Mô tả sản phẩm: Panasonic Lumix DMC-GX1 (LUMIX G X VARIO 14-42mm F3.5-5.6 ASPH) Lens Kit
Ưu điểm: Hiệu suất chụp nhanh và chất lượng ảnh chưa qua xử lý (Raw) tuyệt vời, cùng với giao diện kết hợp kiểm soát trực tiếp/màn hình cảm ứng kỳ cựu của Panasonic khiến cho Lumix DMC-GX1 là một lựa chọn ILC (máy ảnh ống kính rời không gương lật) đúng đắn.
Nhược điểm: Bộ ống kính zoom điện X-series mới có thể sử dụng một số điều chỉnh trong thiết kế, và công nghệ xử lý ảnh JPEG của Panasonic, mặc dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn không hiệu quả lắm.
Tổng quan: một máy ảnh có thiết kế đẹp mắt với giao diện mà các nhiếp ảnh gia sáng tạo có thể tùy chỉnh theo ý thích của mình Panasonic Lumix DMC-GX1 xứng đang được cân nhắc nghiêm túc nếu bạn đang tìm kiếm một máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn với giá phải chăng.
Tự nhiên tôi thích Panasonic Lumix DMC-GF3 vì những lý do sau: đó là một máy ảnh có chất lượng hình ảnh và tốc độ chụp mà các nhà nâng cấp dòng sản phẩm máy ảnh ngắm và chụp đang tìm kiếm một kích thước nhỏ hơn đáng kể so với máy DSLR và một giao diện quen thuộc với họ. Nhưng khi sản phẩm này ra mắt, tôi nghe thấy một vài lời cẳn nhằn từ những người muốn một sự kế thừa thực sự trong chuỗi sản phẩm GF. Họ không quan tâm kích thước lớn hơn một chút để đổi lấy nút quay tròn điều chỉnh vật lý và khe cắm đèn flash ngoài. Đúng vậy, có vẻ như Panasonic cũng đã nghe thấy những lời than phiền này. Hoặc có lẽ nó luôn nằm trong kế hoạch của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, Lumix DMC-GX1 có đặc tính Micro Four Thirds (có ống kính hoán đổi) là một thành công lớn của GF1 mà GF2 nên có. Nó tái hiện lại thiết kế chụp tốt hơn của máy ảnh, đáng chú ý nhất với sự trở lại cúa chế độ điều chỉnh dạng xoay vật lý, mà Panasonic đã bỏ từ GF2. Chức năng này dài hơn và sâu hơn một chút, nhưng độ sậu xuất phát từ một rãnh lớn hơn và tôi không thể đổ lỗi cho điều đó. Thêm nữa, sản phẩm này đã cải thiện đáng kể cả về hiệu suất và chất lượng hình ảnh so với hai người tiền nhiệm của nó.
Nhưng ở những khía cạnh khác, đây chỉ cập nhật khiêm tốn của hai model GF ra mắt trước để giúp sản phẩm này có được như hôm nay. Panasonic Lumix DMC-GF3 kết hợp các cảm biến của G3 (không phải là cảm biến tiên tiến hơn từ GH2, mặc dù độ phân giải như nhau) và thiết kế tự động lấy nét Light Speed hiện tại. Các đặc điểm khác của máy ảnh là mức độ điện tử và một nút phơi sáng tự động trùm lên.
Mặc dù GX1 đem đến chất lượng hình ảnh tốt nhất của Panasonic cho đến nay, nhưng công nghệ xử lý ảnh JPEG vẫn chỉ ở mức bình thường, và nhìn chung công nghệ giảm nhiễu ảnh vẫn không thể đọ được với NEX-5N. Dưới góc độ tích cực bạn có thể chụp ảnh JPEG đến độ nhạy sáng ISO 400 mà không làm giảm các chi tiết quan trọng, thậm chí ở ISO 200 bạn có thể thấy một số chỗ hơi nhòe, và kể cả ở độ nhạy sáng thấp nhất ISO 160, bạn vẫn có thể thấy hiện tượng nhiễu ảnh ở những vùng tối. Tuy nhiên ảnh nguyên bản nhìn khá tốt ở ISO 800 – có một chút hạt và một vài sự cắt xén trong những cảnh tối – vẫn khá hữu dụng ở độ nhạy sáng ISO 1600. Màu sắc được truyền tải chính xác và độ phơi sáng nằm trong tiêu chuẩn.
