Nên uống những loại nước trái cây nào?

Đào Thị Hiền
Đào Thị Hiền
Trả lời 14 năm trước

Một khi đã xem nước hoa quả là thức uống hàng ngày, bạn cần quan tâm nhiều hơn để biết loại nào nhiều dinh dưỡng, loại nào nên hay hạn chế dùng, dùng khi nào và cân bằng dưỡng chất cho hợp lý.

Nước lựu
Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong nước lựu là cao nhất so với các loại nước trái cây khác (kể cả trà xanh, nước nho, cam, việt quất), có tác dụng làm tăng cholesterol LHD tốt, giảm cholesterol LHD xấu, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Trong nước ép của lựu còn chứa polyphenol - chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa bệnh về tim mạch, ngăn chặn lão hóa, bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư.

Ngoài ra, nước lựu còn chứa hàm lượng vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và photpho, làm giảm quá trình hình thành mảng bám trong các động mạch, ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da, có khả năng hạ huyết áp ở những người huyết áp cao.

Đặc biệt, tất cả những gì có trong trái lựu đều là vũ khí chống ung thư vú tuyệt vời (dầu hạt lựu, nước ép, vỏ lựu, nước lựu lên men). Khả năng phòng chống và ngăn chặn bệnh của dầu hạt lựu là lớn nhất (tới 87%), nước ép lên men là 42%.

Nước cam
Đây là loại phổ biến nhất và cũng được nhiều người ưa chuộng nhất. Nước cam giàu vitamin C và P, kali, folacyn, canxi, hóa chất thực vật, limonoid, có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm mỏi mệt, tăng cường độ đàn hồi của thành mạch, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, giải độc, lợi tiểu, có khả năng phát huy tác dụng trong các trường hợp xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và phòng ngừa một số bệnh ung thư.

Với trẻ em, nước cam giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy chiều cao, khả năng phát triển đồng đều và ổn định cả về thể chất lẫn trí não.

Nước nho
Trong nho chứa hàm lượng resveratrol - chất có khả năng chọn lọc và tiêu diệt các tế bào ung thư lớn, có khả năng chống lại bệnh tim, Alzheimer và giảm thiểu các tổn thương não liên quan đến đột quỵ.

Nho có tác dụng giúp gan đào thải lượng độc tố có hại trong cơ thể, có lợi cho quá trình tái tạo máu, hàm lượng nước, kali cao, giàu chất xơ – tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết. Nước nho ép còn có tác dụng giảm huyết áp và giảm LDL - cholesterol không có lợi, tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ nghẽn mạch máu.

Bạn nên chọn nho đỏ hoặc nho tím vì các loại này có hàm lượng dinh dưỡng cao (có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp 3 lần so với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo). Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.
Ảnh minh họa.
Đừng quên những điều này

- Nên tự pha chế nước hoa quả tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh vừa có thể tự cân bằng giữa các loại hoa quả khác nhau.

- Trừ khi vỏ hay hạt hoa quả không sử dụng được, nếu bạn chọn mua được hoa quả sạch, nên xay/ép cả vỏ của trái cây như táo, nho. Với cam thì dùng cả phần cùi. Những trái như nho/lựu thì xay cả hạt vì chứa rất có rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất nằm trong vỏ, hạt.

- Nên uống ngay nước hoa quả sau khi chế biến, không để lâu vì lượng đường trong nước sẽ lên men hoặc sản sinh ra một số chất mới, không có lợi cho cơ thể.

- Nếu bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó thì nên lưu ý khi uống nước quả. Ví dụ, nếu đang bị các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì tuyệt đối không uống các loại nước quả chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu đất. Các loại quả này chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày, khiến chứng viêm loét nặng thêm.

- Nếu bạn bị tiểu đường thì hạn chế uống nước nho vì loại này chứa nhiều đường glucose và năng lượng.

- Nếu bạn đang bị tiêu chảy thì không nên uống nhiều nước quả cùng lúc mà phải pha loãng và uống từng ít một.

Theo Đẹp

Trả lời 14 năm trước

Từ tác dụng của trái cây bạn sẽ thấy được tác dụng của nước trái cây thôi!

Tác dụng của trái cây

Trái cây nhiệt đới là thức ăn tráng miệng hấp dẫn và đẹp mắt. Không chỉ đem lại cho bạn sự ngon miệng, hoa quả còn có nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe.

