Nghị Định 117/2020/Nđ-Cp : Muốn Bán Rượu Thủ Công Phải Đăng Ký K

16

115/511 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó quy định xử phạt tới 03 triệu đồng đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia.

 

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị

Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác.

Uống rượu bia gây ra hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, tác hại cả với người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội. Một số tác hại có thể xảy ra ngay sau khi uống như ngộ độc rượu, chấn thương, gây tai nạn giao thông hay ngộ độc rượu, bia... Một số tác hại khác diễn ra từ từ và kéo dài như gây các tổn thương mạn tính đối với sức khỏe (mắc bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng rượu bia...) hay các vấn đề xã hội lâu dài như tác hại đối với gia đình, suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội.

Ngày 28-9 Chính phủ ban hành Nghị định số 117, ban hành ngày 28/9/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15-11-2020 (thay thế Nghị định 176) trong đó có một phần các quy định liên quan đển xử phạt hành chính về phòng chống tác hại rượu, bia.

Tại điều 30 quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.00 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tâp và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia.

Tại điều 34 quy định: Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nếu: Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành.

* Phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan quản lý

Nghị định này sẽ phân công trách nhiệm một cách rõ ràng vai trò của từng bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của UBND các cấp.

“Đặc biệt, Nghị định quy định chi tiết trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý, thông tin giáo dục truyền thông liên quan đến phòng, chống tác hại rượu bia trong phạm vi địa bàn quản lý; Trách nhiệm quản lý rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hay không. Từ việc phân định trách nhiệm sẽ tránh sự buông lỏng, chồng chéo trong quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan”, bà Trang cho hay.

Liên quan đến nguồn lực chi cho phòng, chống tác hại rượu bia, do đây là lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự đầu tư cao nên Chính phủ có quy định ngoài mức chi chung đặc thù còn quy định nội dung chi về phòng, chống tác hại rượu bia, tạo nguồn lực cho các cấp cơ sở có đủ nguồn lực triển khai luật, biết rõ nội dung chi tiêu để triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia một cách hiệu quả.

* Muốn bán rượu thủ công phải đăng ký kinh doanh

Với 80% dân số tiêu thụ rượu bia và rượu thủ công vẫn là vấn đề chưa thể quản lý chặt chẽ, theo bà Trần Thị Trang Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, trong kinh doanh rượu thủ công, các hoạt động người dân sản xuất rượu thủ công làm nguyên liệu bán cho doanh nghiệp đã được quản lý tương đối tốt. Những cơ sở này có kê khai sản lượng, đăng ký với UBND cấp xã. 

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để quản lý sản phẩm rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh do người dân sản xuất để tự tiêu dùng, làm quà tặng và có cả bán ra thị trường.

Do đó, Luật và các Nghị định mới nhằm quản lý hoạt động này để họ phải kê khai sản lượng, bảo đảm về mặt chất lượng và không được đưa sản phẩm kinh doanh trực tiếp. Họ phải bán lại cho doanh nghiệp chế biến, còn nếu muốn bán phải có đăng ký kinh doanh. Đây là biện pháp quản lý mới của Luật và Nghị định nhằm quản lý hoạt động rượu thủ công.

Trách nhiệm chính là giao cho UBND cấp xã theo sát từng hộ gia đình. Họ sẽ có trách nhiệm đến từng hộ gia đình, phát hướng dẫn, đôn đốc cách kê khai bảo đảm được quản lý sản lượng. Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt trong lĩnh vực thương mại, trong đó có các vấn đề liên quan trách nhiệm pháp lý nếu không tuân thủ nội dung này.

“Đây là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý. Hiện nay, chúng ta tiêu thụ rượu thủ công hơn 200 triệu lít/năm và vấn đề tiêu dùng trực tiếp cao chúng ta cần phải kiên trì, thường xuyên kiểm tra giám sát đôn đốc, tuyên truyền để người dân tuân thủ dần dần. Người dân có thể bán nhưng phải đăng ký kinh doanh. Từ quản lý sản lượng thì chúng ta sẽ quản lý được chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, chúng ta cũng quản lý được việc kinh doanh tránh thất thu thuế, quản lý hoạt động hợp pháp, tránh bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh”, bà Trang nói.

Cũng theo bà Trang, khi lực lượng chức năng triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) thì tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và tai nạn thương tích do sử dụng rượu bia cũng đã giảm đáng kể. Đặc biệt, tình trạng ép mời rượu, bia khi lái xe đã có những chuyển biến tích cực cho thấy luật đang đi vào cuộc sống.

Để duy trì thành quả này, bà Trang cho rằng, cần phải một quá trình liên tục duy trì phối hợp giữa các cơ quan. Thách thức đối với một đạo luật đi vào cuộc sống đòi hỏi sự đồng bộ, liên tục, thường xuyên để tránh lúc mới ban hành thì chú trọng nhưng sau đó thì trầm lắng, xao nhãng về thực thi, kiểm tra khiến tỷ lệ vi phạm tăng trở lại. (Hết trích)

Đối với những cơ sở sản xuất rượu muốn đăng ký kinh doanh phải đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị  phục vụ quá trình chưng cất rượu phải đảm bảo VSATTP, rượu trước khi bán ra ngoài thị trường phải đảm bảo chất lượng, hàm lượng andehyd, methanol,...phải trong mức cho phép của Bộ Y Tế.

hệ thống chưng cất rượu bằng điện của KAG 

Vậy nên, sử dụng hệ thống trang thiết bị chưng cất rượu là tiền đề cho việc đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn bao giờ hết. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về quá trình sản xuất rượu sạch cũng như tìm hiểu về hệ thống chưng cất rượu bằng điện tự động.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM

Hotline: 0904685252

Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn

Email: Kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Bình luận

HẾT HẠN

0904 685 252
Mã số : 16116731
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 15/11/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn