Sirius chạy nhớt nào là tốt nhất vậy, mong các bác chỉ giáo, em thì cứ đổ nhớt hãng thôi, nay định đổi nhớt khác xem sao.
Chào bạn!
Mình cũng dùng 1 em SR vì thấy hay hay, đi được 5000 rồi. Từ trước tới giờ luôn dùng nhớt hãng, thấy cũng tốt lắm chứ. Trước đây mình hay đi Ju. Mình đã thay thử 1 số hãng khác nhưng ko thấy khác biệt gì lắm, giờ quay lại chỉ dùng nhớt Ya, thấy có vẻ hơi khô và đi đường trường max ga thì máy hơi ồ, nhưng chủ yếu đi trong thành phố nên ko thấy có gì phải lăn tăn vì xe rất vọt. Cũng chỉ vì tiện thôi vì mình ko có nhiều thời gian, đi qua hãng nếu thấy xe cần thay thì tạt qua thay dầu tiện thể bảo các anh ktv vặn lại ốc ác cho chặt chẽ hộ luôn, thành ra thành thói quen rồi.
Nếu bạn muốn đổi nhớt khác thì tốt nhất bạn nên xài catrollà ok vừa rẻ đi lại cũng được nữa.
- Nhớt có nhiều cấp chất lượng. Giá nhớt chênh lệch nhau có khi gấp 3 - 4 lần. Nên dùng nhớt nào để vừa đạt yêu cầu bảo quản xe gắn máy, vừa đỡ... đau túi tiền?
Nhớt phát triển cho xe hơi
Động cơ (xăng) xe ô tô ngày càng được thiết kế gọn nhẹ, công suất cao, tốc độ nhanh, ít hao xăng... vì vậy dầu nhớt cũng phải... “liên tục phát triển” để thích ứng, đảm bảo hoạt động và độ bền của động cơ. Từ thập niên 60, nhớt cấp chất lượng API –SC đã được nâng dần lên SD, SE, SF, SG (1988), SH (1993) và đến nay là SJ. Loại đứng sau tốt hơn loại đứng trước.
Nhớt thế hệ sau càng có khả năng chống mài mòn, chống ăn mòn (hóa), chống oxid hóa (làm nhớt nhanh chóng xuống cấp), chống đóng cặn, độ nhớt thay đổi ít hơn ở nhiệt độ cao... hơn nhớt thế hệ trước. Nhớt thế hệ sau cũng có xu hướng loãng hơn. Độ nhớt loãng là một trong những yếu tố giúp tiết kiệm nhiên liệu.
... chứ không phải cho xe gắn máy
Trong ba thập niên qua, mức độ cải tiến động cơ xe gắn máy không đáng kể (chủ yếu là cải tiến mẫu mã, kiểu dáng xe) so với tốc độ phát triển ở xe ô tô. Một điểm nữa, quan trọng hơn, là thị trường xe gắn máy thế giới quá nhỏ bé, nên chẳng mấy hãng chịu quan tâm phát triển nhớt chuyên dụng cho xe gắn máy, nên bấy lâu nay, chúng ta đành phải xài tạm nhớt của ô tô cho xe gắn máy. Nhớt xe gắn máy “ăn theo” nhớt xe ô tô. Trong khi động cơ ô tô, về mặt kỹ thuật, “liên tục phát triển nhanh”, còn động cơ xe gắn máy lại “liên tục phát triển chậm”. Đến lúc nào đó, việc “ăn theo” nhớt” của xe gắn máy sẽ bộc lộ sự “hụt hơi”. Và “hụt hơi” đáng kể nhất, đó là lãng phí (về mặt kinh tế) khi người tiêu dùng xài loại nhớt “xịn” của xe ô tô cho xe gắn máy.
Sự khác biệt...
Ở xe ô tô, động cơ và hộp số tách rời nhau và được kết nối thông qua bộ ly hợp khô. Nhớt dùng cho động cơ và nhớt hộp số là 2 loại nhớt khác nhau, phù hợp với đặc điểm của mỗi cụm cần bôi trơn. Ở xe gắn máy, động cơ (4 thì), hộp số và bộ ly hợp nằm chung một cụm với nhau và toàn bộ hệ thống này được “ngâm” hẳn trong một loại dầu nhớt, như chúng ta vẫn thường dùng.
Nhớt động cơ ô tô được phát triển theo xu hướng làm giảm hệ số ma sát của nhớt và có độ nhớt thấp để tiết kiệm nhiên liệu. Những loại nhớt “xịn” với xe ô tô như vậy, nếu dùng cho xe gắn máy sẽ làm bộ ly hợp ở xe gắn máy dễ bị trượt (do giảm ma sát) và làm giảm tuổi thọ ở các chi tiết truyền động, nhất là các nhông hộp số (do độ nhớt thấp).