1. Táo: Chứa nhiều pectin, có tác dụng làm giảm cholesterol, chống đột quỵ và rối loạn tuần hoàn máu

2. Quả bơ: Chống đau lưng, tăng cường khả năng tập trung.


3. Dâu tây: Vào mùa quả chín, hàm lượng anthozyanid ở dâu tây tăng vọt. Chất này có tác dụng cường dương, chống loãng xương và lão hóa

4. Chanh: Có tác dụng giảm nhồi máu cơ tim. Hàm lượng vitamin C cao làm tăng cường quá trình tiêu hoá mỡ chất mỡ, chống mệt mỏi

5. Anh đào: Chống sâu răng, viêm lợi

6. Chà là: Là nguồn cung cấp năng lượng, bồi bổ sức khỏe, giúp tinh thần tỉnh táo, chống stress và suy nhược.

7. Nho: Nho xanh có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là trong việc chống ung thư ruột, khử độc, hạ sốt, giảm đau đầu và đau thần kinh tọa

8. Chui: Là nguồn cung cấp kali quan trọng, giúp duy trì huyết áp ở mức tốt nhất đối với nam giới. Chuối cũng có tác dụng chống nhồi máu cơ tim và vôi hóa mạch máu, chống tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch và chống cảm cúm.


Trả lời 14 năm trước
TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Không phải loại nước ép nào cũng tốt và đều dành cho bạn. Thực tế, mỗi loại nước có cách sử dụng khác nhau và điều trị những loại bệnh khác nhau. Bạn nên cẩn trọng nhé!




Cà rốt
Nước ép cà rốt là vua của các loại nước rau quả. Nó rất giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác. Tất cả điều này làm cho nước ép cà rốt đặc biệt tốt cho trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc làn da có “vấn đề”.
Beta-caroten có nhiều trong cà rốt rất tốt cho mắt. Tuy nhiên, cần ăn một số thực phẩm chất béo sau khi uống nước ép cà rốt để hấp thu được tốt hơn. Một đĩa sa lát với dầu thực vật là món ăn thích hợp nhất bạn nên ăn sau khi uống nước ép cà rốt.
Không uống nước ép cà rốt quá nhiều. Dư thừa beta-carotene gây quá tải cho gan, da. Không uống nhiều hơn 0,5 lít/ngày và chống chỉ định với người bị loét dạ dày và bị tiêu chảy.


Củ cải đường
Nước củ cải đường có chứa nhiều đường, vitamin С, Р, В1, В2, РР. Nó cũng chứa nhiều kali, sắt, muối mangan.
Nước củ cải đường có các chất kích thích sự tạo máu. Magiê cao góp phần vào việc bình thường hoá hoạt động của hệ thần kinh trong khi quá tải, mất ngủ. Nước quả này cũng giúp cải thiện đường ruột và là một liệu pháp tốt để phòng bệnh táo bón.
Tuy nhiên, nước ép củ cải đường có chứa các hợp chất có hại và thường bị phá hủy khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, trước khi uống bạn cần phải giữ nó trong tủ lạnh 2-3 giờ.
Để làm quen với nước ép củ cải đường, bạn nên uống bắt đầu từng thìa một và uống một vài thìa/ ngày. Trước khi uống, pha loãng với nước sôi… Có thể kết hợp nó với cà rốt, cải bắp, táo, mận hoặc bí ngô. Nếu bị bệnh thận, hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng thì không nên uống.






Cà chua
Nước cà chua là nguồn dinh dưỡng quý, làm giảm nguy cơ ung thư. Nó rất hữu ích cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Đây là nước ép có ít calo, rất thích hợp cho những người giảm cân.
Bạn nên uống nước ép cà chua 20-30 phút trước bữa ăn, vì nó hỗ trợ dạ dày và ruột sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn.
Do muối làm giảm chất lượng của nước ép này nên chỉ cần cho tỏi đập dập và một số loại rau xanh như mùi tây, thìa là, rau mùi.
Nước cà chua chống chỉ định với những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tuỵ và viêm túi mật …


Cải bắp
Nước ép bắp cải có chứa carbohydrate dễ tiêu hóa, vitamin С, РР, folacyn và các axít amin. Nó cũng chứa kali, natrium, canxi, magiê và muối sắt. Nước ép bắp cải có chứa chất chống viên loét (vitamin U). Vì vậy, nó được sử dụng như một phương thuốc chống loét dạ dày tá tràng. Nên uống nước ép bắp cải tươi cho thêm gừng khi viêm miệng và viêm lợi.
Bên cạnh đó, nước ép cải bắp ngăn cản sự chuyển hóa carbohydrate thành chất béo, vì thế rất hữu ích cho những người béo phì muốn giảm cân. Nên uống 30 phút trước bữa ăn và giữa các bữa ăn.


