Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Kinh nghiệm xây dựng nhà nhất định phải biết

AvatarTrần Thanh Trà -
Lượt xem: 1.560

Xây dựng nhà là một trong những việc lớn của đời người. Và tất nhiên, công việc này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để sở hữu một căn nhà đẹp, sang trọng, tiện nghi, gia chủ khi tiến hành xây nhà cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố như thời tiết, phong thuỷ, chi phí thi công, nguyên vật liệu, thiết kế kiến trúc, nhà thầu,... Do đó, chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm hữu ích, những điều cần biết trước khi xây dựng một căn nhà để giúp quá trình thi công trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

 

 

1. Các bước lập kế hoạch cho việc xây dựng nhà

1.1. Cách tính toán diện tích nhà ở

Trước khi tiến hành xây dựng nhà, cần tính toán diện tích cần xây sao cho hợp lý

Trước khi tiến hành xây nhà, gia chủ cần tính toán diện tích cần xây sao cho hợp lý

Nếu bạn sở hữu một mảnh đất có diện tích rộng hoặc có ý định mua đất để phục vụ cho việc xây dựng nhà thì bạn nên tính toán diện tích căn nhà định xây sao cho vừa đủ với nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình. Không nên xây một căn nhà mà có diện tích quá rộng vì vừa tốn kém chi phí vừa tốn nguyên vật liệu xây dựng mà lại không cần thiết. Dưới đây là ba cách tính diện tích nhà mà bạn có thể tham khảo. Đương nhiên là bạn cũng không cần quá gò bó theo công thức, miễn sao là gia đình bạn sống thoải mái là được.

a. Tính theo số tuổi thành viên trong gia đình

Bạn hãy lấy tổng số tuổi của tất cả các thành viên trong gia đình nhân với 1,1 m2 thì sẽ ước lượng ra được diện tích nhà cần xây.

Ví dụ, với gia đình có 3 thành viên: chồng 40 tuổi, vợ 35 tuổi, con 5 tuổi thì theo công thức trên, ta lấy: (40 + 35 + 5) x 1,1 = 88 m2. Điều đó có nghĩa là diện tích nhà của bạn chỉ cần dao động trong mức 88 m2 là ổn.

Bạn có thể căn cứ vào số tuổi của các thành viên trong gia đình để tính toán diện tích xây dựng nhà

Bạn có thể căn cứ vào số tuổi của các thành viên trong gia đình để tính toán diện tích xây dựng nhà

b. Tính ba đời

Với cách này, bạn cũng sẽ ước lượng diện tích ngôi nhà cần xây theo số lượng thành viên trong gia đình. Tức là, trong một gia đình thì vợ và chồng sẽ tính 50 m2, trẻ em chưa đến tuổi đi học thì tính 10 m2, học sinh từ tiểu học đến cấp ba tính 15 m2/ người, sinh viên và người già tính 20 m2/ người.

c. Tính theo bình quân đầu người 

Trên thực tế, việc tính toán diện tích để xây dựng nhà  cần bao nhiêu mét vuông là hợp lý không có bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào. Bởi diện tích xây dựng còn tùy thuộc vào số người trong gia đình và khu đất gia đình bạn có nên khi tính toán diện tích mặt sàn bạn có thể dựa vào số người trong gia đình, nghề nghiệp, khả năng kinh tế, giá vật liệu xây dựng trên thị trường,... để quyết định.

Việc tính toán diện tích để xây dựng nhà không cần phải quá gò bó theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, miễn là gia đình bạn sống thoải mái là được

Việc tính toán diện tích để xây nhà ở không cần phải quá gò bó theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, miễn là gia đình bạn sống thoải mái là được 

1.2. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh

Trước khi xây nhà, bạn cần phải thống kê các khoản chi phí cũng như dự trù các khoản tiền phát sinh khác

Trước khi xây nhà, bạn cần phải thống kê các khoản chi phí cũng như dự trù các khoản tiền phát sinh khác

