- Công suất thế nào cho tương thích giữa loa và ampli? - Độ nhạy của loa thế nào? Chọn độ nhạy thế nào cho hợp lý?

- Độ nhạy của loa thế nào? Chọn độ nhạy thế nào cho hợp lý? - Trở kháng là gì? Chọn trở kháng thế nào cho phù hợp? - Khi công suất ampli ghi là 155 Watt thì ghép với loa ghi là 20 – 160 Watt có được không?
lovelife
lovelife
Trả lời 16 năm trước
Các câu hỏi của bạn liên quan tới rất nhiều vấn đề cơ bản của lý thuyết âm thanh. Bạn có thể tìm đọc những tài liệu chuyên môn về vật lý để có thể tự tìm ra câu trả lời. Trong khuôn khổ giới hạn của một bài tư vấn, chúng tôi xin lần lượt giải đáp như sau: 1. Về lý thuyết, loa và ampli được gọi là tương thích công suất khi công suất hiệu dụng tối đa của ampli cao hơn công suất tối thiểu của loa (trong cùng một mức trở kháng). Chẳng hạn, ampli có công suất RMS = 50 Watt ở mức trở kháng 8 Ohm có thể tương thích về mặt công suất với loa có công suất tối thiểu thấp hơn 50 Watt ở mức trở kháng danh định 8 Ohm. Tuy nhiên, tính tương thích của loa với ampli còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, chẳng hạn độ nhạy của loa, cấu trúc của loa.... Ví dụ, một ampli có công suất RMS là 100 Watt chưa chắc đã có thể phối ghép tốt với một loa độ nhạy cao, có công suất tối thiểu là 5 Watt. 2. Độ nhạy của loa là đại lượng chỉ mức nén của âm thanh, viết tắt là SPL (sound pressure level). Một loa có độ nhạy 90 dB có nghĩa là với 1 Watt công suất của ampli (tương ứng với mức điện áp xoay chiều 2,83 V) thì loa sẽ đạt tỉ lệ SPL = 90 dB tại khoảng cách 1 mét ở một mức trở kháng nhất định. Thông số về độ nhạy của loa sẽ cho ta biết công suất tối thiểu của tăng âm để phối ghép với loa. Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của ampli càng thấp. Cứ giảm SPL một mức là 3 dB thì cần công suất ampli gấp đôi. Nếu như chỉ 1 Watt cũng đủ để đạt mức âm lượng tương đối lớn với loa có độ nhạy 95 dB thì cần phải có ampli đạt công suất tối thiểu là 8 Watt để kéo loa 86 dB. Dựa vào đó bạn có thể tự tìm ra câu trả lời loa có độ nhạy thế nào là phù hợp, khi bạn đã biết công suất hiệu dụng của ampli. 3. Trở kháng nghĩa là mức độ cản trở của một vật liệu dẫn điện đối với sự di chuyển của các điện tử. Trong lĩnh vực âm thanh, việc phối hợp trở kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chẳng hạn, trở kháng đầu ra của pre-ampli phải phù hợp với trở kháng đầu vào của ampli. Tóm lại, bạn cần chú ý rằng trở kháng ra của một thiết bị phải có tính tương thích với trở kháng vào của thiết bị đứng sau nó. 4. Như đã phân tích ở phần trên, ampli có công suất tối đa là 155 Watt có thể phối ghép tốt với loa yêu cầu công suất tối thiểu là 20 Watt và công suất tối đa là 160 Watt.