Bệnh nứt nẻ chân, chữa thế nào ?

Tôi 36 tuổi, mấy năm gần đây chân tôi thường xuyên bị nứt nẻ, nhất là vào cuối đông đầu xuân. Tôi đã bôi thuốc nhưng không khỏi, có đợt nứt nẻ tới chảy máu các đầu ngón chân.

Xin hỏi tôi bị bệnh gì và cần chữa trị thế nào?

Bùi Thị Tố Như

(Quảng Xương, Thanh Hóa)

Áng Mây Chiều
Áng Mây Chiều
Trả lời 13 năm trước

Theo thư bạn mô tả, có thể bạn bị bệnh á sừng nứt nẻ giai đoạn nặng. Bệnh phổ biến nhất khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi, giao mùa. Bệnh thường tập trung ở đầu ngón tay, chân, với biểu hiện da dày lên, có những sọc nứt nẻ.

Đôi khi những vết nứt mạnh đến mức ăn sâu vào thịt, bật máu gây đau xót khi phải tiếp xúc với nước lạnh, kim loại, hoá chất... Vào mùa lạnh, hiện tượng tăng sừng nứt nẻ sẽ tăng lên rất nhiều, khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu.

Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc làm ẩm da chứa urê, axit salicylic... Nồng độ thuốc phải thích hợp với vùng da bị tổn thương. Đồng thời, bạn có thể uống thêm vitamin A liều cao, chất này có tác dụng tốt trên sự sừng hóa, nhất là ở những bệnh da có sẵn như chàm tăng sừng nứt nẻ, da vẩy cá.

Đặc biệt, bạn không nên để chân tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, xà phòng, hoá chất; nên giữ ấm cho chân khi trời lạnh. Tốt nhất bạn nên đi khám lại tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Nứt gót chân không chỉ làm giảm yếu tố thẩm mỹ, mà còn khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu. Để trị dứt điểm chứng nứt nẻ gót chân, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và áp dụng các biện pháp sau đây.

Nguyên nhân:

- Do da bị thiếu nước, dẫn đến vùng da ở gót chân bị khô và nứt nẻ.

- Do việc phải đứng quá lâu cộng thêm với nền nhà thô ráp và gồ ghề.

- Tăng cân nhanh và quá dư thừa cân nặng.

- Do việc mang giày, dép không đúng kích cỡ.

- Do một số loại bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh nấm chân, Eczema

- Ngoài da, nứt gót chân cũng có thể do những nguyên nhân như tuổi tác, thiếu chất, thiếu vitamin và khoáng chất.

Việc khắc phục tình trạng nứt nẻ gót chân, không khó. Đòi hỏi bạn phải có lòng kiên trì áp dụng các cách sau đây:

- Sau khi rửa sạch và lau khô chân, hãy dùng dầu thực vật hydrogenated thoa lên vùng da bị nứt nẻ. Tiếp đó, hãy đeo tất để dầu có thể thẩm thấu vào vùng da thô ráp được dễ dàng hơn. Nên rửa chân vào sáng hôm sau khi thức dậy.

- Nghiền nát trái chuối, rồi đắp lên vùng gót chân. Rửa sạch sau 10 phút.

- Ngâm chân vào dung dịch nước chanh khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nó.

- Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng bạn nên giành khoảng 15 phút để ngâm chân vào nước ấm. Sau đó, lau khô chân và dùng dung dịch một thìa dầu vazơlin trộn với 1 thìa nước chanh, thoa vào vùng gót bị nứt.

Cách làm này không chỉ có hiệu quả điều trị chứng nứt gót chân, mà còn là liệu pháp thư giãn đặc biệt tốt, giúp bạn dễ dàng lấy lại cảm giác thư giãn, thoải mái.

- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng glicerin trộn đều với nước hoa hồng, cũng nhanh chóng đem lại hiệu quả cao.

Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân.

Chính vì thế, bạn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm “chức năng” sau:

- Vitamin: Trong các loại vitamin cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vitamin E. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vât, rau xanh, ngũ cốc, lúa mạch, lạc, các loại hạt.

- Canxi: Tập trung nhiều trong sữa, bơ, sữa chua, sữa dê, sữa đậu nành, canh xương, cá, trái cây, súp lơ.

- Sắt: Có nhiều trong thịt lợn, thịt gà, trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu.

- Kẽm: Bạn có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như thịt gà, thịt cừu, sữa chua, gạo cẩm.

- Chất béo omega-3 axit: Omega 3 axit được tìm thấy trong các loại cá nước lạnh, dầu flax.

Chú ý: Đế nhanh chóng khắc phục tình hình bạn cũng cần lưu tâm thêm một số điều sau:

- Luôn giữ cho đôi chân được khô ráo và sạch sẽ.

- Áp dụng một vài động tác luyện tập cho chân.

- Không nên đi chân trần trên những nền nhà hay mặt phẳng thô ráp, gồ ghề.

- Sử dụng kem dưỡng cho vùng da ở gót chân.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Đọc bài báo nói về nỗi khổ của những người bị bệnh nứt nẻ chân tay vào mùa hanh, tôi chợt nhớ đến căn bệnh ngày trước của bà xã, nay đã được chữa khỏi, nên mạo muội chia sẻ để mọi người tham khảo:

Ngày trước, vợ tôi cũng bị căn bệnh nứt nẻ chân tay hành hạ như các anh chị nhân vật trong bài viết, cũng tìm thầy chạy thuốc khắp trong Nam ngoài Bắc, tốn công tốn của khá nhiều nhưng bệnh hoặc không khỏi hoặc chỉ khỏi một thời gian rồi lại tái phát. Một lần, nghe người quen mách bảo, chúng tôi tới khám tại một phòng mạch đông y tại Tp Pleiku tỉnh Gialai (thầy ở số nhà 16 đường KpaKlơng, phường Hoa lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai ; số điện thoại là 059 3 822641).

Sau khi xem bệnh, thầy thuốc chẩn đoán bệnh của vợ tôi là do chức năng gan gây nên, tức là gan bị nhiễm độc, bị nóng nên phát ra ngoài như vậy.

Thầy thuốc giải thích rằng cuộc sống ngày nay có quá nhiều thứ độc hại xâm nhập vô cơ thể như không khí ô nhiễm, thực phẩm nguy hiểm ... làm cho gan phải làm việc quá sức hoặc cũng bị nhiễm độc. Sau đó thầy thuốc bán cho vợ tôi 20 gói thuốc nam đã tán thành bột về uống trong 20 ngày để giải độc gan và làm mát gan (chỉ có 4.000 đồng một gói - cách uống đơn giản là chỉ cần hòa với nước lọc uống thay nước trà hàng ngày ). Thày thuốc cũng khuyên vợ tôi nên ăn nhiều giá đậu (ngoài Bắc gọi là giá đỗ - cũng có tác dụng làm mát gan và giải độc gan.

Và thầy còn chỉ chúng tôi bài thuốc đơn giản : về lấy một phần lá ổi + một phần lá cây cỏ xước, rửa sạch ( có thể ngâm tí nước muối để rửa cho sạch lá), sau đó vẩy khô lá rồi cho vào cối giã dập đến khi xâm xấp nước. Tiếp theo lấy cái bã đã giã dập xâm xấp nước đó đắp lên chỗ chân tay bị nứt (cả chỗ đang rịn máu), dùng băng gạc bó lại cho thuốc khỏi rớt ra (việc này nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ, bó tới sáng mai thì gỡ ra rồi tối mai lại làm tiếp). Lần ấy, vợ tôi chỉ đắp lá có vài tối, kết hợp với uống thuốc thầy cho mà khỏi dứt đến bây giờ đã mấy năm rồi.

Cây cỏ xước.

Lá ổi thì chắc ai cũng biết, nhưng lá cỏ xước thì có thể nhiều người chưa biết, lá màu xanh hình dạng tròn chứ không dài, cây cao khoảng 40cm-70cm, trên đầu mỗi ngọn nhánh có hoa nở dài rồi cong cong như vòi voi, vào một mùa nào đó những hạt bông trên cành hoa khô lại rất sắc, người đi lỡ vướng phải dễ bị xước chân.

Mong sao chút ít kiến thức thực tế sẽ giúp được mọi người. Nếu còn gì chưa rõ, bà con có thể alô cho tôi theo số điện thoại : 0982229398 , tôi sẽ cố gắng chia sẻ. Xin cảm ơn bà con đã đọc bài viết của tôi, và nếu được hãy tương thân tương ái chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh với tất cả mọi người !

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Tay chân nẻ nứt là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tình hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.

Chữa chứng da tay chân bị nứt nẻ

Xuyên tiêu 10-15 g, sắc, nấu lấy nước để dùng ngâm chân tay ngày 2 lần. Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Không có tủy não lợn, dê thì có thể thay thế bằng mỡ lợn.

Đây là phương thuốc Thâm sư dùng trị tay chân nẻ nứt hiệu quả cao. Xuyên tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn trừ thấp, là loại dược liệu dùng xông rửa chữa trị ngứa ngáy, thấp chẩn trên da dẻ, có thể xúc tiến sự tuần hoàn máu cục bộ ở da làm tán hàn, chữa bệnh nấm ngoài da. Ngoài ra, xuyên tiêu lại hoãn giải được đau nhói. Còn tủy não lợn hay dê hoặc mỡ làm tư nhuận da.

