Con tôi rất biếng ăn, vào mùa hè này tôi nên nấu những món gì để bé ngon miệng hơn và đảm bảo sức khỏe?
Mùa nóng đang đến. Bạn phải chú đến những loại thực phẩm dành cho trẻ
Đặc biệt những ngày nóng bức này mẹ cũng nên tạn dụng những món cháo lỏng vì bé dễ ăn, dễ tiêu và cung cấp nhiều nước.
Có thể nấu các món cháo kém rau củ như cháo tim cật nấu với cà rốt, khoai tây; cháo kê hầm ức gà nêm dầu gấc; cháo bồ câu đậu xanh; cháo tôm nấu với đậu hủ, nấm rơm; cháo thịt bò nấu với cà rốt, đậu bo; cháo cua đồng nấu với nấm rơm… Không nên cho bé ăn đồ chiên xào vì các món này tuy nhiều năng lượng nhưng khó tiêu hóa khiến các bé dễ bỏ các bữa sau.
Ngoài ra trời nắng nóng bé còn dễ mắc các bệnh như rôm sảy, ngứa ngáy khóc chịu, vì vậy bữa ăn dặm chiều cần cho bé ăn các loại trái cây, thanh nhiệt, vị chua ngọt, nhiều nước như thanh long, dưa hấu, cam, bưởi, nước dừa (không cho trẻ ăn cái vì khó tiêu) để kích thích hệ tiêu hóa cho cho bữa chính.
Tuy nhiên cũng nên tránh cho bé ăn các loại trái cây ngọt như sầu riêng, mít vì chúng chứa nhiều năng lượng, lại có tính nóng nên dễ bị sinh mụn nhọt, rôm sảy và gây ho ngang
Trời nắng nóng, các bé dễ bị nổi rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu, vì thế bữa xế cần cho ăn các loại trái cây thanh nhiệt, nhiều nước, vị chua ngọt nhằm kích thích tiêu hóa cho bữa chính sắp đến như: thanh long, nước dừa (chỉ cho bé uống nước, không cho ăn cái vì khó tiêu hóa), dưa hấu (theo Đông y có tác dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu…), cam vừa bổ vừa có nhiều khoáng chất giúp cơ thể khỏe hơn, bưởi (giúp ăn ngon miệng)… Tránh cho bé ăn các loại hoa quả ngọt như: sầu riêng, mít vì chúng chứa nhiều năng lượng dễ sinh mụn nhọt, rôm sảy và gây “no ngang”.
Các loại bánh được làm với nước cốt dừa, bơ cũng nên hạn chế. Nếu bé thích ăn kem, nên chọn các loại kem làm từ trái cây thiên nhiên như: chanh dây, dâu, cam sữa tươi, thơm, chuối… thay cho các loại kem làm từ hương liệu và đường.
Nước cam rất tốt cho hệ miễn dịch của bé bởi nó làm tăng sức đề kháng.
Mùa nắng nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên rất dễ dẫn đến thiếu nước. Uống nước ít hơn nhu cầu là một trong những nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, vì vậy cần tăng cường cho bé uống nước, nhất là các loại nước uống giàu dinh dưỡng như nước ép trái cây, nước sâm, nước rong biển, rau má, nước rễ tranh, sắn dây, mía lau…
Tuy nhiên, những loại nước này nên tự làm ở nhà và chỉ làm vừa đủ uống, dùng ngay sau khi làm để đảm bảo vệ sinh, và không nên cho bé dùng nước lạnh. Trong trường hợp rôm sảy “ngoan cố” không chịu từ bỏ, hãy làm theo kinh nghiệm dân gian là cho bé tắm nước khổ qua (giã nhỏ khổ qua, lược lấy nước cốt pha nước tắm). Sau vài lần tắm, rôm sảy tự… rút quân!
Vào những ngày hè nóng nực như thế này, bún là một cách thay cho cơm tuyệt vời mà mẹ có thể giới thiệu đến bé. Vừa mát, vừa nhanh, dễ làm lại ngon, mẹ có thể tham khảo 2 món bún dưới đây nhé.
1. Bún thịt nấu chua
Nguyên liệu:
Bún thịt nấu chua
Cách làm:
Món bún canh thịt chua này ăn thơm thơm, chua chua bé nào cũng thích.
2. Bún thịt mọc
Nguyên liệu:
Bún thịt mọc
Cách làm:
Cho bé ăn khi còn nóng để bún ngon hơn.
Những món canh không chỉ bổ, mát mà với cách bài trí đẹp mắt, các mẹ sẽ giúp bé hứng thú hơn khi ăn đấy!
Tiết trời nóng bức khó chịu khiến các bé bỏ bữa, biếng ăn, mẹ cũng “xót cả ruột”. Thử đổi vị bằng những loại cháo ngon vừa mát vừa dễ tiêu sau đây.
