Nước mắm có độ đạm càng cao, càng nhiều chất dinh dưỡng, chất lượng càng ngon và thời hạn sử dụng càng lâu.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đang bị đánh lừa bởi những “chiêu” quảng cáo nước mắm đánh vào tâm lý người tiêu dùng, thực tế lại là nước mắm loãng trộn hương liệu.
Trên thị trường với hàng trăm nhãn hiệu của nhiều công ty nước mắm, người tiêu dùng rất dễ hoa mắt bởi những lời quảng cáo có cánh, hình thức bắt mắt của loại nước mắm và lựa chọn mà chưa nắm được những tiêu chí cơ bản để đánh giá một loại nước mắm ngon. Vì thế, nhiều bà nội chợ lựa chọn nước mắm theo cảm tính, theo thương hiệu và giá cả nên càng dễ chọn phải loại mắm có hương vị ngon do nhà sản xuất bổ sung hương liệu tạo mùi thơm và chất điều trị để đánh lừa vị giác người tiêu dùng, khiến họ lầm tưởng là nước mắm ngon.
Một cuộc điều tra mới đây của tổng cục thống kê cho thấy có đến 95% hộ gia đình của VN sử dụng nước mắm quanh năm cho các bữa ăn của gia đình mình. Tuy nhiên, trên thực tế không có nhiều những người tiêu dùng biết chọn nước mắm sao cho ngon và đảm bảo chất lượng.
![]() |
Độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon |
Vậy tiêu chí nào là mắm ngon? Theo tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) thì nước mắm có độ đạm >300N là nước mắm loại đặc biệt; độ đạm >250N là loại thượng hạng; độ đạm >150N là mắm loại 1; độ đạm >100N là loại hạng 2. Như vậy có thể thấy, độ đạm nước mắm càng thấp thì chất lượng loại nước mắm đó càng thấp, ít dinh dưỡng và hạn sử dụng không lâu. Nếu độ đạm trong nước mắm dưới 10 là thấp, không đạt tiêu chuẩn. Còn độ đạm càng cao thì trong mắm càng nhiều chất dinh dưỡng, chất lượng càng ngon, thời hạn sử dụng càng lâu. Về chất lượng, nước mắm độ đạm cao thường có màu nâu cánh gián sậm hơn, ngon hơn, có vị đạm cá nhiều hơn, mùi sẽ thơm và nồng hơn.
Vì thế, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, để lựa chọn được một chai nước mắm ngon (dù mắm được làm từ loại cá nào), thì điều kiện quan trọng nhất cần lưu ý chính là độ đạm và các bà nội chợ cần căn cứ vào tiêu chí này để lựa chọn sản phẩm. Ngoài tiêu chí độ đạm, nhìn cảm quan loại nước mắm ngon là từ màu nâu cánh gián đến nâu vàng, trong, không vẩn đục. Có mùi thơm đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ. Có vị ngọt của đạm và không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường.
Cảnh giác với nước mắm “lập lờ” độ đạm
Nước mắm có thể được làm từ nhiều loại cá như cá linh, cá cơm, cá thu, cá đối… Tại Việt Nam, hiện công nghệ làm mắm vẫn theo phương pháp cổ truyền, bắt đầu từ việc lên men cá, muối và nước (trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn lên men bắt đầu phân huỷ protein ở cá). Tuỳ loại cá, khu vực đánh bắt, thời gian đánh bắt cá và thành phần nguyên liệu mà nước mắm có chất lượng và hàm lượng đạm khác nhau.
Hiện nay, thị trường đang tồn tại hàng trăm dòng sản phẩm nước mắm của nhiều công ty khác nhau. Những dòng sản phẩm uy tín vẫn thường thể hiện rõ trên nhãn mác các thông số quan trọng, từ chỉ số độ đạm trong thành phần dinh dưỡng, nhà sản xuất, nơi sản xuất, hạn dùng… trong đó nhấn mạnh đến độ đạm. Ngược lại, có nhiều sản phẩm nước mắm lại không ghi rõ chỉ số độ đạm, dù đây là chỉ số bắt buộc đối với các nhà sản xuất. Một số nhà sản xuất lại chọn cách lách luật bằng cách ghi các thông tin độ đạm ở nơi khó nhìn thấy, ghi tên ký hiệu, cỡ chữ nhỏ, không rõ ràng... nhằm tránh sự chú ý của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm nước mắm “lập lờ” độ đạm lại khá hút người tiêu dùng bởi giá cả và hình thức bắt mắt. Hơn nữa, nhà sản xuất đã cho thêm các chất điều vị và phụ gia để tạo mùi thơm của mắm, vị ngọt của đạm hoặc sử dụng biện pháp pha loãng nước mắm có độ đạm cao nhiều lần bằng nước muối để hạ giá thành. Khi sử dụng những sản phẩm này, bị chất điều vị và phụ gia tạo mùi “đánh lừa” vị giác nên người tiêu dùng vẫn nghĩ là mắm ngon, thực chất lại là mắm bị pha loãng, độ đạm cực thấp và nghèo dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi lựa chọn sản phẩm nước mắm, các bà nội chợ hãy là những người tiêu dùng thông thái, không chỉ chọn về hình thức, giá thành, sự “quen mắt” do sản phẩm được quảng cáo nhiều, mà cần chú ý đến những thông tin quan trọng và cần thiết như nguồn nguyên liệu, nơi sản xuất, nơi chế biến... Với những sản phẩm trên bao bì không thể hiện rõ ràng các nội dung bắt buộc trên nhãn mác, trong đó có độ đạm thì người tiêu dùng không nên mua.
PGS Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục An toàn chất lượng Thủy sản cho biết, chọn nước mắm ngon phải chú ý đến ba yếu tố: độ đạm, màu sắc và mùi vị.
Bi quyet chon nuoc mam ngon
Không nên dùng nước mắm bán tràn lan, không có xuất xứ.
Ảnh: Thái Hằng
Độ đạm
Khi xem nhãn chai nước mắm, độ đạm tổng số bao giờ cũng là chỉ số dễ nhìn thấy nhất. Nhà sản xuất sẽ trưng nhãn ở một góc thật ấn tượng để gây sự chú ý với khách hàng. Nhưng đó không phải là chỉ số người mua cần quan tâm.
Về độ đạm, tổng số trong nước mắm gồm ba loại cấu thành: đạm thối (NH3); amin (đạm tốt) và đạm chưa phân hủy (protit thô). Khi tỷ lệ độ đạm amin/đạm tổng số vượt trên ngưỡng 30% mới là nước mắm ngon.
Nếu tỷ lệ của đạm amin/đạm không vượt được ngưỡng trên mà đạm tổng số vẫn cao, nước mắm đó có thể được nhà sản xuất sử dụng phân đạm để kích thích độ đạm tổng số lên cao, nhưng đạm thực sự có lợi thì rất ít, rất nguy hiểm.
Nếu nhãn mác của sản phẩm không ghi rõ chỉ số amin, khách hàng kiên quyết tẩy chay vì, theo quy định về ghi nhãn hàng hóa, bắt buộc phải có chỉ số này. Nhà sản xuất không tuân thủ là vi phạm quy định nhãn hàng và có hành vi gian lận ở đây.
Về màu sắc
Kiểm tra màu sắc của nước mắm hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường và qua vỏ chai. Nếu thấy màu nước mắm từ vàng-vàng rơm-cánh gián, có thể yên tâm. Nhưng nếu chai nước mắm có màu xanh xám của nước rau luộc thì coi chừng.
Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của nước mắm, nên để chai nước mắm đối diện với nguồn sáng. Khi kiểm tra, nên lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, để đối diện nguồn sáng, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống, nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không dùng.
Các chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho thêm trong quá trình đóng gói.
Nước mắm đảm bảo phải có độ trong suốt và màu sắc đặc trưng, không kèm theo bất cứ tạp chất nào.
