Làm thế nào để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Điều hòa đã trở thành một thiết bị thiết yếu cho mỗi gia đình trong mùa hè nóng nực, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lắp đặt và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả.


Dưới đây là một số mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa mà bạn không nên bỏ qua.

Sử dụng điều hòa một cách hợp lý

Không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách sử dụng điều hòa hiệu quả mà vẫn tiết kiệm điện
Không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách sử dụng điều hòa hiệu quả mà vẫn tiết kiệm điện

Bên cạnh chọn mua điều hòa phù hợp với nhiều tính năng, công nghệ tiết kiệm điện, việc lắp đặt điều hòa đúng cách cũng giúp bạn hạn chế được khá nhiều tiền điện hàng tháng.

Nếutrong nhàcó nhiều phòng riêng biệt, nên lắp điều hòa ở những phòng ít bị nắng chiếu nhất.Việc làm này sẽ làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng mức nhiệt (theo Bộ năng lượng Mỹ).

Trong những ngày độ ẩm tăng cao, điều hòa nên bật ở chế độ gió vừa phải nhằm làm giảm bớt lượng hơi ẩm trong không khí trước khi làm lạnh phòng.

Một thói quen sai lầm của người sử dụng gây lãng phí điện khi dùng điều hòa không khí đó là để mức nhiệt thấp nhất có thể mỗi khi khởi động chúng. Trên thực tế, mức nhiệt thấp này cũng không làm cho căn phòng lạnh nhanh hơn mà chỉ gây tốn điện.

Bảo dưỡng điều hòa định kỳ

Vệ sinh điều hòa theo định kỳ không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động cho máy mà còn tiết kiệmđiện năng cũng như hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.

Những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên, ngăn chặn sự bám đọng bụi làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.

Phân chia thời gian sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng

Phân chia thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
Phân chia thời gian sử dụng các thiết bị điện tử

Những thiết bị điện tử gia dụng nên được hoạt động vào những lúc sáng sớm hoặc tối khuya bởi khi vận hành chúng sẽ sinh ra một lượng nhiệt đáng kể làm tăng nhiệt độ trong phòng, nhất là ban ngày. Vì vậy, điều hòa sẽ phải hoạt động nhiều hơn nhằm làm giảm đi lượng nhiệt không mong muốn đó.

Ngoài ra, lợi ích khác khi sử dụng điện vào giờ thấp điểm là hạn chế được sự quá tải cho toàn lưới điện, ngăn chặn sự sụt điện áp không cần thiết gây hỏng hóc cho các thiết bị điện trong gia đình.

Sử dụng bóng đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt

Đèn huỳnh quang giúp giảm nhiệt lượng trong những ngày nóng. Ảnh: veelp
Đèn huỳnh quang giúp giảm nhiệt lượng trong những ngày nóng. Ảnh: veelp

Sử dụng bóng đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt đang được hưởng ứng tại nhiều quốc gia bởi những lợi ích của bóng đèn ánh sáng trắng mang lại như: sáng hơn, tiết kiệm điện hơn (đến 75% năng lượng sử dụng), thời gian sử dụng lâu hơn,…

Đặc biệt bóng đèn huỳnh quang không sinh ra nhiệt như bóng đèn đỏ, giảm 75% nhiệt độ sinh ra khi so sánh 2 loại bóng có cùng công suất.

Tạo nhiều bóng râm cho nhà

Tạo ra nhiều bóng râm mát trong nhà chính là mộtyếu tố quan trọng hạn chế sự tiêu hao điện năng. Bạn nên cố gắng tránh cho ngôi nhàtiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách dùng mành, rèm…để che hoặc trồng cây quanh nhà.

Theo nghiên cứu từ US. DOE (bộ Năng lượng Mỹ), bức rèm cây và những cây lá rộng xung quanh đã khiến ngôi nhà mát thêm 25%.