Bí ngô
Nước ép bí ngô có chứa đường mía, sản sinh ra chất Pectic lành tính, muối kali và magiê, sắt, đồng và coban. Nó cũng chứa vitamin С, В1, B2, В6, Е, beta-caroten.
Nước ép bí ngô hỗ trợ dinh dưỡng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch đi kèm với chứng phù nề.
Nước ép bí ngô cũng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh thận và bệnh gan với liều lượng 0,5 lít/một lần/ngày.
Nếu bị mất ngủ, nên uống một ly nước trái cây bí ngô với mật ong trước khi đi ngủ với liều lượng 1/4 hay 1/5 ly; quá trình điều trị là 10 ngày.
Không có chống chỉ định với nước ép bí ngô.


Táo
Táo chứa nhiều vitamin C và P, kali, canxi, muối, sắt, đồng, mangan, coban, kẽm, niken. Nó được sử dụng tốt khi bạn bị xơ vữa động mạch, gan, bàng quang tiết niệu, bệnh thận, bệnh sỏi niệu.
Bạn có thể uống nước táo mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe cho dù uống tới cả lít/ngày. Nước táo chống chỉ định cho những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy cấp.


Nho
Nước nho ép chứa nhiều đường và kali nên rất tốt nếu uống khi thần kinh mệt mỏi hoặc stress. Đặc biệt nước nho đen giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Uống thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.
Nước ép nho cũng giúp diệt khuẩn, lợi tiểu, nhuận tràng, tăng tiết mồ hôi và long đờm. Uống 0,5 lít nước nho ép 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần nếu bị các bệnh trên. Trước khi uống, pha loãng với nước ở tỉ lệ 1:1.
Nước nho ép chống chỉ định với các trường hợp bị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính.


Cam, quýt
Nước trái cây tươi cam quýt rất giàu vitamin C và P, kali, folacyn giúp tăng cường sức sống, giảm mỏi mệt và tăng tuần hoàn các mạch máu. Đây là loại nước có ích khi bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đề phòng bệnh ung thư.
Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc tá tràng, viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm tụy thì nước cam quýt không dành cho bạn.
Nước ép cam quýt cũng có thể tương tác với thuốc vì vậy nó cũng chống chỉ định khi đang uống nhiều loại thuốc.
.


Lựu
Nước ép lựu tốt cho tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng, điều động dạ dày và giúp tăng hồng cầu. Nó lợi tiểu, chống viêm và khử trùng hiệu quả. Nó thường được khuyến khích uống cùng với nước ép cà rốt và củ cải đường.
Nước lựu nên pha loãng với nước. Nó chứa nhiều axit và có thể kích thích niêm mạc dạ dày, phá hủy men.
Nước ép lựu tươi chống chỉ định khi bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy.

Trả lời 14 năm trước
TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Không phải loại nước ép nào cũng tốt và đều dành cho bạn. Thực tế, mỗi loại nước có cách sử dụng khác nhau và điều trị những loại bệnh khác nhau. Bạn nên cẩn trọng nhé!




Cà rốt
Nước ép cà rốt là vua của các loại nước rau quả. Nó rất giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác. Tất cả điều này làm cho nước ép cà rốt đặc biệt tốt cho trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc làn da có “vấn đề”.
Beta-caroten có nhiều trong cà rốt rất tốt cho mắt. Tuy nhiên, cần ăn một số thực phẩm chất béo sau khi uống nước ép cà rốt để hấp thu được tốt hơn. Một đĩa sa lát với dầu thực vật là món ăn thích hợp nhất bạn nên ăn sau khi uống nước ép cà rốt.
Không uống nước ép cà rốt quá nhiều. Dư thừa beta-carotene gây quá tải cho gan, da. Không uống nhiều hơn 0,5 lít/ngày và chống chỉ định với người bị loét dạ dày và bị tiêu chảy.


