Mô tả sản phẩm: Fujifilm X-E1 (SUPER EBC 18mm F2) Lens Kit
Điểm mạnh: Fujifilm X-E1 cho chất lượng ảnh chụp tuyệt vời và có một thân máy với thiết kế hấp dẫn.
Điểm yếu: Máy hơi giật một chút, chất lượng video gây thất vọng.
Khi Fujifilm giới thiệu chiếc X-E1, tôi đã nghĩ rằng đây là một phiên bản rẻ hơn, nhỏ hơn và nhanh hơn của Fujifilm X-Pro1. Nhưng tôi cũng không tốn nhiều thời gian để tìm ra điểm yếu: hiệu năng và chất lượng video. Fujifilm X-E1 đem đến chất lượng hình ảnh tương đương đàn anh X-M1, với một thiết kế thân thiện với người dùng.
Dựa trên hệ thống xử lý ảnh và cảm biến không có bộ lọc khử răng cưa như X-Pro 1, chiếc X-E1 thay thế kính ngắm lại bằng một kính ngắm điện tử độ phân giải cao. Ngoại trừ màn hình LCD 2.8-inch nhỏ hơn, thiết kế thân máy mang nhiều nét tương đồng, với các bố trí các nút bấm giống hệt. Máy cũng nhẹ hơn 20% so với phiên bản cũ.
Chất lượng ảnh chụp
Máy ảnh cho chất lương ảnh chụp tuyệt vời, tương tự như X-M1. Nhờ vào cảm biến X-Trans của Fujifilm và khả năng xử lý ảnh tuyệt vời, tất cả các ảnh JPEG đều rất tuyệt khi tăng ISO lên đến 1600. Chụp ảnh ở ISO 6400 vẫn cho các bức ảnh có thể sử dụng tốt, tùy thuộc vào từng tình huống.
Máy ảnh cũng có một dải nhạy sáng tốt. Nếu bạn chụp ảnh RAW, nó sẽ ghi lại nhiều chi tiết đẹp trong những vùng ánh sáng, và bạn có thể điều chỉnh để lấy lại những vùng ảnh tối mà không làm xuất hiện nhiễu sạn. Tôi cũng đánh giá cao mức độ chính xác và khả năng xử lý màu sắc, mặc dù chúng hơi khác biệt so với X-M1. Tuy nhiên, chất lượng quay phime của X-M1 lại gây một chút thất vọng. Bởi vì cảm biến không có tấm lọc khử răng cưa (anti-aliasing), các cạnh của hình ảnh trông khá xù xì. Hầu hết các nhà sản xuất trang bị một cảm biến không có tấm lọc đều bổ sung tính năng xử lý video sau khi quay.
Một số ảnh chụp bằng Fujifilm X-E1:
Hiệu năng chụp ảnh
Thậm chí với firmware của máy và của ống kính được cập nhật lên phiên bản mới nhất (lần lượt là 2.0 và 3.0), Fujifilm X-E1 hoạt động lại tương đối giật. Nó cần khoảng 1.4 giây để khởi động rồi chụp, nhưng khoảng thời gian từ lúc lấy nét đến lúc chụp trong điều kiện tối ưu chỉ là 0.5 giây và 0.8 giây trong điều kiện thiếu sáng. Chụp 2 bức ảnh liên tiếp gần khoảng 1 giây, cho dù bạn chụp ở định dạng JPEG hay RAW, và với một thẻ nhớ có tốc độ đọc 95 MBps. Đó là khoảng thời gian trung bình, thời gian lấy nét sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Khi chụp ảnh với đèn flash, độ trễ giữa những lần chụp tăng lên tới khoảng 3.8 giây.
Giống như X-M1, Fujifilm X-E1 có thể chụp nhiều ảnh cùng lúc - 16 ảnh JPEG với tốc độ khoảng 5.7 hình/giây, hoặc 12 ảnh RAW với tốc độ 5.9 hình/giây, nhưng đó là khi bạn chưa sử dụng tính năng lấy nét tự động.