Video khá tốt, và tùy chọn 1080/30p MP4 là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ quét xen kẽ AVCHD (mặc dù tôi không biết tại sao nó chỉ không tương thích với AVCHD 2.00. Độ sắc nét và bão hòa trông khá đẹp mắt, và mức độ ổn định hình ảnh của ống X – series hoạt động rất hiệu quả, nhưng giống như phần lớn các sản phẩm trong nhóm này, nó có lỗi rolling shutter gây khó chịu. Stereo mic cũng khá tốt, và mặc dù độ nhạy không gây ra bất cứ tiếng ồn nào từ các ống kính zoom điện yên tĩnh.
Trong khi G1 thua Nikon 1 J1 ở hiệu suất chụp 1 lần hoay chụp liên tục, thì sản phẩm này cũng người anh em GF3 của mình dẫn đầu với tốc độ chụp các bức ảnh (shot – to- shot) mà tôi có xu hướng đánh giá khắt khe hơn một chút miễn là hiệu suất máy ảnh tốt ở single shot. Máy ảnh khởi động và chụp ảnh trong khoảng 1 giây: giống như J1, cần phải rà soát ống kính trong khi cung cấp năng lượng làm máy ảnh khởi động chậm một chút. Sản phẩm này có thể lấy nét và chụp trong điều kiện ánh sáng tốt khoảng 0.3 giây và 0.6 giây trong điều kiện thiếu sáng. Chụp ảnh định dạng JPEG mất khoảng 0.5 giây cho hai bức ảnh liên tiếp, khoảng 0,6 giây cho ảnh nguyên bản, JPEG + raw cho cảm giác tốc độ chụp tương xứng. Sử dụng đèn flash 1 giữa các lần chụp mất khoảng 1 giây. GX1 chụp liên tục khoảng 4fps với cập nhật LCD, một khoảng thời gian đáng ngưỡng mộ cho những sản phẩm trong nhóm này, nhưng so với những máy ảnh không phải OVF thì màn hình hiển thị không cập nhật đủ nhanh để ghi lại được đối tượng đang chuyển động trong một khung hình. Sản phẩm này cũng có chế độ chụp liện tục tốc độ cao với tốc độ chụp 20fps trong 2 giây.
Tôi thực sự thích thiết kế của GX1, mặc dù tôi có một vài ngụy biện. Sản phẩm này hơi to hơn một chút so với các dòng sản phẩm khác, nhưng không sản phẩm nào trong số này đủ nhỏ với một ống kính đi kèm được xem là nhỏ hơn đáng kể so với những ống kính khác. GX1 có rãnh và chỗ để ngón cái với kích thước vừa vặn tạo cảm giác thoải mái khi giữ và chụp bằng 1 tay, và sản phẩm này cũng có kết cấu khá tốt.
Máy ảnh này có đèn flash tương tự như GF3, bạn có thể giữ nghiêng về phía sau để chiếu ánh sáng, một đặc điểm khá tuyệt vời và hai khe cắm đèn flash ngoài như một gắn kết cho kính ngắm điện tử tùy chọn. Bên cạnh đó, các tùy chỉnh được bố trí khá điển hình. Mode Dial (bánh xe chính) bao gồm cài đặt thông thường của các chế độ PASM, cộng với hai vị trí cho nhóm 4 thiết lập tùy chỉnh, chế độ cảnh và chế độ hiệu ứng đặc biệt Creative Control không mấy ấn tượng của Panasonic. Còn có cả chế độ tự động thông minh IA bao trùm lên nút bấm giúp nhanh chóng tham gia vào hoặc thoát ra khỏi chế độ tự động, một bổ sung đặc biệt của Panasonic tôi rất thích, và một nút ghi hình.