Củ cải đường
Nước củ cải đường có chứa nhiều đường, vitamin С, Р, В1, В2, РР. Nó cũng chứa nhiều kali, sắt, muối mangan.
Nước củ cải đường có các chất kích thích sự tạo máu. Magiê cao góp phần vào việc bình thường hoá hoạt động của hệ thần kinh trong khi quá tải, mất ngủ. Nước quả này cũng giúp cải thiện đường ruột và là một liệu pháp tốt để phòng bệnh táo bón.
Tuy nhiên, nước ép củ cải đường có chứa các hợp chất có hại và thường bị phá hủy khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, trước khi uống bạn cần phải giữ nó trong tủ lạnh 2-3 giờ.
Để làm quen với nước ép củ cải đường, bạn nên uống bắt đầu từng thìa một và uống một vài thìa/ ngày. Trước khi uống, pha loãng với nước sôi… Có thể kết hợp nó với cà rốt, cải bắp, táo, mận hoặc bí ngô. Nếu bị bệnh thận, hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng thì không nên uống.






Cà chua
Nước cà chua là nguồn dinh dưỡng quý, làm giảm nguy cơ ung thư. Nó rất hữu ích cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Đây là nước ép có ít calo, rất thích hợp cho những người giảm cân.
Bạn nên uống nước ép cà chua 20-30 phút trước bữa ăn, vì nó hỗ trợ dạ dày và ruột sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn.
Do muối làm giảm chất lượng của nước ép này nên chỉ cần cho tỏi đập dập và một số loại rau xanh như mùi tây, thìa là, rau mùi.
Nước cà chua chống chỉ định với những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tuỵ và viêm túi mật …


Cải bắp
Nước ép bắp cải có chứa carbohydrate dễ tiêu hóa, vitamin С, РР, folacyn và các axít amin. Nó cũng chứa kali, natrium, canxi, magiê và muối sắt. Nước ép bắp cải có chứa chất chống viên loét (vitamin U). Vì vậy, nó được sử dụng như một phương thuốc chống loét dạ dày tá tràng. Nên uống nước ép bắp cải tươi cho thêm gừng khi viêm miệng và viêm lợi.
Bên cạnh đó, nước ép cải bắp ngăn cản sự chuyển hóa carbohydrate thành chất béo, vì thế rất hữu ích cho những người béo phì muốn giảm cân. Nên uống 30 phút trước bữa ăn và giữa các bữa ăn.


Bí ngô
Nước ép bí ngô có chứa đường mía, sản sinh ra chất Pectic lành tính, muối kali và magiê, sắt, đồng và coban. Nó cũng chứa vitamin С, В1, B2, В6, Е, beta-caroten.
Nước ép bí ngô hỗ trợ dinh dưỡng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch đi kèm với chứng phù nề.
Nước ép bí ngô cũng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh thận và bệnh gan với liều lượng 0,5 lít/một lần/ngày.
Nếu bị mất ngủ, nên uống một ly nước trái cây bí ngô với mật ong trước khi đi ngủ với liều lượng 1/4 hay 1/5 ly; quá trình điều trị là 10 ngày.
Không có chống chỉ định với nước ép bí ngô.


Táo
Táo chứa nhiều vitamin C và P, kali, canxi, muối, sắt, đồng, mangan, coban, kẽm, niken. Nó được sử dụng tốt khi bạn bị xơ vữa động mạch, gan, bàng quang tiết niệu, bệnh thận, bệnh sỏi niệu.
Bạn có thể uống nước táo mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe cho dù uống tới cả lít/ngày. Nước táo chống chỉ định cho những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy cấp.


Nho
Nước nho ép chứa nhiều đường và kali nên rất tốt nếu uống khi thần kinh mệt mỏi hoặc stress. Đặc biệt nước nho đen giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Uống thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.
Nước ép nho cũng giúp diệt khuẩn, lợi tiểu, nhuận tràng, tăng tiết mồ hôi và long đờm. Uống 0,5 lít nước nho ép 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần nếu bị các bệnh trên. Trước khi uống, pha loãng với nước ở tỉ lệ 1:1.
Nước nho ép chống chỉ định với các trường hợp bị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính.