Đây là điều quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng nhà. Để tính toán một cách chuẩn xác nhất, bạn nên liệt kê ra các mục cần chi như tiền mua đất, giá vật liệu xây dựng, tiền công thợ, chi phí sắm sửa đồ nội thất,... Sau khi nắm được số lượng các danh mục cần chi để xây nhà, bạn cần quản lý chặt chẽ, bám sát theo kế hoạch ban đầu đã đề ra, tránh nghe theo lời bàn tán của quá nhiều người. Bởi vì trong quá trình xây dựng bao giờ cũng sẽ phát sinh thêm chi phí. Sẽ tốt hơn nếu phần chi phí phát sinh này nằm trong dự tính của bạn hoặc cũng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu bạn quản lý chi phí dùng để xây nhà một cách lỏng lẻo. Và tất nhiên việc phải vay mượn từ bên ngoài là điều khó tránh khỏi.

1.3. Nắm rõ quy trình xây nhà

Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình xây nhà. Một số rắc rối về các thủ tục pháp lý, chi phí phát sinh, tiến độ thi công chậm, kết cấu nhà cửa, chất lượng nguyên vật liệu, các mâu thuẫn giữa nhà thầu và chủ nhà hoặc giữa nhà thầu và thợ,... sẽ được hạn chế nếu bạn nắm rõ quá trình thi công. 

Các thủ tục cần nằm rõ khi bạn tiến hành xây dựng nhà

Các thủ tục cơ bản khi bạn xây nhà

Đặc biệt khi tiến hành xây nhà cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng liên quan. Do đó, để tránh gặp các vấn đề về luật pháp thì bạn cần nắm rõ các quy định về việc thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở, quy định trong quá trình thi công, các loại giấy phép,...

1.4. Chọn nhà thầu và nắm rõ hợp đồng

Bạn nên tìm hiểu kĩ càng trước khi kí hợp đồng với các nhà thầu để tiến hành xây dựng nhà

Bạn nên tìm hiểu kĩ càng trước khi kí hợp đồng với các nhà thầu 

Hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu các nhà thầu uy tính, chuyên nghiệp, đừng nên vì tạo niềm tin mà chọn người quen để làm thầu. Lưu ý, khi tiến hành hợp tác, bạn nên làm hợp đồng rõ ràng, cụ thể để nếu khi có bất cứ mâu thuẫn hay tranh chấp xảy ra thì cũng sẽ dễ xử lý hơn. Ngoài ra, việc chọn nhà thầu chuyên nghiệp trong việc xây nhà sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công.

2. Công thức ước lượng giá nguyên vật liệu xây dựng

Bạn không nên xem thường bước tính toán giá vật liệu xây dựng. Bởi vì điều này sẽ đảm bảo được việc bạn sẽ có một căn nhà như ý và hạn chế hiện tượng lãng phí, thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu. Thực tế thì mức giá nguyên vật liệu trên thị trường có thể bị chênh lệch do việc lựa chọn các nhà thầu khác nhau, vị trí địa lý cũng như giá cả địa phương, hoặc do vật liệu đang bị khan hiếm khiến giá bị đẩy lên cao. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số công thức giúp bạn tính toán giá vật liệu xây dựng dễ dàng hơn.

Công thức tính giá vật liệu xây dựng

Công thức tính giá vật liệu xây dựng

2.1. Công thức tính giá vật liệu xây để làm móng nhà

  • Móng bằng một phương = 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
  • Móng bằng hai phương = 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

Giá thuê thợ ép cọc: 20.000.000 đ, Hệ số đài móng = 0.2 x [diện tích tầng 1 +sân (nếu có)] x đơn giá phần thô.

  • Móng cọc (ép tải) = (250.000đ/m x số lượng móng x độ dài móng) + Giá thuê thợ ép cọc + Hệ số đài móng.
  • Móng cọc (khoan nhồi) = (450.000 đ/m x số lượng móng x chiều dài móng)+ Hệ số đài móng.

Công thức tính giá vật liệu xây dựng để làm móng nhà

Công thức tính giá vật liệu xây dựng để làm móng nhà

2.2. Công thức tính giá vật liệu xây dựng theo m2

Với công thức này, bạn cần phải tính tất cả phần diện tích của toàn bộ phòng trong nhà, tầng lầu, mái hiên, sân thượng,.... rồi nhân với đơn giá xây dựng vật tư hoàn thiện.

