Trước đây kinh nguyệt của tôi rất đều. Cách đây bốn tháng tôi bị ra máu kéo dài, đi đến Bảo hiểm Y tế, không hề khám gì cả, bác sĩ bảo là tôi bị rong kinh do rối loạn tiền mãn kinh và cho uống thuốc Orgametril. Sau 7 ngày uống thuốc, thấy bệnh vẫn không thuyên giảm, tôi tìm đến một bác sĩ khác. Sau khi khám cẩn thận, bác sĩ bảo tôi không phải ra máu do rối loạn tiền mãn kinh mà do viêm ngoại tuyến và cho thuốc uống và viên đặt. Sau đó khoảng mười ngày bệnh của tôi đã khỏi. Tuy nhiên cho đến nay kinh kì của tôi chưa thấy trở lại dù nhiều lần ngực căng – có dấu hiệu của hành kinh .
Xin hỏi, làm cách nào để kinh nguyệt của tôi trở lại bình thường? Tôi có cần uống thuốc không? Nếu uống thuốc thì dùng thuốc gì?
Chào em,
Orgametril là 1 trong những loại có chứa progestin. Dùng thuốc này liên tục gây tình trạng mất kinh nhân tạo, khi mất kinh sẽ làm mô lạc nội mạc tử cung không phát triển và bệnh lý giảm dần. Bởi trong thuốc có hướng dẫn đầy đủ như:
Tương Tác Thuốc: Than hoạt, barbiturate, hydantoin & rifampicin làm giảm hiệu lực của thuốc. Thuốc chẹn thụ thể b-adrenergic, cyclosporin, insulin làm tăng hiệu lực của thuốc.
Do đó em thấy những hiện tượng trên nhưng lại không có kinh nguyệt khi muốn có kinh lại em phải dừng dùng thuốc ngay và trở lại bác sĩ tái khám lại.
Thân chào em và chúc em sức khỏe.
Ko biết bạn bao nhiêu tuổi rồi?
Mất kinh do 1 số lý do sau:
Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.
- Dùng một số thuốc: Như thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp.
- Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại.
- Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
- Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh - tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.
- Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.
- U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau thì cần đến khám bác sĩ vì những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề sức khỏe khác.
- Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn.
- Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực.
- Vú tiết ra sữa hay dịch.
- Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại.
Phương pháp điều trị
Cần làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất kinh
Xét nghiệm thử thách với progestin đòi hỏi 7-10 ngày dùng thuốc để gây chảy máu nhằm phát hiện mất kinh có phải do thiếu estrogen không?
Thử máu để phát hiện bệnh ở tuyến giáp trạng hay tuyến yên. Chụp hình ảnh tuyến yên để phát hiện khối u.
Việc điều trị dựa trên nguyên nhân
Cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức.
Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai.
Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.
Tránh bị mất kinh
Cần thực hiện một lối sống lành mạnh.
- Xem lại cách ăn uống và vận động để có cân nặng lý tưởng.
- Sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.
- Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, tốt nhất là được khám toàn diện định kỳ.
- Không dùng rượu, thuốc lá, ma túy.