Khả năng lấy nét tự động hoạt động rất tốt khi chụp ảnh tĩnh, nhưng tính năng lấy nét tự động liên tục lại trở thành một vấn đề khi quay video. Việc lấy nét qua màn hình LCD kém hiệu quả hơn khi lấy nét qua hệ thống kính ngắm điện tử, bởi màn hình có độ phân giải cao hơn nên sự khác biệt của những chi tiết trên ảnh không thực sự nổi bật.
Thiết kế và các tính năng
Có nhiều thứ chúng tôi không thích về thiết kế của Fujifilm X-E1. Thân máy tương đối lớn nhưng tay nắm lại nhỏ. Phần tay nắm ở mặt sau cũng đủ lớn để sử dụng máy bằng một tay. Ở trên cùng là nút xoay điều chỉnh tốc độ chụp ảnh và độ phơi sáng; để sử dụng tính năng chụp ưu tiên màn trập, bạn xoay shutter dial sang vị trí "A". Máy ảnh được thiết kế để sử dụng được với các ống kính có vòng điều chỉnh khẩu độ, nhưng bản cập nhật firmware mới đã nâng cấp nó lên để tương thích với cả những ống kính mới không hỗ trợ vòng khẩu độ. Nếu bạn sử dụng các ống kính cao cấp hơn, bạn có thể lựa chọn giữa chế độ khẩu độ chủ động hoặc tự động bằng cách xoay một nút chốt ở trên ống kính.
Bên cạnh nút chụp ảnh có một nút Chức năng mà có thể cấu hình để thực hiện rất nhiều tính năng khác. Một đèn flash popup có thể được điều chỉnh thay đổi góc, một tính năng mà tôi thực sự thích. Một nút điều chỉnh chế độ lấy nét (autofocus mode) với các tùy chọn Single, Continuous, hoặc Manual, nằm phía trước thân máy.
Ở phần bên trái của mặt sau của máy ảnh là các nút bấm Xem lại (Review), Chế độ chụp (Drive), Đo sáng (Metering )và lựa chọn vùng lấy nét (autofocus-area selector). Ở trên phía bên phải, bạn sẽ thấy các nút điều hướng, một trong số đó được gắn với chế độ chụp ảnh Macro, và một nút Menu/OK. Ở trên nắm tay có một nút AE/AF và nút Q của Fujifilm để khởi động menu Quick Control.
Dù vậy, vẫn có một số điểm trong thiết kế mà tôi không thích: chốt nối tripod nằm ngay bên cạnh ngăn đưng thẻ SD/pin, nên người dùng gần như không thể thay thế pin hoặc thẻ SD nếu như đang sử dụng tripod. Không chỉ thế, người dùng còn không thể cài đặt tốc độ chụp tối thiếu trong chế độ chụp ưu tiên khẩu độ.
Trong khi máy ảnh có lợi thế khi được trang bị hệ thống kính ngắm điện tử, đèn flash xoay và hệ thống lấy nét, những phần tính năng còn lại đều rất bình thường. Ngoại trừ vấn đề liên quan đến tốc độ chụp tối thiểu, những chức năng khác của máy đều sẽ đám ứng đủ nhu cầu của người chụp. Bên cạnh chất lượng video kém, có một số ít tùy chọn dành cho video, cho phép người dùng điều chỉnh chất lượng âm thanh và video nhiều hơn.
Tổng kết
Nếu bạn chỉ muốn có được những bức ảnh chất lượng cao, tiết kiệm tiền, chiếc X-E1 đem lại trải nghiệm chụp ảnh tuyệt vời, và những phụ kiện ống kính giá rẻ hơn từ X-M1 sẽ làm bạn thất vọng nếu bạn cảm thấy thiết kế của X-E1 hấp dẫn.
Nếu bạn muốn một thiết bị với hiệu năng tốt hơn, chất lượng video vừa phải, Sony Alpha Nex-6 vẫn là lựa chọn hấp dẫn nhất hiện nay.
Theo CNET