  • Đơn giá phần thô: 3.000.000 đồng/ m2.
  • Đơn giá xây dựng trọn gói theo vật tư hoàn thiện theo bảng giá chung trên thị trường:
  • Vật tư trung bình: 4.500.000 đồng.
  • Vật tư trung bình khá: 4.800.000 đồng.
  • Vật tư khá: 5.200.000 đồng.
  • Vật tư tốt: 5.500.000 đồng.

Phương pháp tính toán này được rất nhiều người sử dụng bởi nó khá đơn giản và nhanh chóng cho nên bạn có thể tham khảo cho quá trình xây dựng nhà của mình.

Công thức tính giá vật liệu xây dựng theo m2

Công thức tính giá vật liệu xây dựng theo m2

3. Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng nhà

Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng nhà

Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng nhà

Việc mua vật liệu xây dựng có thể sẽ khiến nhiều người đau đầu khi mua lần đầu. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng sao cho hợp lí, tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đẹp, sang trọng và đầy đủ tiện nghi cho ngôi nhà của bạn.

  • Tìm hiểu kĩ càng và lựa chọn các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu xây dựng có uy tín và là đại lý cấp 1 để có thể tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Trước khi bắt đầu quá trình thi công, bạn nên chuẩn bị trước một nửa số nguyên vật liệu cần thiết để tránh tình trạng tiến độ thi công chậm chạp vì không đủ nguyên vật liệu.
  • Nên chọn mua nguyên vật liệu theo hồ sơ thiết kế để thích hợp với ngôi nhà của mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng chia sẻ thêm cho các bạn một số kinh nghiệm khi mua nguyên vật liệu để xây dựng phần thô:

3.1. Xi măng

Trên thị trường có rất nhiều loại xi măng mà bạn có thể lựa chọn để sử dụng. Đây là loại vật liệu xây dựng dễ chọn và ít gặp rủi ro nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra kĩ bởi vì một số đơn vị cung cấp thiếu uy tín sẽ có thể ăn bớt, rút ruột số lượng xi măng trong bao. Do đó, bạn nên cân thử một số bao xi măng trước khi mua để kiểm tra.

Nhiều đơn vị cung cấp sẽ có thể ăn bớt số lượng xi măng trong bao nên bạn cần cân thử để kiểm tra

Nhiều đơn vị cung cấp sẽ có thể ăn bớt số lượng xi măng trong bao nên bạn cần cân thử để kiểm tra

3.2. Gạch xây dựng

Đây là loại nguyên vật liệu không thể thiếu khi tiến hành xây dựng nhà. Các loại gạch xây dựng được bày bán hiện nay rất đa dạng. Khi chọn gạch, các bạn có thể dùng mắt thường để kiểm tra, nên mua những viên gạch có góc cạnh sắc, màu sắc giữa các viên đồng đều nhau,... thì đó là loại gạch tốt. Hoặc cẩn thận hơn bạn có thể kiểm tra bằng những cách sau:

  • Thả một viên gạch ở độ cao 1 m. Nếu gạch không vỡ thì là gạch chất lượng tốt.
  • Đập hai viên gạch vào nhau. Nếu âm thanh phát ra dứt khoát thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Ngâm gạch vào nước trong vòng một ngày. Nếu trọng lượng của gạch nặng thêm 15% so với trọng lượng cũ thì chúng ta không nên dùng loại gạch này.

Bạn nên mua những loại gạch có chất lượng tốt, góc cạnh sắc, màu sắc, kích thước đồng đều

Bạn nên mua những loại gạch xây dựng có chất lượng tốt, góc cạnh sắc, màu sắc, kích thước đồng đều

3.3. Sắt, thép xây dựng

Cũng giống như các loại vật liệu xây dựng khác, các bạn cũng nên chọn những cơ sở cung cấp uy tín. Ngoài ra cũng cần xác định trước số lượng cũng như giá cả, loại thép trước khi thi công Với bước này, bạn nên tìm các kiến trúc sư để họ tư vấn giúp bạn.