Sử dụng quạt

Quạt là giải pháp giúp lưu thông khí trong phòng tốt nhất
Quạt là giải pháp giúp lưu thông khí trong phòng tốt nhất

Những ngày trời mát, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong nhà thì nên sử dụng quạt (thích hợp nhất trong trường hợp này là quạt trần) để làm giảm bớt nhiệt độ trong nhà thay vì dùng điều hòa, nhiệt độ có thể giảm nhanh đến vài độ C.

Ngoài quạt trần, có thể sử dụng các loại quạt thông gió để hút khí mát từ ngoài vào, đẩy khí nóng ra hoặc phương pháp “ống khói”, cầu gió. Việc sử dụng những chiếc quạt sàn, thổi gió nóng lên trên, nhờ nguyên lý đối lưu khí, khí lạnh sẽ từ ngoài tràn vào, chiếm chỗ làm căn phòng mát hơn.

Để ý đến màu sơn mái nhà

Hơn 90% các ngôi nhà đều có mái được sơn màu tối.Songnhững màu này sẽ hấp thụ nhiệt rất cao, đặc biệt vào những ngày nóng nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ mái đo được có thể từ 65 đến 87 độ C, đồng nghĩa với không khí của các phòng bên dưới cũng sẽ tăng cao.

Để hạn chế việc này, nên chọn những màu sáng để sơn mái và tường nhà. Sự phản chiếu ánh sáng lớn làm giảm khả năng hấp thụ nhiệt, từ đó điều hòa cũng không phải làm việc quá tải giúp hạ nhiệt độ trong phòng.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Cách chọn mua, lắp đặt, sử dụng điều hoà

Nên chọn mua điều hoà như thế nào, sử dụng, bảo quản ra sao thì có hiệu quả tối ưu? PGS-TS Nguyễn Đức Lợi - giảng viên Bộ môn Kỹ thuật lạnh và Điều hoà không khí, Viện Nhiệt lạnh - ĐH Bách khoa Hà Nội - sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc đó.

- Thưa ông, về phương diện kỹ thuật, khi đi mua điều hoà, người tiêu dùng cần chú ý những điểm gì?

Trước tiên, khi đi mua điều hoà cần phải xem là diện tích của căn phòng rộng bao nhiêu để mua loại có năng suất lạnh hợp lý. Bình thường cứ 1m2 phòng thì năng suất lạnh khoảng 500BTU/h. Ví dụ phòng 20m2 thì năng suất lạnh yêu cầu khoảng 12.000BTU. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại với đặc điểm kỹ thuật và tính năng khác nhau. Nhưng chọn loại càng đắt thì chất lượng càng tốt. Và giá tiền phụ thuộc vào máy đó có những chức năng gì, công dụng ra sao? Điều hoà hai chiều (có cả chức năng làm lạnh lẫn sưởi ấm) đắt hơn điều hoà một chiều (chỉ có chức năng làm lạnh). Và những máy có khả năng khử mùi, lọc khí, cung cấp không khí giàu ôxy... thường đắt hơn.

- Những sản phẩm nào thì tiết kiệm được điện năng và có lợi cho người sử dụng?

Các điều hoà sử dụng bộ biến tần thường rất tiết kiệm điện năng. Mặc dù khi mua các điều hoà có sử dụng bộ biến tần thường giá đắt hơn điều hoà không có bộ biến tần, tuy nhiên về lâu dài dù ban đầu mua đắt một ít, nhưng tính ra lại tiết kiệm hơn. Bởi 1 máy lạnh bình thường chạy 1 tháng vào mùa hè phải tốn đến 200.000 đồng tiền điện, nhưng điều hoà có biến tần chỉ tốn khoảng 120.000 đồng thôi. Như vậy, chỉ sau 2 năm là đã thấy được "cái lợi" đó rồi.

- Theo ông, sử dụng điều hoà như thế nào để tiết kiệm điện năng?

