Mô tả sản phẩm: Nikon Coolpix S800c
Chỉ là vấn đề thời gian trước khi một nhà sản xuất máy ảnh lớn bắt đầu sử dụng Android làm hệ điều hành cho sản phẩm của mình. Nikon chính là người đầu tiên thực hiện ý tưởng đó với Coolpix S800c.
Đã xuất hiện phiên bản Polaroid SC1630 mẫu tại triển lãm CES vừa rồi, nhưng đây chưa hẳn là một chiếc máy ảnh, và có vẻ nó chưa sẵn sàng để tung ra thị trường. Chiếc S800c thì ngược lại, được trang bị một cảm biến CMOS 1/2.3 inch 16 megapixel, chương trình xử lý Nikon Expeed C2, một ống kính 10x f3.2 – 5.8 25-250mm với công nghệ cân bằng hình ảnh quang học – tất cả chúng cũng có mặt trên chiếc Nikon Coolpix S6300. Đây chính xác là một chiếc máy ảnh ‘ngắm và chụp’ sử dụng Android.
Tất nhiên, Android đã đem lại nhiều điều thú vị cho những chiếc máy tính bảng, với cả thế giới ứng dụng trong tay bạn. Mặc dù chiếc máy ảnh không có giắc cắm tai nghe, nhưng nó vẫn có kết nối Bluetooth, vì thế bạn có thể sử dụng với những chiếc headphone hoặc loa không dây, cũng như chơi game, nghe nhạc và xem phim. Nikon Coolpix S800c chỉ có kết nối Wi-Fi (không có kết nối di động), vì thế để chia sẻ trực tiếp ảnh từ máy ảnh lên các trang web, bạn sẽ cần thiết lập một kết nối không dây. Nếu như bạn đang di chuyển, Nikon có các ứng dụng dành cho Android và iOS, cho phép bạn gửi tới một smartphone hay tablet, để sau đó đăng lên trang web.
Tuy nhiên, vấn đề chính chúng tôi gặp phải với chiếc S800c là đây không phải một chiếc máy ảnh tốt hơn chỉ bởi nó chạy Android. Chiếc S6300 mà tôi đã đề cập có mức giá khoảng $150, và ở cái giá đó nó là một máy ảnh tốt. Chiếc S800c có giá khoảng $350, tuy có Android, Wi-Fi, GPS và một màn hình cảm ứng, chiếc máy ảnh không có điểm gì đặc biệt cả.
Chất lượng hình ảnh
Tạm chưa nói tới thành phần Android của chiếc máy ảnh này, nhìn chung chất lượng hình ảnh của Nikon Coolpix S800c nằm trên mức trung bình đối với một máy ảnh ngắm và chụp với những đặc điểm như vậy, phù hợp cho việc in ấn kích thước 8x 10 hoặc lớn hơn, và sử dụng trên Web. Tôi nghĩ bạn sẽ muốn có được các bức ảnh và video đẹp từ S800c hơn là từ những mẫu smartphone cao cấp như Samsung Galaxy S3, HTC One X, Nokia 808 PureView, Lumia 920 hay iPhone 5. Không chỉ vậy, khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu của Coolpix S800c tốt hơn cả.
Mặc dù các thiết lập độ nhạy của nó dao động từ ISO 125 tới ISO 3200, Coolpix S800c hoạt động hiệu quả nhất khi có nhiều ánh sáng để giữ độ nhạy dưới mức ISO 400. Không kể đến độ nhạy, các bức ảnh vẫn có thể hiển thị mượt mà, sắc nét nhờ vào phần mềm chỉnh sửa ảnh. Có một lựa chọn ‘Fixed Range Auto’ hạn chế bạn ở phạm vi ISO 125 – 400, tôi đề xuất bạn sử dụng nó dưới ánh sáng ban ngày nếu có thể.
