VẢI ĐỊA KỸ THUẬT KHÔNG DỆT
Trong xây dựng công trình giao thông đặc biệt là trong việc xử lý nền đất yếu, vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Vì sao phải dùng vải địa kỹ thuật không dệt? Vải địa kỹ thuật không dệt có tác dụng như thế nào?
Vải địa kỹ thuật không dệt được cấu tạo từ những sợi ngắn (100% polypropylene hoặc 100%polyester), không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).
1/ Ứng dụng: Phân cách ổn định nền đường:Vải địa kỹ thuật có tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường.* Khôi phục nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng có cường lực chịu kéo cao, độ giãn dài thấp, độ bền kéo mối ghép nối tốt .
* Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát: Vải địa kỹ thuật được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biển nhằm giải quyết hai vấn đề: lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lưc thủy động từ bên trong bề mặt mái dốc; và triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa,
2/ Chức năng
* Chức năng phân cách: Lớp vải địa kỹ ta ứng suất nhất là những ứng suất do các phương tiện vận chuyển tác động lên làm cho vật liệu hạt giữ nguyên vẹn các đặc tính cơ học của nó.( Hình minh hoạ – H1)
* Chức năng tiêu thoát nước: Khả năng thấm theo phương vuông góc với m
g dệt để chế tạo mương tiêu thoát nước ngầm. Dòng thấm trong đất sẽ tập trung đến rãnh tiêu có bố trí lớp vải lọc và dẫn đến khu tập trung nước bằng đường ống tiêu.( Hình minh hoạ – H5)
* Chức năng lọc: Lớp vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp lọc được đặt giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau, chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô.( Hình minh hoạ – H4)v
* Chức năng gia cường: Vải địa kỹ thuật có tính chịu kéo cao. Người ta lợi dụng đặc tính này để truyền cho đất một cường độ chịu kéo nào đó theo kiểu gia cố cốt cho đất hoặc chứa đất vào các túi vải địa kỹ thuật.( Hình minh hoạ – H2)
* Chức năng bảo vệ: Ngoài độ bền cơ học như bền kéo, chống đâm thủng cao … Vải địa kỹ thuật còn có tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh. Nên Vải địa kỹ thuật được kết hợp với các vật liệu khác như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông … để chế tạo lớp đệm chống xói cho đê, đập, bờ biển, trụ cầu …( Hình minh hoạ – H3)