Cháo bí xanh tôm nõn
Bí xanh là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng. Tôm là món ăn yêu thích của phần lớn trẻ nhỏ, lại giàu đạm, canxi và nhiều khoáng chất khác. Hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên món ăn vừa ngon mát vừa bổ dưỡng, màu xanh đỏ bắt mắt của món cháo cũng hấp dẫn thị giác của các thực khách “tí hon”.
Nguyên liệu:
150g gạo tẻ, 80g tôm tươi, 100g bí xanh, 1/2 thìa cà phê hành tỏi băm, 1 nhánh hành lá, 1 ít rau mùi tàu, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn
Cách làm:
Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ, để vỏ riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ. Bí đao gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái mỏng. Hành lá và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng, phi thơm hành tỏi băm, cho phần vỏ tôm vào nấu sôi lấy nước dùng. Nước dùng sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ lửa nấu cháo. Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh vào nấu cho mềm. Sau đó trút phần thịt tôm vào, nấu cho cháo chín sôi trở lại. Cho nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn, cho hành lá xắt nhuyễn vào. Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé ăn khi nóng.
Cháo ngao mồng tơi
Ngao là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao, rất giàu kẽm, phốt pho, kali, đạm, vitamin A và sắt. Thành phần đạm trong ngao tương đối cao nên thịt ngao có vị ngọt đậm tư nhiên và rất bổ dưỡng đối với trẻ đang lớn. Mùng tơi tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng. Cháo ngao nấu mùng tơi là sự kết hợp tuyệt vời tạo nên món ăn ngon ngọt, hấp dẫn và cực kì thích hợp trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu:
300g ngao sống, 3-5 lá mồng tơi, 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé, một thìa cà phê dầu ăn
Cách làm:
Ngao rửa sạch, luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ, làm sạch ruột rồi băm nhỏ. Nước ngao lấy ra một bát, lọc bỏ cặn. Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại. Cho dầu ăn vào cháo khuấy đều, nêm thêm vài giọt nước mắm cho thơm rồi bắc xuống. Cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cháo vịt đậu xanh
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Đậu xanh là loại hạt có tác dụng giải nhiệt hữu hiệu trong mùa hè. Cháo đậu xanh nấu cùng thịt vịt có vị ngọt béo, đậm đà, các bé rất thích ăn.
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu nấu cháo: 1 con vịt khoảng 1,5kg, làm sạch, 200g gạo thơm, 200g đậu xanh nguyên hạt, 3 củ gừng tươi, 2 củ hành tím phi vàng, 2 thìa cà phê rượu trắng, 100g hành lá, mùi tàu
- Nguyên liệu pha nước mắm: 2 tép tỏi, 1 quả chanh, 2 quả ớt sừng
- Rau ăn kèm: húng, giá sống, rau ngổ
- Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon.
Cách làm:
Làm sạch vịt, chà xát với rượu và 1 củ gừng giã nhuyễn, để ráo. Rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ. Rửa các loại rau thơm ăn kèm, để ráo nước, xếp vào đĩa. Vo sạch gạo, đậu xanh, để ráo. Nướng 1 củ gừng vàng thơm. Cho 3 lít nước vào nồi, đun sôi lăn tăn (khoảng 70 độ C). Cho vào nồi nước gừng nướng và 1/2 thìa cà phê muối. Cho vịt vào luộc vừa chín. Vớt vịt ra, để nguội, chặt miếng vừa ăn. Đối với các bé còn nhỏ có thể xé nhỏ thịt hoặc băm nhuyễn. Cho gạo vào nấu khoảng 30 phút, sau đó cho đậu xanh vào nấu khoảng 1 giờ. Cháo chín nhừ, nêm 1/2 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm. Pha nước mắm với chanh, ớt, tỏi, gừng băm sao cho có vị chua, cay, mặn, ngọt vừa ăn.
Cháo thịt gà hạt sen
Hạt sen chứa nhiều chất dinh dưỡng, là bài thuốc bồi bổ thích hợp cho các bé suy dinh dưỡng, kém ăn kém ngủ, tâm thần bất ổn. Với hương vị thơm bùi, béo ngọt, cháo gà hạt sen là món ăn yêu thích của các bé.
Nguyên liệu:
100g hạt sen, 300g thịt gà, 200g gạo tẻ, 100g gạo nếp, 50g đậu xanh, hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, muối, bột ngọt…
Cách làm:
Gạo nếp và gạo tẻ đem vo sạch, sau đó ngâm với nước chừng 30 phút cho gạo nở. Nếu mua hạt sen tươi phải bỏ tim sen nếu không sẽ bị đắng, sau đó rửa sạch. Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước trong vòng 20 phút. Thịt gà rửa sạch, luộc chín, xé nhỏ. Hành, mùi rửa sạch, cắt khúc nhỏ để riêng. Dùng nước luộc gà, cho tất cả gạo, đậu xanh, hạt sen vào nấu, khi sôi nhớ để lửa liu riu cho cháo nhừ. Cháo chín múc ra bát cho thịt gà, hành, mùi, hạt tiêu lên trên, cho trẻ ăn nóng sẽ ngon hơn.
Bạn có thể tham khảo tại: MÓN NGON CHO BÉ