Những thiết lập ISO cao nhất 1600 và 3200 chỉ nên được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp, chủ yếu bởi vì màu sắc sẽ bị phai đi và chức năng khử nhiễu khiến cho các vật thể trở nên xấu xí. Trên thực tế, màu sắc trông rất tệ ở ISO 3200, đến nỗi bạn sẽ không muốn sử dụng nó.
Chất lượng video thì rất tốt, đẹp hơn những đoạn video quay bởi S6300. Bạn vẫn có thể sử dụng chức năng zoom quang học trong lúc quay phim, và có một lựa chọn tự động lấy nét liên tục. Tuy nhiên có thể bạn sẽ nghe thấy những âm thanh ghi lại vào mic của máy ảnh trong những hoàn cảnh yên tĩnh.
Hiệu năng
Khả năng chụp ảnh của chiếc máy ảnh này tốt hơn một chút so với chiếc S6300, bởi vì nó có tốc độ chụp tương đối nhanh. Chiếc máy ảnh sẽ bắt đầu từ bất kỳ giao diện nào mà bạn đã sử dụng, vì thế nếu bạn tắt máy ảnh đi trong khi ở giao diện chụp ảnh Nikon, chỉ cần tốn khoảng 2.4 giây để bật và chụp ảnh; hoặc bạn sẽ đi vào màn hình Android. Độ trễ - khoảng thời gian từ khi ấn nút chụp cho đến khi chụp ảnh mà không phải lấy nét trước – trong những điều kiện ánh sáng tốt vào khoảng 0.2 giây. Với những mục tiêu có độ tương phản thấp hơn, máy ảnh cần khoảng 1.9 giây để lấy nét và chụp. Khoảng thời gian giữa 2 lần chụp liên tiếp trung bình vào khoảng 1.5 giây nếu không dùng đèn flash, và 1.6 giây nếu có sử dụng flash, rất phù hợp cho một máy ảnh ngắm và chụp.
Coolpix S800c có thể chụp liên tục 3 bức ảnh ở tốc độ 7.9 khung hình mỗi giây. Tuy nhiên, lấy nét và độ phơi sáng được cài đặt ở bức ảnh chụp đầu tiên, vì thế nếu vật thể đang chuyển động, những thay đổi khiến cho toàn bộ 3 ảnh chụp lấy nét trượt. Chiếc máy ảnh cũng có thể chụp liên tục ở tốc độ 60 fps và 120 fps, trong đó lựa chọn đầu tiên chụp tới 25 bức ảnh ở độ phân giải 1 megapixel, và lựa chọn thứ 2 cho 50 bức ảnh VGA với một lần ấn nút. Bạn sẽ phải đợi một lúc để máy ảnh lưu lại toàn bộ các bức ảnh này, nhưng nếu như bạn đang cố gắng ghi lại một khoảng khắc, đây sẽ là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, ở tất cả những thiết lập ảnh, lấy nét, độ nhạy và cân bằng trắng đều được cài đặt với bức ảnh đầu tiên.
Nhìn chung, khả năng chụp ảnh rất tốt. Tuy nhiên, những chức năng khác có hơi chậm chạp. Những ứng dụng mở khá chậm và việc sử dụng không được thỏa mái. Trong quá trình thử nghiệm, có một vài khoảnh khắc các ứng dụng bắt buộc phải đóng hoặc bị treo. Tôi cũng thường xuyên được chào đón bằng một dòng chữ “Please wait…” khi bật hoặc tắt máy ảnh. Không chỉ vậy, thời lượng pin của Coolpix S800c còn rất kém.
Thiết kế và các chức năng
Nhìn từ phía trước, Coolpix S800c không khác mấy so với những phiên bản dòng S-series, mặc dù lớp vỏ của nó bằng nhựa thay vì kim loại. Xoay chiếc máy ảnh lại, bạn sẽ thấy một màn hình cảm ứng OLED 3.5 inch đẹp và nhạy, cùng với 3 nút bấm: Menu, Home, và Return. Nó trông giống như một chiếc điện thoại thông minh, và vì Nikon phủ màn hình bằng một lớp màu bạc, Coolpix S800c tựa như thể một chiếc máy ảnh có một smartphone gắn đằng sau.
