Khí hậu của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Thời điểm lý tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Nếu có thể, bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được thả đèn hoa đăng, nghe các bài hát cổ truyền và chơi các trò chơi dân gian.
Chùa Cầu cổ kính. Ảnh: Yourlocalbooking.com
Khí hậu của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Thời điểm lý tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Nếu có thể, bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được thả đèn hoa đăng, nghe các bài hát cổ truyền và chơi các trò chơi dân gian.
Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Giếng Bá Lễ
Giếng Bá Lễ nằm trong kiệt cùng tên nối đường Phan Châu Trinh với đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền giếng do người Chăm xây dựng và được người Việt kế thừa sử dụng. Vào đầu thế kỷ XX, giếng này do bà Bá Lễ tu bổ với số tiền là 100 đồng Đông Dương nên có tên gọi như hiện nay.
Giếng có kiến trúc hình vuông với cạnh giếng hướng tây bắc – đông nam. Giếng có chu vi 5,5m, sâu 6,15m, thành miệng cao 0,60m, thành giếng được xây hoàn toàn bằng gạch vồ cỡ lớn, dưới cùng là khung gỗ lim rộng bản. Nước giếng luôn dồi dào, ngọt mát và trong suốt quanh năm đã phản ánh trình độ cao về sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc với thuật phong thủy của người Hội An xưa.
Chùa Cầu
Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.