"Tôi 32 tuổi, mới xuất hiện cảm giác nóng rát thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, được chẩn đoán loét tá tràng. Bệnh thường có biến chứng gì, có thể gây ung thư không?".
Loét tá tràng là một bệnh rất thường gặp, là một sự phá huỷ cục bộ niêm mạc tá tràng dó các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP. Loét tá tràng xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi trước 60, tần suất gặp ở nam cao gấp hai lần ở nữ và thường có yếu tố gia đình.
Nếu không được điều trị đúng, sẽ các các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá, tuy nhiên với loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hóa. Trong đó chảy máu và thủng ổ loét là hai biến chứng hay gặp nhất.
- Chảy máu: Là biến chứng thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15 - 20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ.
Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên. Thường là chảy máu ẩn và rỉ rả làm bệnh nhân và thầy thuốc khó phát hiện, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiếu máu mạn. Nếu chảy máu nặng sẽ làm bệnh nhân nôn và đại tiện ra máu.
- Thủng ổ loét: Đây là biến chứng đứng thứ hai sau chảy máu, xuất hiện nhiều ở bệnh nhân nam. Biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, sau đó là dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Rất nhiều trường hợp phải mổ khâu lỗ thủng.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sỹ, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang trấn tâm lý, nghỉ ngơi hợp lý.
Để cập nhật thông tin sức khỏe hãy truy cập website www.nhipcausuckhoe.com.vn
Ung thư tá tràng là bệnh khó chẩn đoán hơn các bệnh ung thư khác, vì vậy hầu hết trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, khi thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, chúng ta nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra, tầm soát ung thư:
-Đau: Một trong những dấu hiệu thường thấy của Ung thư tá tràng là thấy khó chịu phần bụng trên hoặc đau âm ỉ, sau khi ăn xong cũng không thấy giảm đau, đôi khi đau nhói ra sau lưng.
– Chán ăn, nôn, buồn nôn: Đây là các triệu chứng điển hình do đường tiêu hoá, chiếm khoảng 30%-40% tỷ lệ mắc bệnh trong ung thư tá tràng. Nếu có hiện tượng buồn nôn nhiều, nôn ra thức ăn là do khối u lớn lên và làm tắc khoang ruột, dẫn đến một phần hoặc cả tá tràng bị tắc nghẽn.
– Thiếu máu, chảy máu: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, chảy máu chủ yếu là hiện tượng đại tiện có máu, đại tiện ra phân màu đen.
– Vàng da: Do khối u làm tắc túi mật nên gây hiện tượng vàng da.
– Sút cân: Sút cân là triệu chứng ung thường gặp của thư tá tràng, nhưng khi có triệu chứng này thì chứng tỏ hiệu quả điều trị không còn tốt nữa.
– U ở vùng bụng: Khi khối u lớn lên hoặc di căn sang các tổ chức xung quanh khác, một số bệnh nhân có thể tự sờ thấy cục u ở bụng.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để điều trị ung thư tá tràng. Dựa vào tình trạng bệnh và vị trí khối u, các bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ đường tá tràng theo từng đoạn.