Chào các mẹ,
Tình hình là nhà em vừa có thêm em bé, với sắp vào hè rôi nên nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều. Vợ em thì vừa nghỉ sinh nên chi phí sinh hoạt của gia đình có phần bị hạn chế.
Các mẹ có cách nào sử dụng điều hòa được tiết kiệm thì chia sẻ giúp em với. Em cảm ơn.
Để giữ các hóa đơn tiền điện và mức tiêu thụ điện năng càng thấp càng tốt, vatgia.com khuyên bạn hãy làm theo 10 bí quyết nhỏ sau đây:
1. Nhiệt độ ấm hơn vào ban đêm hoàn toàn "OK"
Thời gian ban đêm, cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn.
2. Sử dụng cửa sổ hoặc thiết bị làm mát di động
Nếu bạn không có nhu cầu làm mát toàn bộ ngôi nhà, hãy sử dụng các thiết bị làm mát di động để giảm nhiệt cho từng khu vực nhất định. Hầu hết các thiết bị làm mát di động tiêu thụ ít hơn 50% năng lượng so với máy điều hòa nhiệt độ khi hoạt động trong cùng 1 không gian.
3. Đóng kín các lỗ thông hơi
Thông thường, tầng hầm và tầng trệt là nơi mát nhất trong nhà. Vì vậy, chú ý đóng tất cả các lỗ thông hơi trong khu vực nhiệt độ thấp. Không khí lạnh sẽ dồn xuống những chỗ này một cách tự nhiên.
4. Bảo trì điều hòa
Một vài thao tác bảo trì cơ bản có lẽ là tất cả những gì chiếc máy điều hòa không khí của bạn đang cần. Đa số máy điều hòa sẽ hưởng lợi ích tốt đẹp khi được lắp đặt ống thoát nước dài, nhất là khi bộ lọc gặp "tai họa" từ môi trường bên ngoài như bị lá và hạt cây bám vào, khiến cho máy hoạt động vất vả hơn gấp 15%.
5. Kiểm tra ống dẫn khí
Đảm bảo những khu vực có ống dẫn khí chạy qua trong nhà mà không có điều hòa không khí (chẳng hạn như tầng mái) được cách nhiệt đúng cách. Điều này sẽ giữ không khí đi vào mát nhất có thể.
6. Sắp xếp lại đồ nội thất
Đồ nội thất cản trở các lỗ thông hơi của điều hòa và lùa khí lạnh đến những vị trí không mong muốn như phía sau và dưới gầm của đồ đạc trong phòng. Mặc dù có những miếng nhựa dành cho lỗ thông hơi để giúp điều khiển không khí đi đúng hướng, cách đơn giản nhất là sắp xếp lại đồ nội thất trong phòng một chút.
7. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
26 độ C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất tối ưu nhất. Nó tương tự như 1 chiếc xe hơi đang băng qua vùng địa hình bằng phẳng, không phải tăng tốc để lên dốc hay vượt qua chỗ gồ ghề, chỉ cần đi một cách ổn định. Ngay cả khi bạn chỉ giảm đi 5 độ C cũng có thể khiến điều hòa "ngốn" thêm 40% năng lượng.
8. Ánh sáng
Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bực bội, phiền muộn nhưng điều hòa nhiệt độ của bạn sẽ rất cảm ơn khi phải "chống chọi" với ít không khí nóng hơn.
9. Có ai ở nhà không?
Khi ra ngoài, luôn tắt điều hòa nhiệt độ, đóng kín cửa sổ và kéo rèm cửa lại. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nóng nực một vài phúc lúc mới trở về nhà, rèm cửa giúp giữ ánh nắng mặt trời tránh xa ngôi nhà, cho phép khí mát lưu lại càng lâu càng tốt và nhờ đó, điều hòa không quá vất vả để làm mát mọi thứ trở lại.
10. Đừng quên sử dụng quạt
Chúng ta dựa vào điều hòa không khí để làm không gian sống mát mẻ hơn và có thêm sự trợ giúp của những chiếc quạt lại càng tuyệt vời. Sử dụng quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn điều hòa, vì thế, sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng luôn là ý tưởng tuyệt vời.
Mùa hè phần lớn mọi gia đình đều có nhu cầu sử dụng điện năng nhiều, chủ yếu là từ việc mở máy điều hòa,các thiết bị làm mát nên hầu như các hóa đơn tiền điện đều tăng vọt. Chính vì thế, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn giảm chi phí và tiết kiệm tiền điện trong mùa hè oi bức này, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho gia đình nhé:
1. Sử dụng rèm cửa chống nắng vào ban ngày:
Sử dụng rèm cửa thích hợp sẽ giúp bạn chống nắng, ngăn nhiệt và giảm thiểu được sự nóng bức, khó chịu trong mùa hè. Các loại có gam màu nhẹ, tươi mát, trẻ trung như màu xanh nhạt, vàng nhạt, cam nhạt, màu kem... thì rất được ưa chuộng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng rèm cửa chống nắng để giảm nhiệt và cản tia hồng ngoại nhé.
2. Bảo trì, vệ sinh thiết bị điều hòa:
Một trong những thiết bị tốn nhiều điện nhất trong nhà chính là máy điều hòa. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng, máy điều hòa đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Thế nhưng, nếu bạn đã không để ý đến nó trong một thời gian dài thì hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho dịch vụ cung cấp máy điều hòa của bạn để họ kiểm tra, làm sạch máy. Hơn nữa, hãy lên lịch để yêu cầu họ đến kiểm tra vào sáu tháng sau đó.
3. Chọn điều hòa phù hợp với kích thước phòng:
Các chuyên gia cho rằng, để sử dụng máy điều hòa hiệu quả, bạn nên chọn loại máy có công suất phù hợp với diện tích phòng. Nếu máy điều hòa bạn đang sử dụng quá nhỏ thì nó chẳng thể nào làm mát toàn bộ căn phòng rộng lớn. Bên cạnh đó, bạn hãy cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý. Chẳng hạn như ban ngày nên để từ 24-25 độ C và ban đêm là từ 25-27 độ C.
4. Dùng điều hòa không khí:
Nếu bạn đã có điều hòa, hãy đảm bảo nó được đặt ở nơi râm mát. Nếu không, bạn có thể thay đổi vị trí hay tìm cách che mát nơi để điều hòa. Điều hòa không khí phơi trực tiếp dưới nắng sử dụng điện năng nhiều hơn 10% so với đặt ở nơi mát.
Cũng nên để những vật nóng ở xa điều hòa trong nhà. Đèn, ti vi và bếp đặt gần điều hòa tạo cảm giác phòng nóng hơn thực tế, vì thế điều hòa phải làm việc nhiều hơn.
Giữ cho bộ lọc máy lạnh thông thoáng bằng cách làm sạch hay thay chúng thường xuyên. Bộ lọc bẩn sẽ khiến khả năng làm mát của điều hòa kém, gây lãng phí điện.
Nếu bạn đang muốn mua điều hòa, hãy cân nhắc loại sử dụng công nghệ biến tần. Loại này tiêu hao ít điện hơn 50% với với các loại điều hòa không khí thông thường.
Hãy đảm bảo mua loại điều hòa phù hợp với kích thước phòng mình. Một chiếc điều hòa quá nhỏ sẽ không đủ làm mát phòng. Một chiếc điều hòa công suất quá lớn sẽ tiêu thụ quá nhiều điện. Tham khảo danh sách dưới đây để tìm được chiếc điều hòa đúng kích cỡ cho phòng bạn:
Kích thước phòng | Công suất làm lạnh (1HP= 9,000Btu/h) |
Dưới 10 m2 | 0,5HP |
10-13 m2 | 0,75 HP |
14-17 m2 | 1 HP |
18 -21 m2 | 1,2 HP |
22-25 m2 | 1,5 HP |
26-35 m2 | 2,0 HP |
36-45 m2 | 2,5 HP |
Mùa hè nóng bức, bạn nên mở máy máy lạnh và chọn nhiệt độ như thế nào để làm lạnh nhanh nhất mà không lãng phí, tốn kém điện năng.
Máy lạnh không khí chiếm trên 60% tổng điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong nhà. Với một máy điều hòa không khí đang sử dụng, làm sao chúng ta biết là đang sử dụng hiệu quả hay đang lãng phí về điện?
1. Lắp đặt máy lạnh hợp lý
Tùy vào kiến trúc nội thất trong phòng mà bạn bố trí dàn lạnh phù hợp. Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2.5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào vị trí ngồi ở phòng khách hoặc giường ngủ vì rất dễ gây khó chịu và cảm lạnh. Quạt thông gió gắn ở tường đối diện để tạo lưu động gió và tránh thất thoát nhiếu hơi lạnh ra ngoài.
Dàn nóng treo ở nơi thông thoáng không trực diện với hướng chiếu mặt trời, vị trí phải dễ ra vào thao tác sửa chữa vệ sinh máy, ống gaz máy ĐHKK nối từ dàn lạnh ra dàn nóng phải được bọc cách nhiệt tốt chôn âm vào tường và được lắp sẵn trước khi tô, sơn tường hoàn thiện. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh càng gần càng tốt và chênh lệch độ cao không quá 5m để tránh giảm công suất lạnh của máy. Ống nước xã từ dàn lạnh nên dùng bằng ống nhựa cứng chôn âm vào tường và phải có độ dốc thấp hơn dàn lạnh để thoát nước nhanh và tránh động sương trên ống làm ố tường. Dây điện nguồn đi âm nối từ công tắc bảo vệ đến chờ sẵn tại vị trí lắp đặt dàn lạnh để tiện việc cấp nguồn cho máy.
2. Nhiệt độ tối ưu khi sử dụng
Máy lạnh chỉ làm việc hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng thấp hơn 48 độ C và nhiệt độ trong phòng lớn hơn 19 độ C, việc vi phạm các giới hạn này sẽ làm cho máy hoạt động không hiệu quả do khả năng thoát nhiệt rất thấp.
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn, sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh.
Nên tránh đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất của máy vì việc này không giúp đạt được nhiệt độ mong muốn nhanh hơn, mà chỉ làm tiêu tốn điện năng hơn do máy phải hoạt động đến khi đạt đến nhiệt độ thấp nhất mới có thể dừng lại.
Để sử dụng máy lạnh có hiệu quả về điện, ta nên chọn nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 – 27 độ C. Do đó, chọn nhiệt độ 26 độ C là đảm bảo sự thoái mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện. Máy đạt nhiệt độ như remote được hay không là do cảm biến nhiệt độ gắn ở giàn lạnh trong phòng, mà thiết bị này thường không ảnh hưởng theo thời gian.
Nên trong trường hợp máy cũ, vẫn chọn 24 độ C thì phòng vẫn đạt được nhiệt độ đó, nhưng sẽ tiêu tốn điện nhiều hơn.
3. Sử dụng sao cho tiết kiệm điện
Trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
Luôn luôn tắt điều hòa khi không còn nhu cầu sử dụng. Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (aptomat) vì lý do an toàn. Máy điều hoà cần được sửa điều hòa , bảo dưỡng điều hòa định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Đối với những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên hơn, ngăn chặn sự bám đọng bụi.
Việc sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến trong mùa nóng tại các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt, sử dụng điều hoa sao cho hợp lý và tiết kiệm điện. Dưới đây là một số tuyệt chiêu sử dụng điều hòa đúng cách đã được nhiều gia đình áp dụng và thành công.
1. Chọn điều hòa có công suất phù hợp
Khi lắp đặt điều hòa, bạn cần xem diện tích phòng bao nhiêu để chọn công suất phù hợp. Nếu công suất thì sẽ tốn điện, ngược lại công suất yếu thì không hiệu quả. Theo chuẩn, cứ 1.000 BTU thì tải được 2m² là tối đa. Tức là, với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU…
2. Chọn hướng, vị trí lắp đặt phù hợp
Nếu lắp đặt điều hòa tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn, tức là tốn tiền điện hơn. Do đó, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà - nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn.
Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.
3. Tắt điều hòa đúng cách
Ai cũng biết khi không điều hòa nữa thì phải ngắt điện. Nhưng có một thực tế rất nhiều người không biết đó là nếu chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áttômát.
4. Sử dụng điều hòa cùng quạt gió
Sử dụng quạt cùng điều hòa có tác dụng đẩy đẩy khí nóng lên trên, đẩy luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn.
5. Bảo dưỡng theo định kỳ
Việc bảo dưỡng theo định kỳ giúp điều hòa hoạt động tốt, giúp nguồn không khí sạch hơn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.
6. Hạn chế để điều hòa hoạt động cả ngày
Hãy tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, hoặc khi nhà đã mát đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quạt thay thế để điều hòa nghỉ ngơi tránh quá tải.
7. Sử dụng điều hòa trong phòng có cửa kính
Bạn nên sử dụng rèm nếu như trong phòng điều hòa có cửa kính. Nếu ánh nắng chiếu vào thì cửa kính đó thì sẽ kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà.
8. Cần hạn chế bật, tắt nhiều lần
Tắt bật thường xuyên, gây tác dụng ngược lại, khiến điện năng tiêu hoa nhiều hơn do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy bạn để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.
9. Thay đổi hướng gió thường xuyên
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng.
Do vậy, bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...) khiến phòng mát đều và nhanh hơn.
10. Đặt nhiệt độ hợp lý
Chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hâu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.
11. Tăng nhiệt vào ban đêm
Vào ban đêm, cơ thể con người không đòi hỏi mức nhiệt thấp. Hãy tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vật sẽ giảm thời gian sử dụng, tiết kiệm tiền.
Hiện nay trên thị trường có hàng chục loại khác nhau của máy lạnh. Ngoài các thương hiệu phổ biến hơn cũng mang lại không khí với mùi thơm của trà xanh, thảo dược, vitamin C, máy sử dụng công nghệ Nano Silver, kháng khuẩn đến 99,99%, máy tính sử dụng công nghệ lọc không khí, khử mùi bằng ion … Ngoại trừ việc sử dụng quảng cáo, việc sử dụng không khí tiết kiệm điện năng, bảo hành dài hạn các nhà quảng cáo cũng đến đầu tiên. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện và bền chủ yếu là do thói quen lựa chọn và cách sử dụng của người dân.
Cách tốt nhất để tiết kiệm điện là sử dụng không gian không phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Điều hoà nhiệt độ công suất 1HP (còn được gọi là “ngựa”) cho một khu vực m2 12-15; máy 2HP cho phòng m2 22-28 … Cũng phù hợp với năng lực, khi sử dụng máy lạnh nên không sử dụng các thiết bị sưởi gần máy lạnh như truyền hình, đèn chiếu sáng, bếp gas … bởi vì nó sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng, giảm cảm lạnh cần thiết.
Để đảm bảo hoạt động máy lạnh tốt nhất, thường xuyên vệ sinh máy lạnh, đặc biệt là tấm lưới lọc, mặt nạ, quạt gió, ống dẫn bằng cách tháo vỏ bọc bên ngoài của máy, dùng khăn lau các thiết bị sấy, cánh quạt, động cơ điện, lau sạch bụi bẩn và quạt điện nhỏ và tra dầu động cơ vài lần một năm.
Một số quảng cáo của các nhà sản xuất máy lạnh với các ion âm và các bộ lọc chè cũng thảo dược màu xanh lá cây, lọc bụi … Phát hành các ion âm cơ bản là một máy tính với các bộ phận ion âm trong không khí, hiệu quả lọc bụi là phụ gia, đó là để tạo ra một tỷ lệ lợi ích sức khỏe các ion âm, tạo ra một sảng khoái. Chức năng này là không đáng kể. Các bộ phận máy phát điện ion âm được gọi là “vitamin trong không khí” chứ không phải là tạo ra vitamin C là tốt cho sức khỏe (như trong quảng cáo).
Trong khi ngủ bạn sẽ không cần nhiệt độ phải lạnh như lúc bạn thức. Bởi vậy, hãy điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải khoảng 1-2 tiếng trước khi đi ngủ, nhờ đó máy lạnh sẽ phải hoạt động ít hơn và tốn ít điện năng hơn.
Nếu bạn chỉ cần làm mát một căn phòng nhỏ, hãy sử dụng máy lạnh mini để giảm bớt lượng điện tiêu thụ.
Nếu khi sử dụng máy lạnh mà bạn để cửa mở thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động tốt, bạn cần phải định kì lau chùi máy thật sạch. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc, có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn.
ần đảm bảo rằng ống dẫn ga được đặt một cách hợp lý và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi bụi bẩn bám trong các ống dẫn hay ống dẫn bị rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, làm tốn rất nhiều điện năng.
Mặc dù máy lạnh có những tấm tản gió giúp đưa khí mát đến đúng hướng mình cần nhưng tốt nhất bạn nên xếp gọn đồ đạc để không làm cản hướng gió, nhờ đó mà bạn cũng sẽ cảm thấy nhanh mát hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn.
29°C là nhiệt độ thích hợp để máy lạnh của bạn có thể hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp (do nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài không chênh lệch quá lớn). Nếu bạn giảm nhiệt độ xuống thêm khoảng 2°C nữa, máy lạnh của bạn sẽ tiêu hao đến hơn 40% năng lượng nữa.
Nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng máy lạnh. Ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, máy lạnh cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn.
Tốt nhất bạn hãy tăng nhiệt độ máy lạnh lên khoảng 32°C và đóng tất cả cửa sổ, mành rèm lại. Việc che kín phòng sẽ ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng làm nhiệt độ phòng tăng lên quá cao. Khi quay trở lại, có thể bạn sẽ thấy nóng trong vài phút nhưng hơi nóng tỏa ra cũng không quá lớn đến mức mà máy lạnh của bạn phải hoạt động để làm mát lại từ đầu.
Mặc dù chúng ta dùng máy lạnh để làm mát, tuy nhiên dùng quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng, điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên kết hợp cả hai thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
Nhiều người nghĩ rằng máy lạnh càng to thì sẽ càng nhanh mát. Tuy nhiên, máy lạnh quá khổ sẽ không thể phân bố nhiệt đều khắp phòng được hoặc có thể cũng làm giảm độ ẩm. Ngoài ra, nó cũng dễ xảy ra vấn đề khi bạn bật tắt đột ngột.
2. Lắp máy điều hòa ở nơi nóng nhất:
Đây cũng là một sai lầm phổ biến nhiều nhất. Bạn nghĩ rằng nơi nóng nhất là nơi cần có mạnh lạnh ở gần để xua tan cái nóng. Thế nhưng, điều này sẽ làm cho máy lạnh liên tục hoạt động mạnh và tiêu tốn nhiều công suất, điện năng. Điều này sẽ làm cho máy lạnh nhanh bị hỏng. Tốt nhất, bạn nên đặt máy lạnh ở nơi râm mát trong phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
3. Giấu kín máy lạnh
Cho dù máy lạnh có không đẹp thì bạn cũng không nên che khuất nó sau đồ đạc trong phòng. Làm như vậy, máy sẽ không thể hoạt động được tối đa hiệu quả mà còn làm tắc nghẽn cuộn dây làm mát.
Khi máy lạnh hoạt động ổn định, bạn thường chủ quan và quên mất công việc bảo trì cho nó. Việc bảo trì máy định kỳ có thể giúp máy gia tăng tuổi thọ. Tốt nhất bạn nên làm sạch bộ lọc 2 tháng một lần vì đây là nơi bám nhiều bụi bẩn nhất. Bên cạnh đó, cuộn dây làm mát cũng cần được vệ sinh ít nhất 1 lần mỗi năm. Bạn cũng cần kiểm tra ống thoát nước của máy lạnh thường xuyên để xem có bị vỡ không.
5. Để máy lạnh hoạt động cả ngày:
Bạn nên sử dụng chế độ đếm thời gian để cho máy lạnh làm mát phòng vài phút trước khi bạn trở về nhà. Cách này vô cùng tiết kiệm hơn là bạn cứ để máy lạnh hoạt động suốt cả ngày.
Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ chưa ổn thì cũng đừng cố điều chỉnh tăng hạ nhiệt một cách đột ngột. Việc điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm đột ngột không làm thay đổi nhiệt độ trong phòng một cách nhanh chóng mà nó lại còn làm hao điện hơn.
Mùa nắng nóng đang đến gần, việc sở hữu một chiếc điều hòa nhiệt độ quả là lý tưởng. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm điện là vấn đề được nhiều người quan tâm.
1. Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài
- Cửa kính
Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.
Phòng lắp điều hoà nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.
- Chọn màu sáng
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng.
- Kín nhưng cần trao đổi không khí
Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 - 30 phút nên mở cửa phòng để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và "hứng" khí sạch từ bên ngoài.
2. Chọn máy tiết kiệm điện
Hiện nay có 2 dòng máy điều hoà là máy thông thường và máy biến tần.
Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.
Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử... nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường.
Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).