Cam, quýt
Nước trái cây tươi cam quýt rất giàu vitamin C và P, kali, folacyn giúp tăng cường sức sống, giảm mỏi mệt và tăng tuần hoàn các mạch máu. Đây là loại nước có ích khi bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đề phòng bệnh ung thư.
Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc tá tràng, viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm tụy thì nước cam quýt không dành cho bạn.
Nước ép cam quýt cũng có thể tương tác với thuốc vì vậy nó cũng chống chỉ định khi đang uống nhiều loại thuốc.
.


Lựu
Nước ép lựu tốt cho tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng, điều động dạ dày và giúp tăng hồng cầu. Nó lợi tiểu, chống viêm và khử trùng hiệu quả. Nó thường được khuyến khích uống cùng với nước ép cà rốt và củ cải đường.
Nước lựu nên pha loãng với nước. Nó chứa nhiều axit và có thể kích thích niêm mạc dạ dày, phá hủy men.
Nước ép lựu tươi chống chỉ định khi bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy.

An Beo Tron
An Beo Tron
Trả lời 14 năm trước

Nước Cam: Nhiều Vitamin C, rất tốt để phục hồi lại sức khỏe. Chống chỉ định với những ai có bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn điều trị. Nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng, và nếu uống sữa thì nên uống 2 thứ cách nhau ít nhất 2 tiếng.

Nước táo ép: Nhiều Vitamin có lợi, dùng đều đặn rất tốt cho da.

Và rất nhiều loại nước khác như nước dứa ép, nước cà chua ép .v.v.v. cũng rất có lợi cho sức khỏe.

chieusay
chieusay
Trả lời 13 năm trước

Bạn có thể ăn trái cây trực tiếp mà. Trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn cung cấp các chất chống oxy hóa tốt nhất cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và quá trình lão hóa.

Những Loại Rau Quả Chống Oxi Hóa

Huỳnh Thế Phong
Huỳnh Thế Phong
Trả lời 13 năm trước

Nước dứa thơm lừng

nguyên liệu
200ml nước dứa ép, bạn có thể mua loại ép sẵn hoặc tự ép.
1 viên kem dừa.
Đá viên
Một miếng thơm cắt hình tam giác, còn để vỏ.

cách làm
Cho nước dứa vào bình shake ( loại bình dùng để pha cocktail), cho thêm một ít đường nếu bạn thích uống ngọt, cho viên kem dừa vào, cuối cùng bạn cho khoảng 5 viên đá nhỏ. Lắc đều mạnh tay trong vòng 2 phút. Sau đó rót ra ly cao, trang trí bằng một miếng thơm cắt còn để vỏ và ống hút nhiều màu.

Nước dâu mát lạnh

nguyên liệu
2 trái dâu tây, chọn loại quả to và đỏ.
4 muỗng cà phê mật ong
100 ml nước tinh khiết

cách làm
Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay, xay với tốc độ trung bình trong khoảng 10 phút để hỗn hợp thật nhuyễn.
Chuẩn bị sẵn một ly cao, cho khoảng 4 viên đá vào ly.
Rót ra và dùng, bạn có thể trang trí thêm vài quả dâu cho thêm phần sinh động.

Nước xoài ngọt lịm

nguyên liệu
1 trái xoài vừa chín tới
1 khoanh thơm
2 hũ yaourt

cách làm
Cho tất cả vào máy xay, xay nhuyễn trong vòng 7 phút, sau đó cho một ít đá bào vào xay thêm khoảng 3 phút.
Đổ hỗn hợp ra ly trang trí bằng một nhánh lá xanh.

sinh tố chuối, chanh dây

Nguyên liệu
1 hũ yaourt, 1 quả chuối chín (chuối tiêu, chuối già), 60 ml nước cốt chanh dây, 40 ml sirô bạc hà, 2 muỗng canh kem Vani, đá bào hay đá đập nhuyễn, 1 lát chanh, 1 trái sơ ri, 1 cây dù.

Cách làm
Chuối bóc vỏ, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố. Cho lần lượt nước cốt chanh dây, 1 hũ yaourt, siro bạc hà, 2 muỗng kem vani và đá đập nhuyễn (tùy muốn uống lạnh nhiều hay ít).
Bật máy xay sinh tố xay cho hỗn hợp hòa quyện và tan đều. Sau đó đổ sinh tố ra ly.
Trang trí ly sinh tố bằng 1 lát chanh, trái sơ ri, 1 chiếc dù và ống hút.