Chẳng biết có phải do thị trường xe gắn máy ở Việt Nam phát triển quá khủng khiếp hay chăng, mà mới đây, Hội Các kỹ sư ô tô Nhật Bản (JSAE) đã “hồi tâm” đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên cho nhớt xe gắn máy 4 thì: JASO MA. Tiêu chuẩn JASO MA (có độ ma sát cao) vẫn dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của API (hoặc ILSAC, ACEA, CCMC) và bổ sung thêm vài chỉ tiêu khác cho phù hợp với xe gắn máy 4 thì. Ở Việt Nam, Castrol và BP mới đây cũng đã đưa ra thị trường dầu nhớt theo tiêu chuẩn JASO, nhưng vẫn ghi rõ cấp chất lượng API.
Dùng loại nhớt nào cho xe gắn máy?
Có người cho rằng, chỉ nên sử dụng nhớt cao cấp (cỡ API – SG, SH hay SJ) mới có thể bảo quản tốt cho xe gắn máy. Thực ra điều này không cần thiết. Việc khẳng định một loại nhớt nào đó là “dũng mãnh” là điều khó khăn và tốn kém, vì không chỉ căn cứ vào kết quả thử nhớt ở phòng thí nghiệm với mô hình động cơ tương tự, mà còn phải qua kiểm nghiệm thực tế khi cho xe chạy trong những điều kiện khắc nghiệt (lên đèo, đường ổ gà...).
Như đã nói ở trên, nhớt liên tục phát triển là phát triển cho xe hơi, chứ không phải cho xe gắn máy. Và trên thực tế, nhớt chất lượng cao “vang bóng một thời” như SE, SF hầu như trên thế giới không còn sản xuất nữa. Đơn giản, họ đi xe hơi, chứ rất ít đi xe gắn máy. Nhớt phổ biến bây giờ là cấp SH, SJ (cho xe hơi). Do vậy, tính “ưu việt” của nhớt cao cấp SG, SH, SJ (là những loại nhớt tổng hợp hoặc bán tổng hợp) là điều có thực, nhưng cũng không thể phủ nhận khả năng bảo quản tốt xe gắn máy (thậm chí cho cả xe loại 125 phân khối) của nhớt cấp chất lượng API- SE hoặc SF. Chắc hẳn không một hãng nhớt nào, về mặt kỹ thuật, đủ “can đảm” bác bỏ điều này. Vậy người tiêu dùng, liệu có nên hàng tháng bỏ ra số tiền gấp đôi, thậm chí gấp 4 - 5 lần để mua nhớt cao cấp, mà lợi ích đem lại không tương xứng (quá chênh lệch) so với số tiền bỏ ra.
Vấn đề còn lại là, về phía người tiêu dùng cần thay nhớt theo đúng chu kỳ, và về phía hãng nhớt, phải đảm bảo sản xuất nhớt đúng chất lượng mà họ ghi trên bao bì. Tiếc thay, một vài hãng nhớt hiện nay vẫn còn “hú họa” chất lượng với người tiêu dùng. Về chu kỳ thay nhớt, càng năng thay nhớt thì việc bảo vệ động cơ càng tốt. Thay thường xuyên quá mức cần thiết lại... hao tiền. Một hãng xe gắn máy của Nhật khuyến cáo chu kỳ thay nhớt từ 3.000 – 4.000 km. Nhưng điều kiện đường sá ở nước ta chưa tốt (nhiều ổ gà, thường thắng gấp, tăng giảm tốc độ thất thường...), thì chu kỳ thay nhớt nên là 2.000 km.
Chuyện bên lề...
Bạn nên biết, bán nhớt cao cấp (SG, SH... hay nhớt tổng hợp, bán tổng hợp) có lời hơn nhiều so với bán nhớt thông dụng SE, SF. Các hãng nhớt ở Việt Nam hiện đang phải đối phó với một bài toán nan giải: Nếu hạ giá nhớt cao cấp (để bán cho xe gắn máy), họ sẽ phá vỡ cơ cấu giá dành cho thị trường nhớt xe ô tô, còn nếu tăng giá nhớt SE, SF họ sẽ bị cạnh tranh gay gắt ở một thị trường có hàng chục triệu xe gắn máy. Liệu chúng ta có nên giúp các hãng nhớt giải quyết bài toán kinh doanh này, bằng cách dùng nhớt cao cấp của xe ô tô cho xe gắn máy?
Tóm lại, để bảo quản xe gắn máy được tốt, bạn chỉ cần dùng nhớt cấp chất lượng API- SE hoặc SF và chịu khó thay nhớt đúng chu kỳ là đủ.
Bạn nên dùng Nhớt XCEL, nhập khẩu từ Mỹ. Dầu nhớt này có giá hơi cao hơn. Nhưng sử dụng kinh tế gấp 2,3 lần. NHớt thường 1500km bạn phảy thay rồi, mất khoảng 60 -70 nghìnđồng. Trongđó Nhớt Xcelđến 3000km mới phải thay. Mà giákhoảng 89.000đồng/lít. Như vậy tính về kinh tế: tiết kiệm về thời gian thay nhớt, tiết kiệm về chi phí trả tiền, bảo vệ động cơ tốt hơn nữa. Đặc biệt nhớt sau khi sử dụng, chỉ hơi ngả màu 1 chút. Nhìn như nhớt mới thay.
