh cho nam giới, vì vậy điều quan trọng nhất là cần nhanh chóng làm cho nó không thể bay hơi. Người ta thường dùng bột lưu huỳnh để xử lý nhưng ở gia đình thì việc này là không thể. Do đó đầu tiên cần lấy giấy mềm hoặc vải che những giọt thủy ngân rơi vãi sau đó dùng lòng đỏ trứng gà phủ lên gom tất cả vào bai nylon, cột chặt và dán nhãn cảnh báo rác thủy ngân để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và mọi người xung quanh. Quần áo cần phải được giặt giống như quy trình bài viết ở trên.
Các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì bây giờ nhiệt kế thủy ngân cũng ít khi được sử dụng, tốt nhất nên dùng nhiệt kế điện tử. Đặc điểm nhận dạng nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế thủy ngân thường không có màu mà chỉ có màu như ánh kim, nếu bị vỡ thì các giọt dung dịch trong nhiệt kế sẽ không bị vỡ ra mà gom tròn lại như giọt nước nằm trên lá sen vậy, các nhiệt kế khác vỡ ra thì giống như nước.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Khi nhiệt kế bị vỡ,thủy ngân rơi ra,nó tồn tại dưới dạng các hạt hình tròn nằm quanh chỗ xảy ra sự cố.Tốt nhất là lấy bột lưu huỳnh rắc lên ,tất cả thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh thành bột sun phua thủy ngân màu đen dễ thu hồi.Thủy ngân bay hơi với áp suất riêng phần 0,001 mm ở điều kiện bình thường.,Thủy ngân có d= 13,55g/cm3 khó bám vào các vật treo thẳng đứng.