Làm gì cho người Việt bớt thấp bé?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

So với chuẩn quốc tế, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ tình trạng suy dinh dưỡng (đặc biệt là ở trẻ em).

Người Việt thấp, bé hơn nhiều so với chuẩn quốc tế

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, tầm vóc và thể lực người Việt Nam có sự phát triển rõ rệt so với thời điểm sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, do chậm phát triển so với chuẩn quốc tế nên chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm, thua kém 10,7cm so với chuẩn.

So với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc thân thể của thanh niên nước ta đều thua kém.

Ngoài ra do thiếu vận động nên tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Một nghiên cứu về theo dõi chiều sâu và sự phát triển trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi của Viện Dinh dưỡng trên 218 trẻ Hà Nội đã chỉ ra: mức tăng cân của trẻ em trong 3 tháng đầu không khác gì với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn, nhưng sau đó kém dần. Có 2 thời kì sự thua kém biểu hiện cao nhất: từ 6 - 12 tháng và 6 - 11 tuổi (lứa tuổi tiểu học).

Đây là hệ quả tất yếu của việc không đảm bảo dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường - lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể lực.

Nghiên cứu khẩu phần ăn của nhóm trẻ lưa tuổi học đường của Viện Dinh dưỡng cho thấy mức đáp ứng nhu cầu năng lượng chỉ bằng 61,9%, vitamin A là 45,8%, vitamin C là 56,7%, sắt là 48% và protein là 95% so với khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bà Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi học đường, cụ thể là học sinh tiểu học, như sau: nhu cầu glucid từ 61 - 70% tổng năng lượng, trong đó đường tinh chế không quá 10%. Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 14g/1.000 kcal, nhu cầu các chất khoáng và vitamin như canxi (mg) là 700, sắt (mg) là 11,9, vitamin A (mcg) là 500, vitamin D (mcg) là 5…

“Với một khẩu phần ăn bình thường thì không thể đáp ứng được. Bằng chứng là có tới 28% học sinh bị thiếu máu do thiếu sắt, 3% bị thiếu iốt, rất nhiều HS thiếu vitamin A. Vì vậy cần phải triển khai hoạt động can thiệp lồng ghép về dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe trong trường học.

Cụ thể, đưa giáo dục dinh dưỡng thành nội dung ngoại khóa; thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng cho học sinh bằng các loại bánh quy, sữa; tiến hành chăm sóc sức khỏe thiết yếu như tẩy giun, vệ sinh…”, TS. Lê Nguyễn Bảo Khanh - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói.

Nâng cao tầm vóc người Việt: Phải bền bỉ mới thành công

PGS.TSTrần Chí Liêm - nguyên thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: “Dinh dưỡng học đường cho đến nay chưa được triển khai đầy đủ và có chất lượng trên diện rộng, đây là một can thiệp quan trọng vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển thể lực của trẻ em.

Vì một đất nước với những công dân khỏe mạnh, cần thiết phải có những chiến lược và giải pháp tổng thể về dinh dưỡng trong giai đoạn tới, trong đó các vấn đề về tình trạng dinh dưỡng trẻ em cầnquan tâm và xử lýkịp thời”.

Theo ông Liêm, các can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em cầntiến hành liên tục, bền bỉ trong nhiều năm vì mục tiêu phát triển lâu dài. Cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động dinh dưỡng trên toàn quốc, đồng thời có những giải pháp đặc thù cho từng vùng, đặc biệt ở vùng khó khăn.

Để nhanh chóng nâng cao tầm vóc, sức khoẻ, thể lực của người Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030.

Nội dung đề án đưa ra 2 giải pháp là trực tiếp tiến hành đồng thời là thể dục thể thao và chăm sóc dinh dưỡng học đường, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam đạt 167cm và 157cm đối với nữ.

Về thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh phấn đấu thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu Á.

Theo lộ trình thực hiện, từ năm 2011-2015 sẽ nghiên cứu triển khai những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc, và chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh từ 6-18 tuổi; thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao.

Từ năm 2016-2020 thực hiện mở rộng các giải pháp đồng bộ. Giai đoạn 2021-2030 phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Thức khuya sẽ làm chiều cao ko phát triển dc ,vì hormone tăng trưởng (HGH) tiết ra nhiều trong lúc ngủ và xương của chúng ta phát triển nhiều nhất trong lúc ngủ,tốt nhất là ngủ từ 10h ,trước khi ngủ ăn ngọt sẽ hạn chế HGH tiết ra,tập thể thao sẽ kích thích HGH được sản sinh nhưng phải ăn tốt chứ ko ăn mà tập nhiều thì cũng ko có đủ dinh dưỡng đế phát triển .Bổ sung Canxi ,phospho ,kẽm ,vitamin D3 ,đạm (protein) ,những chất này sẽ hỗ trợ cho canxi để làm xương phát triển .Những trẻ em bị suy dinh dưỡng là do thiếu kẽm . Vitamin D3 thì ra nắng nhiều là có . Đạm (protein ) từ động vật như thịt ,cá ,trứng ....từ thực vật như đậu nành ,lạc ....rất quan trọng trong việc phát triển toàn bộ các tế bào trên cơ thể ,nên cũng là 1 phần quan trọng trong để phát triển chiều cao .

NGuồn : 1 người đã nghiên cứu về vấn đề tăng chiều cao nhiều năm .1 ví dụ thực tế là mấy năm trước mình quen 1 thằng bạn sống ở mỹ ,do toàn thức khuya nên bây giờ chỉ cao 1m62 ,trong khi anh trai thì cao hơn 1m7 ,

TrầnThị Tuyết Mai
TrầnThị Tuyết Mai
Trả lời 13 năm trước

Thấp bé hay không là do suy nghĩ của chính người việt mình