Cảm nhận đó cũng xuất hiện trong quá trình sử dụng. Khi bạn khởi động chiếc máy ảnh, bạn sẽ thấy một thứ giống như giao diện máy ảnh điển hình, mặc dù cái này được thiết kế dành cho cảm ứng.
Ấn nút Menu và bạn sẽ có các thiết lập dành cho các tính năng của máy ảnh. Tuy nhiên, ấn nút Home, giao diện màn hình chính của Android sẽ xuất hiện cùng với nhiều shortcut để khởi động các ứng dụng, bao gồm những shortcut có tựa đề “Shooting” và “Play” đưa bạn quay trở lại với giao diện chụp ảnh của Nikon.
Những đặc điểm chính |
Nikon Coolpix S800c |
Mức giá |
$349.95 |
Kích thước |
4.4x2.4x1.1 inch |
Trọng lượng (cùng với pin và phụ kiện) |
6.5 ounc |
Độ phân giải, kích thước cảm biến, loại cảm biến |
16 megapixel, 1/2.3-inch BSI CMOS |
Kích thước màn hình LCD, độ phân giải/ kính ngắm |
3.5-inch OLED touch screen, 819K dots/None |
Ống kính (độ phóng đại, khẩu độ, độ dài tiêu cự) |
10x, f3.2-5.8, 25-250mm (tương đương 35mm) |
Định dạng file (ảnh/ video) |
JPEG/H.264 AAC (.MOV) |
Độ phân giải cao nhất (ảnh/ video) |
4,608x3,456 pixel/ 1,920x1,080 at 30fps |
Cân bằng hình ảnh |
Quang học và kĩ thuật số |
Loại pin, số bức ảnh chụp mỗi lần sạc |
Lithium ion, 140 ảnh |
Pin được sạc bên trong máy ảnh |
Yes; qua cục sạc hoặc kết nối với máy tính qua USB |
Bộ nhớ |
SD/SDHC; 1.7GB |
Phần mềm |
Software Suite dành cho Coolpix (Windows/Mac) |
Coolpix S800c chạy bằng Android 2.3.3 Gingerbread, một phiên bản của hệ điều hành được tung ra vào tháng 2 năm 2011. Đối với những thiết bị Android 4.0 hoặc mới hơn, chiếc S800c rõ ràng lạc hậu. Trái lại, hệ điều hành rất dễ sử dụng, và bạn có thể làm mọi thứ như bổ sung các shortcut và widget cho những ứng dụng ưa thích, bổ sung tài khoản email, và dễ dàng nhập thông tin tài khoản với một bàn phím ảo đầy đủ.
Thật không may, hệ điều hành và phần cứng không hoạt động hoàn toàn hiệu quả với cục pin nhỏ mà Nikon đang sử dụng. Cho dù chỉ chụp các bức ảnh với giao diện Nikon, S800c chỉ có thể ghi lại 140 bức ảnh cho mỗi lần sạc. Thực hiện những tác vụ khác với Wi-Fi, GPS, chơi game, quay phim, hoặc nghe nhạc, xem phim sẽ khiến pin hao đi rất nhanh. Ít ra, bạn vẫn có thể tháo cục pin ra và thay bằng cục pin khác, nhưng có lẽ bạn sẽ muốn sử dụng một cục sạc bên ngoài, bởi cục pin được sạc bên trong máy ảnh bằng USB (với một cáp microUSB 8-pin).