Phần đằng sau là các mảng điều chỉnh thông thường gồm hai nút chức năng chương trình, một nút để chuyển đổi qua lại giữa lấy nét bằng tay và tự động lấy nét và một jog dial dùng để điều chỉnh các chế độ đặc biệt. Như vậy so với những người anh em của mình, GX1 có một giao diện kết hợp rất tuyệt vời, có thể hoạt động thông qua màn hình cảm ứng với rất nhiều các tùy chọn hoặc hoàn toàn sử dụng các nút điều chỉnh, ví dụ, bạn có thể chọn những tùy chỉnh xuất hiện trên Menu nhanh, đặt biểu đổ ở bất cứ đâu trên màn hình và thực hiện hầu hết các hoạt động với nút bấm hoặc cảm ứng. Với ống kính PZ mới, cạn còn có thể phóng lớn thông qua màn hình cảm ứng, ở hai tốc độ cố dịnh và thay đổi khác nhau, và nó còn hiển thị độ dài tiệu cự, một mức độ chính xác tôi rất thích.
Màn hình LCD khá ổn: sáng, độ phân giải hơi thấp một chút – đủ tốt để lấy nét bằng tay – và có thể sử dụng dưới ánh sáng trực tiếp.
Phàn nàn duy nhất của tôi là về giao diện của máy ảnh có một số nút bấm dạng phẳng khá khó bấm. sản phẩm này có nút quay phim, có rất ít phản hồi rõ ràng. Các nút bấm được khắc bạc chứ không phải dán nhãn, và gần như không thể nhìn thấy những ký hiệu khắc trong điều kiện thiếu sáng mà không phải nghiêng máy về phía nguồn sáng.
Tôi không thấy có hạn chế nào trong thiết kế máy ảnh, nhưng ống kính X series và ống kính cùng bộ với máy thì lại có. Tôi thực sự thích ý tưởng đằng sau các ống kính zoom điện, nó sẽ tự động thu lại khi bạn tắt máy và trở thành một máy ảnh khá nhỏ gọn. Ống kinh này nhanh và yên tĩnh, với độ ổn định tốt và về phương diện quang học có vẻ giống với bản sao 14-42mm truyền thống của nó.
Nhưng vị trí của nút zoom và lấy nét bằng tay thực sự khó chịu, đặc biệt nếu bạn đang chụp mà không có EVF tùy chọn, tôi luôn cảm giác như mình đang vặn vẹo tay để điều chỉnh phóng to khi giữ màn hình LCD trong tầm mắt của mình. Ngón cái tự nhiên trượt xuống nút lấy nét thủ công, khiến tôi cố gắng một cách chán nản để phóng to trong khi vô tình bấm nhầm nút. Hơn thế nữa, sử dụng một nút chuyển đổi cho lấy nét bằng tay tạo cảm giác không chính khác rất khó chịu so với vòng tròn lấy nét thủ công. Ống kính thực sự tối ưu hóa khi quay video và vị trí của các nút có vẻ như sẽ thoải mái nhất khi sử dụng với EVA hoặc LCD có khớp nối, không phải là những thứ G1 có. Phải thêm rất nhiều chi phí cho ống kính so với các ống kính đi kèm theo bộ cũ hơn, nên tôi đặc biệt khuyên bạn thử chiếc máy ảnh này với cả hai trước khi mua.
Các tính năng khá ổn đinh, nhưng không có gì đặc biệt vượt trội hơn so với các sản phẩm cạnh tranh và màn hình LCD có khớp nối hoặc nghiêng sẽ rất tốt. Sản phẩm này cũng có một khung phơi sáng 7 lần, với một dải 6 stop, hấp dẫn các nhiếp ảnh gia HDR. Panasonic cũng đã giới thiệu một chế độ lấy nét tự động mới với GX1, đó là AFF (lấy nét tự động linh hoạt), được thiết kế để điều chỉnh đối với những chuyển động nhỏ của đối tượng mà có lẽ thất bại thông qua những khe hở giữa lấy nét tự động đuổi theo và lấy nét tự động liên tiêp, nhưng tôi không thể tìm thấy bất kỳ lợi thế nào của các phương thức lấy nét tự động cũ hơn và các tùy chọn khu vực lấy nét – và vì GX1 đem đến rất nhiều lựa chọn.
Kết luận
GX1 có thể không thiết kế tuyệt vời gợi nhớ đến các sản phẩm trước đây, nhưng đây là một ILC có kiểu dáng đẹp mắt và rất tốt có nhiều tính năng cho các nhiếp ảnh gia tay nghề cao, miễn là bạn không chụp ảnh thể thao. Mặc dù nhất định bạn phải thử các ống kính zoom trước khi sử dụng bộ sản phẩm này.