Mùi vị
Nước mắm ngon, khi mở nút chai ra, có mùi thơm dịu, ngọt, bùi.
Mở chai nước mắm, lấy một chiếc đũa hoặc quy sạch chấm để nếm thử. Nếu thấy ngay lập tức có vị mặn, loại nước mắm đó độ đạm kém. Ngay lập tức thấy vị chát ở đầu lưỡi, chắc chắn nước mắm đó có sử dụng phụ gia không tốt.
Trong trường hợp, thấy mùi thơm đặc trưng, ngọt đậm, dịu xuống cổ họng, chắn chắn đây là nước mắm có độ đạm tốt. Nước mắm có độ đạm 15 trở lên bắt buộc phải có những yếu tố nêu trên.
Hiện có hơn 95% hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm trong các bữa ăn hằng ngày. Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 200 triệu lít nước mắm được tiêu thụ. Nước mắm có rất nhiều công dụng, nó thích hợp với nhiều món ăn và không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Nước mắm có thể dùng tẩm ướp các món kho, xào hay pha chế thành nước chấm cho các món luộc, nướng, hấp... Độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon Khi khoa học ngày một phát triển, đời sống của người dân càng được nâng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Việc lựa chọn nước mắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên vấn đề cốt lõi trong việc lựa chọn nước mắm ngon chính là độ đạm trong nước mắm. Tất cả các nhà sản xuất nước mắm làm từ cá chượp muối hiện nay đều phải áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5107:2003 (thay thế cho TCVN 5107:93 và TCVN 5526:91) do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này có quy định các chỉ tiêu hóa học về hàm lượng nitơ thành phần, nitơ acid amin, hàm lượng muối... và các chỉ tiêu sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếu chi, số khuẩn lạc Coliform, Ecoli, CI.perfringens, S.aureus, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc... trong 1ml tối đa cho phép. Trong đó, hàm lượng đạm là một trong những yếu tố để phân loại nước mắm bởi tùy thuộc vào từng loại cá và thành phần nguyên liệu mà nước mắm có chất lượng và hàm lượng đạm khác nhau. Nước mắm được phân loại theo tiêu chuẩn: nước mắm loại nhất 15grN, loại thượng hạng 20grN, nước mắm loại đặc biệt 25grN (các con số 15, 20, 25 là hàm lượng đạm, N là niteur tức là đạm). Như vậy, nước mắm được đánh giá là ngon hay không tùy thuộc vào hàm lượng đạm trong nước mắm.
![]() |
Nên chọn mua loại nào? Hiện nay người ta đã sản xuất ra loại nước mắm 60 độ đạm bằng phương pháp chưng cất chân không trong điều kiện bay hơi. Phương pháp chưng cất chân không nước mắm này làm bớt các chất dễ bay hơi trong nước mắm. Lượng muối trong nước mắm ít (khoảng 22gr muối/lít) nên vị ngọt của nước mắm đậm đà hơn, mùi nhẹ hơn so với nước mắm thường. Theo các kết quả kiểm tra chất lượng, trong nước mắm 60 độ đạm có đến 20 acid amin (nước mắm thường chỉ có 13 loại). Ngoài các chỉ tiêu về độ đạm cao, nước mắm còn chứa nhiều Vitamin B12. Trong 100ml nước mắm có độ đạm cao chứa 1-5 microgram Vitamin B12 (cơ thể chỉ cần 1 microgram Vitamin B12 mỗi ngày). Do lượng muối trong nước mắm 60 độ đạm ít (khoảng 20gr muối/lít) nên vị ngọt của nước mắm đậm đà hơn, mùi nhẹ hơn nước mắm thường. Như vậy, với việc lựa chọn nước mắm 60 độ đạm, người tiêu dùng hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Với các loại nước mắm bình thường khác, người tiêu dùng trước khi mua cần quan sát kỹ các chỉ tiêu về độ đạm..., chọn mua của những cơ sở sản xuất có uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng.