Chocolate nóng
Trả lời 15 năm trước
Người điều khiển xe máy: Uống rượu, bia cỡ nào thì không bị phạt?
Từ 1-7-2009, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi có hiệu lực. Theo đó, người điều khiển môtô, xe máy có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 lít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt. Hình thức là phạt tiền, tước bằng lái xe và chỉ trả phương tiện khi đã hết mùi rượu.
[b]
Tùy thuộc trọng lượng cơ thể[/b]
Vậy uống bao nhiêu chai bia, bao nhiêu chén rượu thì sẽ không bị phạt?
Theo Bộ GTVT, sắp tới Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu và đưa ra ngưỡng bia, rượu mà trong luật đã quy định. Khi đó, dân sẽ được khuyến cáo cụ thể giới hạn tối đa được uống bao nhiêu chai bia, bao nhiêu chén rượu thì đi xe máy không bị phạt. Vì thực tế có những trường hợp uống 3-4 chai bia nhưng không hề say. Nhưng cũng có những trường hợp chỉ uống một chai hoặc một chén rượu thì đã không còn tỉnh táo để điều khiển phương tiện.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ cho biết để xác định nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở còn phụ thuộc vào thể trạng, sức khỏe. Người có sức khỏe tốt, trọng lượng lớn thì khả năng sẽ uống được nhiều hơn người gầy, yếu. Do đó, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào phân ra từng nhóm trọng lượng cơ thể, đồng thời sẽ thử nghiệm việc uống rượu, bia, đo nồng độ cồn trên một số người nhất định, sau đó sẽ nghiên cứu trên cơ sở khoa học và công bố rộng rãi để người dân biết và tự xác định ngưỡng bia, rượu của mình. Với những trường hợp uống quá ngưỡng cũng sẽ khuyến cáo họ cần nghỉ ngơi để nồng độ cồn trong máu, hơi thở nhạt dần đi rồi mới tham gia giao thông.
[b]
Sẽ tăng mức xử phạt[/b]
Theo thượng tá Trần Sơn - Phó phòng Hướng dẫn luật, điều tra và xử lý vi phạm (Cục CSGT đường bộ - đường sắt), hành vi uống rượu, bia tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông chết người. Đặc biệt đối với người điều khiển ôtô khách, nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng rất cao.
Sắp tới, khi Luật Giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực, CSGT kiểm tra, nếu người điều khiển ôtô có biểu hiện sử dụng rượu, bia, thổi vào máy chỉ cần nhích lên báo có cồn trong hơi thở thì có thể phạt. Còn đối với xe máy, nếu vượt quá ngưỡng quy định thì CSGT mới xử phạt. Với những trường hợp từ chối thổi ống ngậm thì theo Nghị định 146 sẽ bị xử phạt tương đương ở mức quá nồng độ cồn cho phép. Hiện mức phạt đối với lái xe ôtô uống rượu bia quá ngưỡng cho phép là 1-3 triệu đồng, còn xe máy là 400-800 ngàn đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền giấy phép lái xe 60 ngày.
Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, mức phạt hiện nay vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Bộ dự kiến khi xây dựng dự thảo sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông sẽ tăng mức xử phạt uống rượu, bia. Đồng thời, khi phát hiện vi phạm sẽ đình chỉ ngay phương tiện, khi nào có người đủ điều kiện điều khiển phương tiện thay thế mới cho phương tiện tiếp tục tham gia giao thông.
Trả lời PV về việc người dân ngại thổi ống ngậm vì sợ lây bệnh, ô nhiễm, ông Sơn cho biết: Sắp tới, lực lượng CSGT cả nước sẽ được trang bị đầy đủ ống thổi, đảm bảo mỗi người dân khi được CSGT yêu cầu kiểm tra chỉ thổi một ống, phát hiện ra ống thổi rách tem kiểm định hoặc hết hạn thì có quyền thay ống thổi khác. Ông Sơn khuyến cáo người dân khi đi uống rượu, bia ở bên ngoài nếu đã quá ngưỡng thì nên gửi xe lại nhà hàng và đi xe ôm hoặc taxi về, vừa an toàn vừa khỏi bị phạt.
[right]Theo PHÁP LUẬT TP.HCM[/right]