Sâm dứa

Nguyên liệu:
Sữa đặc 60 ml, sữa tươi 15 ml, sâm dứa 30 ml.
Cách làm:
Cho sữa đặc và sữa tươi vào ly, sau đó cho đá bào vào đầy ly, rót sâm dứa lên trên đá. Trang trí thêm sợi sơri và dứa.


Lemonnade dâu

Nguyên liệu
1 quả chanh, 4ml xi rô dâu, đá viên.
Thực hiện
Vắt chanh ra ly, đổ xi rô vào, khuấy đều. Cho đá viên vào ly, rót sô đa vào đầy ly. Trang trí với lát chanh.
Bạn có thể thay xi rô dâu bằng các loại xi rô hoa quả khác để làm mới khẩu vị.

Sinh Tố Quýt Đu Đủ

Nguyên liệu:
-1/2 quả đu đủ.
-1 quả quýt
-1/2 quả chanh.
-50ml nước lạnh
Chế biến:-Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt, cắt miếng.
-Quýt, chanh rửa sạch vắt lấy nước.
-Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố xay đều, cho ra ly trang trí.

Soda Cam Chanh

Nguyên liệu:-1 quả cam.
-1/2 quả chanh.
-100ml soda.
-2-3 muỗng cafe mật ong.
-2-3 viên đá.

Chế biến:
-Cam, chanh rửa sạch ép lấy nước, cho vào ly khuấy đều với các nguyên liệu khác.
-Cho ra ly trang trí

Nước ép cam mật ong

Nguyên liệu:
2 quả cam, 30 ml mật ong, 1 ít vỏ cam thái nhuyễn, đá viên tinh khiết.
Thực hiện:- Rửa sạch một quả cam, gọt hết phần vỏ cắt đôi, lấy bỏ hạt, cho vào máy ép trái cây ép lấy nước. Tiếp đến lấy một quả cam khác cắt một khoanh mỏng để trang trí. Phần còn lại lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, tách rời từng múi cam ra, bỏ hạt.
- Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bìnhlắc, lắc đều tay.
Thưởng thức:

Cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.

Chanh-dưa hấu

Nguyên liệu cho 2,5 lít nước chanh-dưa hấu- 1/2quả dưa hấu
- 2 cốc nước lạnh
- 200 gr dâu tây
- Đường (tuỳ khẩu vị )
- 3 quả chanh
Cách làm
- Dưa hấu bỏ vỏ, bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho dâu tây và đường vào xay nhuyễn - 3 quả chanh vắt lấy nước cốt nhé.
- Dưa hấu, dâu, nước cốt chanh, nước cho vào máy xay, ấn nút quay trong vòng 1 phút cho hỗn hợp quánh đều là ngon lành rùi.
- Bi giờ cho thêm vài viên đá vào và thể hiện tài trang trí thui.

Sinh tố dâu chuối

Nguyên liệu
1 quả chuối để đông đá (đỡ phải cho thêm đá viên vào xay vì làm loãng sinh tố nếu không ăn ngay)
1/2 cúp dâu tây
2/3 cúp sữa chua
cách làm
Hoa quả cắt nhỏ rồi cho cùng sữa chua vào máy xay nhuyễn.
Đổ ra ly, gài thêm một lát dâu tây cho đẹp.
Trong ảnh tôi để cả quyển sách The Perfect Blend mà tôi tiến cử ở trên.

Sinh tố xoài đào

nguyên liệu
1 cúp sữa tươi
350g kem chanh
1 quả xoài chín
2 quả đào chín, bỏ hột
Cách làm
Đổ sữa và một nửa số kem chanh vào máy, xay nhuyễn. Sau đó đổ nốt nửa số kem chanh kia vào.
Cho dần dần xoài và đào vào máy xay cho nhuyễn.
Cắt một lát đào gắn lên thành cốc cho hấp dẫn.

Sinh tố dưa hấu chuối

nguyên liệu
1miếng dưa hấu cỡ nửa cân
2 quả chuối cỡ nhỏ
1 cúp nước dừa
cách làm
Cho tất cả cùng đá viên vào xay nhuyễn. Để một lát dưa hấu lên trang trí càng tốt.