3. Tiết kiệm điện trong lắp đặt
Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng sao cho không bị nắng chiếu vào. Hướng tốt nhất là hướng Bắc, tiếp sau đó là hướng Nam, hướng Đông và Tây. Nếu lắp ở hướng Nam, Đông hoặc Tây nên có mái che nắng, nhưng mái không được ảnh hưởng tới gió vào và ra khỏi giàn nóng.
Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió. Tốt nhất là quạt thổi vuông góc với hướng gió. Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.
Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng và giàn lạnh càng gần nhau càng tốt để đường ống ga là ngắn nhất và độ cao chênh lệch giữa 2 giàn là nhỏ nhất. Máy điều hoà cũng giống như bơm nước, đường ống càng dài độ cao càng lớn thì điện tiêu tốn càng nhiều trong khi nước bơm được càng ít.
Thông thường, máy điều hoà dân dụng, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên quá 3m. Khi chiều dài đường ống ga 15m và độ cao 5m thì năng suất lạnh giảm chừng 15%, còn điện năng tiêu thụ tăng thêm khoảng 20%
Công việc lắp đặt phải do thợ lành nghề và có đạo đức nghề nghiệp cao thực hiện. Nạp thừa ga, thiếu ga, đi đường ống gió không chuẩn, cách nhiệt đường ống ga và các mối nối không chuẩn, chọn hướng thổi gió không chuẩn, máy đặt quá nghiêng, để sót bụi bẩn và khí không ngưng trong máy... đều dẫn tới hiệu suất máy giảm và điện năng tiêu thụ tăng cao vọt.
4. Sử dụng hợp lý
- Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10oC là được.
Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2oC, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.
Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.
- Chỉnh hướng gió
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.
- Thường xuyên vệ sinh máy
Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.
Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.
Rửa lưới lọc ở giàn lạnh. Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy. Rửa giàn lạnh. Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
Rửa giàn nóng: tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
Các biện pháp cụ thể giúp tiết kiệm điện khi dùng điều hòa như sau:
- Không để dàn nóng điều hòa bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc hoặc Nam. Nếu lắp ở hướng Đông hoặc Tây thì nên có mái che nắng, tuy nhiên mái che không được cản trở luồng gió lưu động qua dàn nóng.
- Dàn lạnh điều hòa nên lắp ở vị trí có thể toả lạnh đều trong phòng và đường gió cũng không bị cản trở.
- Dàn nóng và dàn lạnh lắp càng gần nhau càng tốt, độ cao chênh lệch giữa 2 dàn càng nhỏ càng tốt, như thế sẽ rất tiết kiệm điện.
Ngoài những yếu tố trên, việc hút chân không dàn lạnh điều hòa cẩu thả, ga nạp trong máy quá nhiều hoặc quá ít, để rò rỉ ga, cách nhiệt đường ống và mối nối không tốt… đều dẫn đến tiêu thụ điện năng cao.
Không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp vì vừa lãng phí vừa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, ho, cảm lạnh…. Nên để điều hòa ở 27 hoặc 28, thậm chí 29 độ C vào ban đêm, sử dụng kèm với quạt sẽ rất tiết kiệm điện.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến hệ thống lưu thông gió để đảm bảo không khí tươi mới trong nhà. Với nhà kiểu cũ, phòng cửa gỗ thì không cần thông gió vì gió lọt do rò rỉ là đảm bảo cho nhu cầu ôxi của người trong phòng. Nhưng đối với các kiểu nhà hiện đại, cửa kính thì cần bố trí lấy gió tươi bằng quạt gắn sát trần. Nếu không có điều kiện thì thi thoảng phải mở cửa để có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Việc mất lạnh khi mở cửa là không tránh khỏi, tuy nhiên mỗi lần mở cửa ta được khoảng 3 m3 không khí tươi.
Một chi tiết quan trọng nữa là khi tắt máy điều hoà thì phải tắt nguồn (tắt aptômat). Vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn tiêu tốn điện.
Việc vệ sinh thường xuyên cho máy cũng giúp tiết kiệm năng lượng. Thông thưòng 2 tuần vệ sinh phin lọc không khí trong nhà một lần, một năm vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh tổng thể một lần. Nếu khu vực có nhiều bụi phải vệ sinh 2 hoặc nhiều lần.
Nếu sợ môi trường điều hòa khô, bạn có thể làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước là tốt nhất. Nếu không chỉ cần đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước cũng là đủ.