Trước khi mua sắt, thép xây dựng, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các kiến trúc sư để có sự lựa chọn phù hợp

Trước khi mua sắt, thép xây dựng, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các kiến trúc sư để có sự lựa chọn phù hợp

3.4. Đá xây dựng

Các loại đá xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay đá 1 × 2, 2 × 3. Khi mua đá xây dựng, bạn nên lựa chọn những loại đá sạch, ít tạp chất để hạn chế công thợ. Hoặc bạn có thể loại bỏ tạp chất trong đá xây dựng bằng cách sử dụng lưới thép hoặc rửa bằng nước.

Bạn nên chọn những viên đá sạch, ít tạp chất để hạn chế công thợ

Bạn nên chọn những viên đá sạch, ít tạp chất để hạn chế công thợ

3.5. Cát xây dựng

Hai loại cát xây dựng được sử dụng phổ biến cho các công việc như xây, đúc, san, lấp,... là cát đen và cát vàng. Khi mua cát, bạn nên kiểm tra chất lượng của cát bằng nắm chặt một vốc cát. Nếu tay nhiều bụi, bùn bám lại thì đó là cát bẩn. Nếu sử dụng loại cát bẩn thì bạn cần phải sàng lọc trước khi sử dụng. Lưu ý, việc sử dựng cát nhiễm phèn, nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Kiểm tra chất lượng của cát trước khi sử dụng để xây dựng nhà

Kiểm tra chất lượng của cát trước khi sử dụng để xây dựng nhà

4. Những điều cần tránh khi xây dựng nhà

4.1. Vị trí xây nhà

Trước khi tiến hành mua đất để xây nhà, bạn cần cân nhắc, xem xét các tiêu chí sau: giá cả, thủ tục pháp lý hành chính, vị trí địa lý,... Đặc biệt, bạn cần lưu ý đến vị trí của mảnh đất đó, cần tránh những vị trí sau:

  • Gần chùa, đền, nhà thờ, bãi tha ma, bệnh viện: Những khu vực này đều có rất đông người hoạt động nên sẽ rất ồn ào, không khí cũng dễ bị ô nhiễm và việc xây dựng nhà ở đây cũng không hợp phong thuỷ vì các khu vực này mang nhiều âm khí ảnh hưởng không tốt cho chủ nhà và các thành viên khác.
  • Nằm xung quanh các toà nhà cao tầng, ít ánh sáng, tối tăm.
  • Gần đường cao tốc, tháp điện thế cao, đường chính đâm thẳng vào nhà, chân núi, đầu hẻm núi thì cũng không nên xây ở đây vì rất nguy hiểm.

Bạn không nên xây dựng nhà ở các khu vực nhiều âm khí, những nơi thiêu ánh sáng cũng như các khu vực nguy hiểm

 Bạn không nên xây nhà ở các khu vực nhiều âm khí, những nơi thiêu ánh sáng cũng như các khu vực nguy hiểm 

4.2. Những kiểu dáng nhà nên tránh

  • Xây nhà theo hình dao, súng: Theo phong thuỷ, kết cấu như vậy rất dễ gặp tai họa, gây bất lợi cho người trong nhà. Nếu gặp phải trường hợp này, để hoá giải những điều xui xẻo, tốt nhất gia chủ nên treo gương lồi hoặc gương lõm ở vị trí đối ứng. Bởi vì gương lồi hoặc gương lõm có tác dụng khúc xạ, thông qua khúc xạ có thể hóa sát.

Những kiểu thiết kế hình dao, súng cần tránh khi xây dựng nhà

Những kiểu thiết kế hình dao, súng cần tránh khi xây dựng nhà

  • Xây nhà theo hình tam giác, đa giác: Hình tam giác theo phong thuỷ là ký hiệu có sát khí nặng, sẽ khiến người ở gặp nhiều chuyện thị phi, cản trở tài lộc, mọi chuyện không thuận lợi.

Kiểu thiết kế xây dựng nhà theo hình tam giác cũng nên tránh

Kiểu thiết kế xây dựng nhà theo hình tam giác cũng nên tránh

  • Xây nhà theo hình dáng lạ không cân đối, bị khuyết góc: Ngôi nhà có phía sau nhỏ, phía trước lớn hay trước rộng sau hẹp, có hình dáng lồi lõm sẽ khiến cho năng lượng ngũ hành không cân bằng.

4.3. Kết cấu xây dựng nhà

  • Tường: Không xây chân tường yếu bởi vì nó giống như tượng trưng cho sự suy yếu của gia đình. Cũng không xây tường bao quanh nhà quá cao làm hỏng bố cục của ngôi nhà.

Khi tiến hành xây dựng tường cần làm chắc chắn, tránh việc xây tường quá cao

Khi tiến hành xây dựng tường cần làm chắc chắn, tránh việc xây tường quá cao

  • Phòng ở: Số phòng trong nhà cũng liên quan đến chuyện lành dữ của các thành viên theo phong thuỷ. Do đó, không nên xây dựng nhà ở mà có số phòng chẵn, nên lấy số lẻ. Ngoài ra, khi thiết kế phòng, phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù nằm cùng một sân. Phòng vệ sinh không nên liền với bếp hoặc ở đối diện bếp.

Bố trí phòng khách sao cho tầm nhìn không bị che chắn. Nếu có 2 phòng khách thì phải thiết kế sao cho có một phòng khách nhỏ, một phòng khách lớn. Phòng lớn ở đằng trước, phòng nhỏ ở đằng sau.

Bố trí phòng khách sao cho tầm nhìn không bị che chắn. Nếu có 2 phòng khách thì phải thiết kế sao cho có một phòng khách nhỏ ở đằng sau, một phòng khách lớn ở đằng trước

Phòng ngủ không được đặt chung với bàn thờ

Phòng ngủ không được đặt chung với bàn thờ

Không đặt bếp ga đối diện với đầu vòi nước hoặc giữa hai vòi nước. Không đặt bếp ở ngoài trời, phía trước cửa nhà hoặc trước phòng khách.

Với phòng bếp, kông đặt bếp ga đối diện với đầu vòi nước hoặc giữa hai vòi nước, không đặt bếp ở ngoài trời, phía trước cửa nhà hoặc trước phòng khách

Nền phòng vệ sinh và phòng tắm không được cao hơn nền phòng ngủ. Không nên xây dựng nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ở

Nền phòng vệ sinh và phòng tắm không được cao hơn nền phòng ngủ. Bạn cũng không nên xây dựng nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ở

  • Cầu thang: Số bậc cầu thang cũng phải được tính theo các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử. Ngoài ra, nếu xây nhà mà có bậc tam cấp thì cần tránh con số 4 vì nó đồng âm với chữ "tử". Không nên làm cầu thang hình xoắn ốc.

Khi xây dựng cầu thang, bạn cần tính toán theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử

Khi xây dựng cầu thang, bạn cần tính toán theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử

  • Cửa: Không nên xây dựng nhà mà cổng và cửa chính quá lớn vì điều này sẽ khiến của cải ra đi. Cửa chính cũng không được đối diện nhà vệ sinh hay nhà bếp.

Bạn không nên xây cửa chính đối diện nhà vệ sinh hay nhà bếp

Bạn không nên xây cửa chính đối diện nhà vệ sinh hay nhà bếp

  • Mái nhà, trần nhà: Không nên đặt mái nhà mình dính liền với mái của nhà hàng xóm. Trần nhà không nên dùng tranh ảnh, hoạ tiết có đường nét hình vuông, đường thẳng. Mái che trước nhà cũng không nên làm hình mũi nhọn

4.4. Màu sắc kiêng kỵ khi xây dựng nhà

Những màu sắc cần tránh khi xây dựng nhà

Những màu sắc cần tránh khi xây dựng nhà

  • Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, màu sắc lý tưởng nhất cho nhà ở là ngói đỏ, tường trắng.
  • Không nên xây nhà theo phong cách thiết kế tường trắng, ngói xanh. Vì hai màu này chủ yếu dùng cho những kiến trúc có âm khí tương đối nặng như linh đường, âm trạch, nhà tang lễ,... không nên dùng cho nhà ở thông thường. Theo tâm linh, nếu âm khí trong nhà quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, vận khí của những người ở.
  • Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với tường xung quanh.
  • Tường bếp nên sơn màu nhạt, tối kị màu đậm.

Xây nhà là một trong những việc quan trọng, không thể thiếu. Trước khi bắt tay tiến hành xây một căn nhà, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả những công việc từ trước khi thi công cho đến khi hoàn thiện công trình. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đọc giả có thể có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Theo: Trần Thanh Trà