Các lựa chọn chụp ảnh tổng quát |
Nikon Coolpix S800c |
Độ nhạy ISO (độ phân giải đầy đủ) |
Auto, 125, 200, 400, 800, 1600, 3200 |
Cân bằng trắng |
Auto, Custom, Daylight, Incandescent, Fluorescent, Cloudy, Flash, Manual |
Chế độ ghi hình |
Auto, Scene auto selector, Scene, Special effects, Smart portrait, Subject tracking |
Chế độ lấy nét |
Face priority, nine-area auto, manual with 99 focus areas, center, subject tracking, touch |
Macro |
4 inch (wide) |
Chế độ đo sáng |
Multipattern, Center-weighted (when using up to 2x digital zoom), Spot (digital zoom of 2x or more) |
Các hiệu ứng màu sắc |
Nostalgic sepia, High-contrast monochrome, High key, and Low key |
Giới hạn số ảnh chụp liên tiếp (độ phân giải đầy đủ) |
3 bức ảnh |
Một điều làm tôi thấy khó chịu về Coolpix S800c là các lựa chọn chụp ảnh của nó không khác biệt là mấy so với những máy ảnh ngắm và chụp cơ bản khác, hay những chiếc smartphone cao cấp hiện có. Nhưng nếu bạn không muốn phải điều chỉnh tốc độ chụp và khẩu độ, chiếc S800c tỏ ra khá phù hợp. Có 2 chế độ Auto trên chiếc máy ảnh này. Một là Scene Auto Selector của Nikon, có chức năng điều chỉnh các thiết lập một cách phù hợp dựa trên 6 loại khung hình phổ biến. Nếu khung hình không khớp với cả 6, máy ảnh sẽ mặc định ở chế độ Auto thông thường. Kế tiếp, bạn có một chế độ Auto, mà về cơ bản chính là chế độ Program mà bạn thấy trên những chiếc máy ảnh khác. Nó kiểm soát thiết lập tốc độ chụp và khẩu độ, nhưng bạn cũng có thể điều chỉnh những thứ như ISO và cân bằng trắng.
Có tất cả 17 chế độ khung hình như Landscape và Portrait, cũng như các chế độ để chỉnh sửa những vật thể ngược sáng, chụp ảnh panorama đơn giản (180 hay 360 độ), và những bức ảnh chụp ban đêm. Một chế độ Special Effects riêng biệt đem đến cho bạn một số lựa chọn sáng tạo như High-contrast Monochrome và High and Low key. Menu playback cũng có những bộ lọc hiệu ứng khác mà bạn có thể áp dụng vào các bức ảnh sau khi chụp, chẳng hạn ‘soft focus’ cho hiệu ứng toy camera, và ‘fish eye’, nhưng điều đó không còn quá quan trọng bởi bạn đã có các ứng dụng Android.
Một lần nữa, lý do chính để đánh giá cao sự xuất hiện của Android là số lượng lớn các ứng dụng chụp ảnh và chia sẻ. Tuy nhiên cũng cần phải để ý rằng khi bạn sử dụng các ứng dụng Android, bạn bị giới hạn chỉ ở những khả năng của các ứng dụng này. Chẳng hạn, hầu hết tất cả các ứng dụng máy ảnh mà tôi đã thử không cho phép bạn điều chỉnh ống kính zoom; chỉ có thể zoom kĩ thuật số. Tương tự, ứng dụng chỉnh sửa không hỗ trợ chỉnh sửa ở độ phân giải đầy đủ. Và nếu như nó có hỗ trợ, thì có lẽ nó không hỗ trợ những bức ảnh 16 megapixel của Nikon. Không chỉ vậy, khi tôi không gặp bất kỳ vấn đề nào khi chạy các ứng dụng ưa thích, hiệu năng không thực sự nhanh.
Kết luận
Trừ khi bạn thực sự thích ý tưởng về việc sở hữu một chiếc máy ảnh ngắm và chụp với ống kính zoom 10x mà cũng có khả năng chạy các ứng dụng Android, tôi sẽ đề xuất chiếc Nikon Coolpix S800c, ít nhất khi mức giá đã giảm đôi chút. Bây giờ, tôi nghĩ bạn nên lựa chọn chiếc Coolpix S6300 hoặc một chiếc máy ảnh compact siêu zoom nào khác và một thẻ SD wireless Eye-Fi.
Theo CNET