Hãy tưởng tượng, xe bên Mỹ nó chạy từ những năm 1920, đến giờ mà máy chạy vẫn êm, vẫn ngon. Đồng hồ có chiếc điểm số vài triệu cây số. Ở nước ta, xe chạy khoảng 200 nghìn km là phải làm máy, pitton lỏng le, nhả khói đen cuồn cuộn. Bò thêm 200 nghìn km nữa là bán sắt vụn luôn. Vậy thì do đâu, địa hình là 1 phần, nhưng quan trọng nhất là dầu nhớt Động cơ.
1.Có hãng dầu nhớt nào dám mua bảo hiểm 1.000.000 USD cho động cơ chưa?
2. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe tải chạy 50.000km mới phải thay nhớt chưa?
3. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe oto chạy 10.000km mới phải thay chưa?
4. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe máy, tay ga chạy 3.000km mới phải thay chưa?
5. có dầu nhớt nào đảm bảo cho tàu thuyền chạy trong 500 giờ mới phải thay chưa?
Nhưng dầu nhớt XCEL đã làm được điều đó.
Ai cần mở đại líđộc quyềnở Sóc Trăng, Bạc Liêu, cà Mau. hãy liên hệ :
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PT ĐÔNG DƯƠNG
ĐC: 219A/5-hùng vương- Phường 01-tp.Bạc Liêu
Đt: 07813.828280-0935.577558-0917.447447 gặp anh Tín Phòng Kinh Doanh
Một số hình ảnh:
-Tất cả các sản phẩm dầu bôi trơn động cơ cao cấp XCEL đều có phẩm cấp cao nhất tính đến thời điểm hiện nay theo tiêu chuẩn của Viện dầu lửa Hoa Kỳ ( API ).
- Các sản phẩm đều được mua bảo hiểm vật chất tại Aon Risk Services Inc. USA , mức bảo hiểm lên đến 1.000.000 USD một vụ nếu xẩy ra tổn thất do lỗi của dầu XCEL gây ra.
- Mọi chỉ tiêu kỹ thuật đều được nhà sản xuất giám sát chặt chẽ và mỗi khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được giám định
bởi Trung tâm kỹ thuật I thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Xin trả lời thắc mắc với 5 câu hỏi:
"1.Có hãng dầu nhớt nào dám mua bảo hiểm 1.000.000 USD cho động cơ chưa?
2. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe tải chạy 50.000km mới phải thay nhớt chưa?
3. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe oto chạy 10.000km mới phải thay chưa?
4. Có dầu nhớt nào đảm bảo cho xe máy, tay ga chạy 3.000km mới phải thay chưa?
5. có dầu nhớt nào đảm bảo cho tàu thuyền chạy trong 500 giờ mới phải thay chưa?"
Xin thưa là có rồi! Đó là dầu nhớt Super Miracle Plus- sản xuất bởi tập đoàn Dong Jin- Hàn Quốc. Độc quyền phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH Dầu Việt. Kể theo 5 điểm trên thì sản phẩm Super Miracle Plus như sau:
1. Mua bảo hiểm 1.000.000.000 Won của LIG tại Hàn Quốc, tương đương 1 triệu USD. Ngoài ra công ty Dầu Việt còn mua thêm 1 gói bảo hiểm nữa cho sản phẩm này tại Việt Nam.
2. Super Miracle Plus đảm bảo cho xe tải chạy tới 150.000km mới phải thay nhớt, gấp 3 lần khả năng của xcel.
3. Super Miracle Plus cũng đảm bảo ô tô chạy tới 150.000km mới phải thay nhớt, gấp 15 lần khả năng của Xcel.
4. Super Miracle Plus đảm bảo cho xe máy, tay ga chạy tới 150.000km luôn! gấp 50 lần Xcel.
5. Với máy tĩnh, máy tàu thuyền, Super Miracle Plus đảm bảo cho máy móc loại này chạy 2000 giờ mới phải thay nhớt, gấp 4 lần Xcel.
Công ty chúng tôi hiện đang tìm đối tác- đại lý mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm tuyệt vời này tại Miền Bắc- Trung- Nam. Quý vị muốn hợp tác vui lòng liên hệ
Hotline: 0972.676.808.
Địa chỉ: 123B Trần Đăng Ninh- Cầu Giấy- Hà Nội.
Website: www.djmiracle.vn
Hân hạnh được đón tiếp quý vị.
Sirius thì xài Havoline Super 4T SAE 20W-50 hoặc 15W-40 cấp SL Nhớt xe thì tầm 1500-1700 km thay 1 lần.
Chi tiết sản phẩm của hãng Havoline Caltex, các bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại: http://tinyurl.com/caltex-vietnam