Giữ ấm cho cơ thể khi giao mùa như thế nào ?

Thời điểm giao mùa tiết Thu Đông, tôi thường bị chảy nước mũi và bị ù sang cả tai. Nguyên nhân của tình trạng khó chịu này là gì thưa bác sĩ? Duy Tiên (Nam Định).

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Thời điểm giao mùa cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan tới mũi như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính… Bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, khó thở, choáng váng, mất tập trung dẫn đến hiệu quả khi làm việc cũng kém đi ít nhiều.

Thời điểm giao mùa nếu bạn chỉ chảy nước mũi trong đơn thuần thì có thể do bạn bị lạnh hay dị ứng khi thời tiết đang vào độ giao mùa.

Hiện tượng sáng sớm ngủ dậy bạn thường hắt hơi liên tục rồi chảy nước mũi có nhiều khả năng bạn bị dị ứng thời tiết do nhiễm lạnh đột ngột.

Tuy nhiên, nếu chảy nước mũi đặc có mủ kèm ù tai, đau đầu có thể bạn đã bị viêm xoang hoặc viêm tai.

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

Trong trường hợp bạn chỉ bị dị ứng thời tiết và chảy mũi trong đơn thuần, bạn có thể giữ ấm vùng đầu, mặt, mặc quần áo ấm, đi tất, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra đường.

Trước khi ra khỏi giường, nên khoác áo để không nhiễm lạnh đột ngột. Ăn đủ các dưỡng chất và chất đạm, uống nước ấm để tăng cường sức đề kháng. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 3 -4 lần/ngày.

Nếu chảy mũi đặc kèm ù tai, đau đầu, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để chụp xoang, soi tai mũi họng và các xét nghiệm chuyên khoa khác để điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh cho bạn.

Có thể đi bộ thong thả 20 – 30 phút lúc chiều tối, tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu, mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp cơ thể hấp thu tryptophan, một amino axit có lợi cho giấc ngủ. Ngược lại, ăn nhiều thịt, cá có nhiều tyrosin sẽ gây hưng phấn dẫn đến khó ngủ…

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Bạn có thể sử dụng chăn điện để giữ ấm trong đêm nhưng vào ban ngày bạn nên áp dụng những mẹo sau để giữ cơ thể ấm áp hơn.

1. Luôn duy trì trong nhà bạn một nhiệt độ ấm áp bằng cách đóng kín tất cả các cánh cửa có gió lùa.


2. Kiểm tra tủ quần áo của bạn và đảm bảo rằng tủ quần áo mùa đông luôn có những vật dụng cần thiết như các loại áo len, áo khoác, găng tay, khăn quàng cổ, tất, mũ...

Đây là những vật dụng cần thiết để giúp bạn giữ ấm cơ thể mỗi khi ra bên ngoài trời. Bạn không nên đi ra khỏi nhà trong ngày lạnh giá mà không có quần áo ấm áp.


3. Mỗi khi đêm xuống, chắc chắn trong nhà bạn có nhiều chăn đệm ấm. Một chiếc chăn điện mùa đông cũng là gợi ý rất lý tưởng nếu bạn có điều kiện.

4. Nếu như bạn có điều kiện, bạn có thể mua một chiếc máy sưởi để trong nhà cũng sẽ giúp không khí mùa đông trở nên ấm áp hơn.


5. Trong mùa đông, đừng bao giờ bạn bỏ đói cơ thể mà cần luôn ăn đúng cách. Khi cơ thể bạn no, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và giữ cho cơ thể ấm hơn. Hãy ăn những thức ăn khi nóng và các gia vị sẽ giúp cơ thể chống lại thời tiết lạnh giá.

6. Duy trì một nhiệt độ trung bình trong nhà, không nên để nhiệt độ trong nhà quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này sẽ giúp giữ cho các phòng trong ngôi nhà bạn ấm áp hơn.


7. Luôn đảm bảo hệ thống sưởi ấm trong nhà bạn an toàn nhất và có thể dễ dàng phá bỏ khi cần.

8. Vẫn duy trì những bài tập thể dục thể thao như một phần của thói quen hàng ngày sẽ giúp giữ cho cơ thể ấm áp. Bạn nên duy trì luyện tập thể dục thể thao trong suốt mùa đông.

9. Không bao giờ để các thiết bị điện của bạn hoạt động vào ban đêm. Bạn có thể để ti vi và các đồ gia dụng khác về chế độ chờ khi không sử dụng để không phát ra tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và tiền điện mùa đông cũng không bị tăng vọt.


Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Từng bộ phận trên cơ thể cần phải được “đối đãi” khác nhau. Trong đó, có 4 vùng trong cơ thể nhất định phải chú ý giữ ấm.

Mỗi độ tuổisẽ có sức chịu lạnh khác nhau. Hầu hết những người trẻ tuổi, huyết khí dồi dào, khả năng đế kháng và thích ứng với môi trường lạnh lẽo ở bên ngoài khá mạnh, có thể “nhẫn nhịn” được lạnh. Nhưng những người già, thận suy yếu, chịu không nổi sự kích thích và tác động của khí lạnh. Một số người mắc bệnh mãn tính như tim huyết quản hay hen suyễn thì lại càng “nhạy cảm” hơn với khí lạnh. Nếu không chú ý đề phòng thì bệnh sẽ dễ tái phát, gây nguy hiểm cho tính mạng.

1. Vùng bụng

Mặc quần áo hở rốn có thể đẹp nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, không nên mặc như thế vào mùa đông.

Bụng trên nếu bị lạnh sẽ gây ra tình trạng dạ dày không “thích ứng”, thậm chí gây ra đau đớn. Vì thế những người có bệnh dạ dày lại càng phải chú ý.

Bụng dưới bị lạnh thì có hại rất lớn đối với chị em phụ nữ, dễ gây ra đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều. Thế nên nếu là ngày “đèn đỏ” càng phải chú trọng giữ gìn.

2. Vùng chân

Chân là một nơi xa tim nhất trong cơ thể, hành trình máu lưu thông cũng dài nhất. Nhưng chân cũng là nơi hội tụ toàn bộ kinh mạch của cơ thể, vì thế người ta thường nói: “Chân lạnh, toàn thân đều lạnh”.

Nếu toàn thân bị lạnh thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm, các tà bệnh sẽ nhân lúc cơ thể yếu để hùng dũng “tiến vào”.

3. Vùng cổ

Nếu vùng này bị lạnh ở phía dưới, sẽ gây ra cảm lạnh và các chứng bệnh về phổi.

Ở phía trên cổ thì sẽ dẫn đến huyết quản vùng cổ co lại, không có lợi cho việc cung cấp máu cho não.

4. Vùng vai

Các khớp của vai rất yếu, dễ bị lạnh và đau nhức. Vì vậy cần phải chú ý quan tâm đặc biệt.