Chữa chứng nóng đau do tay chân nứt nẻ

Chứng này sử dụng phương “Tam vật hoàng cầm thang”, thích hợp với những người có thể chất hơi khát, tay chân nứt nẻ đau nhói, nóng bỏng nhất là về đêm nên có khi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Dược liệu: Hoàng cầm 6 g, khổ sâm 12 g, can đại hoàng 24 g. Cách bào chế và sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống trước bữa ăn, chia 3 lần trong ngày.

Chữa chứng khô ráo, nứt nẻ da thịt ngón tay, hai má

Dùng phương “Ngọc tiết cao” như sau:

Bột nhẹ 12 g, định phấn (bột chì) 12 g, mật đà tăng 9 g. Tán 3 vị thuốc trên thành bột mịn. Lấy hạt nhân trắng trong tạo giác tử rồi dùng nước tương thủy (nước cất), ngâm nở mềm thành dạng cao. Sau đó dùng cao ngâm này trộn đều với bột thuốc đã tán mịn, thấy đặc sệt thành cao là được. Cất dùng dần.

Hằng ngày lấy cao này bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Vị bột nhẹ có thể công độc, sát khuẩn, giảm ngứa và chữa được nhiều loại bệnh ngoài da, chữa lành vết sẹo bị cào xước da. Còn vị định phấn (bột chì) vị cay, tính hàn, có độc nhưng lại làm da nhẵn mịn. Mật đà tăng cũng có chất độc nên không dùng để uống, nhưng có tác dụng làm đẹp, chữa được chứng da bị sạm đen và còn dùng chữa mụn nhọt tiêu sưng độc.

3 vị thuốc trên hợp lại tác dụng tốt cho thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, chữa da dẻ ghẻ lở, nấm. Hạt nhân trắng trong tạo giác tử có tác dụng rất tốt với chứng mụn ghẻ ngoài da, có thể tiêu sưng tán kết; còn tương thủy lại tư dưỡng da dẻ, làm cho da dẻ trắng trẻo.

Trung y cho rằng phương này có thể chữa được da dẻ nẻ nứt, sần sùi hoặc nổi mụn nhọt, nấm ngoài da; đặc biệt trị tốt các loại bệnh ngoài da mạn và cấp tính và làm da trở lại nhẵn mịn, tươi sáng.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước


Có rất nhiều người khi mùa đông đến, ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Để khắc phục tình trạng này theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân nứt nẻ là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tính hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.

Bài 1: Xuyên tiêu 10-15g sắc nấu lấy nước để dùng ngâm chân tay ngày 2 lần. Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nứt nẻ một lớp mỏng (có thể thay thế bằng mỡ)

Bài 2: Đương quy, thược dược, quế chi, tế tận, ngô thù du, táo đỏ mỗi vị 9g; gừng tươi 250g; cam thảo, thông thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả vào ấm sắc chung, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc, uống trước bữa cơm 3 lần một ngày. Bài thuốc này dùng chữa chứng huyết hư bị hàn có nứt da, thích hợp cho những người tay chân hay bị lạnh, sinh chứng nẻ da, đôi khi nửa người dưới có cảm giác lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

Bài 3: Dùng giấm rửa chân, sau đó lấy củ sen nghiền thành bột mịn đắp lên chỗ bị đau để chữa chứng nẻ chân, dùng bã rượu thêm nước rửa ngoài da, dùng giấm đun nóng ngâm, rửa ngoài da. Hoặc dùng nước sắc hoa tiêu ngâm chỗ bị đau để chữa chứng nứt nẻ da. Hiệu quả tốt khi mới mắc chứng nẻ da, chỉ mới có hiện tượng đỏ sưng ngứa.

Bài 4: Cam thảo, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm lượng bằng nhau, một ít dầu ăn, trước tiên dùng nước sắc cam thảo, bỏ bã thuốc, chỉ lấy nước sắc cam thảo để riêng. Đem hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm tán thành bột mịn hỗn hợp, sau đó thêm vào một ít bột nghệ, trộn đều, rồi cho dầu ăn vào bột quấy đều. Dùng nước sắc cam thảo rửa chỗ bị đau, sau đó bôi thuốc lên. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, giải độc giảm đau. Đối với chứng nẻ da máu ứ cục bộ và uất trệ quá lâu, hóa nhiệt lở loét và đau thì hiệu quả chữa trị rõ rệt.

Bài 5: Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g, sắc 3 vị trên, bỏ bã lấy nước dùng uống trước bữa ăn, ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho người, tay chân đau nhói, nóng bỏng do nứt nẻ, đau nhất là ban đêm đến nỗi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Bài 6: Hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, can đại hoàng 24g. Cách bào chế và sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống trước bữa ăn, chia 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này thích hợp với những người có thể chất hơi khát, tay chân nứt nẻ đau nhói, nóng bỏng nhất là về đêm nên có khi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.