Trong điều kiện có thể nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ càng cao thì càng tiết kiệm điện. Giàn nóng bên ngoài càng thông thoáng, càng không bị gió quẩn (xả ra rồi hút vào) thì càng tiết kiệm điện. Vì lúc đó, thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Thêm nữa, độ cao giữa giàn lạnh và giàn nóng cần bố trí hợp lý, để giảm điện năng tiêu thụ. Mặt khác, khi tắt máy nên tắt cả nguồn, chứ không nên chỉ tắt bằng điều khiển từ xa, vì như thế máy điều hoà vẫn "ngốn" điện tương đương với một bóng đèn con (15W).

- Khi lắp đặt các thiết bị, cần chú ý những gì?


Công việc lắp đặt điều hoà thường phải được các thợ lành nghề đảm nhiệm, bởi lắp đặt điều hoà đòi hỏi có những dụng cụ chuyên dụng đặc biệt và kiến thức tổng hợp. Nhưng người sử dụng cần chú ý mấy điểm sau: Không được lắp đặt điều hoà gần các thiết bị điện khác (như: Tủ lạnh, tivi, lò vi sóng...). Khi lắp đặt máy, không để luồng không khí rọi thẳng về hướng người... Nên đặt giàn nóng và giàn lạnh ở vị trí phù hợp. Gió ở trong phòng phải đảo đều, không nên đặt máy gần cửa nhà hàng xóm, vì máy sẽ gây tiếng ồn dễ làm mất đoàn kết.

- Bảo quản điều hoà như thế nào, thưa ông?

Cứ hai tuần nên vệ sinh phin lọc không khí một lần. Nếu để lâu không chạy, thì nên chạy quạt nửa ngày để làm khô toàn bộ giàn bên trong. Một năm thì nên rửa giàn trao đổi nhiệt một lần. Nếu có hiện tượng mất gas, tiếng ồn, nước chảy ra nhà... thì không nên tự tiện sửa máy, mà phải gọi thợ có tay nghề đến sửa.

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Sau đây là một số cách sử dụng tiết kiệm điện đối với máy điều hòa:

Hiểu biết chung về máy điều hòa nhiệt độ: Máy điều hoà nhiệt độ là một cái bơm nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) sang nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.

Ở những vùng khí hậu nóng quanh năm như miền Nam Việt Nam thì máy ĐHNĐ chỉ bơm nhiệt theo một chiều duy nhất là từ trong nhà ra ngoài trời, nên thường gọi là máy lạnh. Ở miền Bắc Việt Nam, máy ĐHNĐ bơm nhiệt theo hai chiều: mùa hè bơm nhiệt từ trong nhà ra ngoài trời, mùa đông bơm nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà, nên gọi là máy điều hòa.

1/ Chọn loại máy điều hòa tiết kiệm điện năng và đảm bảo cho sức khỏe

- Các điều hoà sử dụng bộ biến tần thường rất tiết kiệm điện năng. Mặc dù khi mua các điều hoà có sử dụng bộ biến tần thường giá đắt hơn điều hoà không có bộ biến tần, tuy nhiên về lâu dài dù ban đầu mua đắt một ít, nhưng tính ra lại tiết kiệm hơn. Bởi 1 máy lạnh bình thường chạy 1 tháng vào mùa hè phải tốn đến 200.000 đồng tiền điện, nhưng điều hoà có biến tần chỉ tốn khoảng 120.000 đồng thôi. Như vậy, chỉ sau 2 năm là đã thấy được "cái lợi" đó rồi. Điều hoà inverter là loại tiết kiệm được nhiều điện năng nhất hiện nay

So sánh chế độ hoạt động giữa máy inverter và loại thông thường

Điều hoà inverter đã thay thế tụ điện thông thường bằng vi mạch biến tần làm thay đổi điện áp xung từ 0HZ-270HZ. Và chế độ cáp phun lạnh thông thường đã thay đổi bằng chế độ tiết lưu tự động và động cơ Block quạt dàn nóng và dàn lạnh cũng thay đổi từ điện áp AC thông thường sang điện áp DC. Đặc biệt phần Block có trang bị nam châm noedym mạnh hơn gấp 10 lần nam châm thường.Chính điều đó đã làm cho động cơ máy nén(Block) chạy từ 0 vòng/phút lên đến 6000 vòng /phút và đã loại bỏ đi dòng khởi động. Ví dụ cho các bạn thấy:

Đối với phòng bình thường một máy điều hoà Inverter 12000BTU khi chạy máy sẽ hoạt động từ 0W đến 1200W và Block chạy từ 0vòng /phút đến 6000 vòng /phút.Khi ta để nhiệt độ trong phòng 250C, trong vòng 40 phút máy sẽ làm việc hết công suất là 6000 vòng/phút.Khi nhiệt độ trong phòng giảm thì điện năng cũng giảm và tốc độ của Block cũng giảm , sau 40 phút nhiệt độ đã đạt theo chúng ta cài đặt là 250C thì tốc độ của Block chỏi còn là 3000 vòng/phút tương đương với điện năng tiêu thụ là 600W.Chính điều đó đã cho ta tiết kiệm đi được 50% điện năng.,

còn với phòng không bị chiếu nắng trực tiếp,thời gian sử dụng nhiều,nhiệt độ từ 270C hoặc 280C máy có thể tiết kiệm lên đến 70% điện năng và tốc độ của Block cũng giảm xuống 1800 vòng/phút,chính vì vậy mà tuổi thọ của Block bền gấp 2 lần so với hệ thống thông thường ,hơn nữa máy lại hoạt động rất êm và nhiệt độ luôn luôn ổn định.

Qua một thời gian tìm hiểu mình nhận định rằng: điều hoà inverter luôn luôn duy trì nhiệt độ ổn định theo mong muốn. Khi chúng ta tư vấn cho khách hàng hay các chủ đầu tư có đặt đến vấn đề liên quan đến điện năng tiêu thụ thì các kỹ sư chúng ta nên đặt đến vấn đề sử dụng điều hoà inverter là giải pháp tốt nhất nhé.

2/ Giới hạn sử dụng máy điều hòa:


Tại Việt Nam, thời tiết mỗi vùng mỗi khác nhau, các khu vực hoạt động trong công nghiệp hay các phòng có nhiệt độ chênh lệch quá cao, vị trí không gian lắp đặt dàn nóng không thích hợp - khi đó cần xem xét chọn lựa kiểu điều hòa thích hợp.

- Máy ĐHNĐ chỉ làm việc được khi nơi thoát nhiệt không nóng hơn 480C và nguồn nhiệt không lạnh hơn 50C; vượt quá giới hạn đó thì máy ĐHNĐ không bơm nhiệt được. Như vậy, mở máy lạnh khi ngoài trời nóng khoảng 480C thì chỉ tốn điện vô ích. Tương tự, nếu nhiệt độ ngoài trời trong mùa đông thấp hơn 50C thì mở máy ĐHNĐ cũng vô ích. Một số máy ĐHNĐ sẽ tự động ngừng làm việc khi phát hiện ra tình trạng quá giới hạn đó. Có khi nhiệt độ không khí ngoài trời chưa tới 480C nhưng giàn nóng bị nắng rọi hoặc không đủ thoáng để thoát hơi nên nóng lên, do đó nên che nắng và thoát hơi cho giàn nóng.

- Rất nhiều người dùng máy lạnh tưởng rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn trên bộ điều khiển (remoste) sẽ làm máy chạy mạnh hơn (tăng công suất) và phòng mau mát hơn. Điều này chỉ đúng khi dùng máy lạnh inverter, không đúng khi dùng các loại máy lạnh thường; mà phần lớn máy lạnh đang dùng đều không phải loại inverter. Ngay cả khi dùng loại máy lạnh inverter thì điều trên cũng chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ thôi, máy chỉ có thể giảm bớt công suất chứ không thể tăng công suất quá khả năng của nó. Khi thấy trong phòng không mát thì sẽ có người cầm ngay lấy remote và chọn xuống 160C! Họ không biết rằng công suất của máy lạnh là có hạn, khi trong phòng không đủ mát tức là máy lạnh không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 250C hay 160C cũng không thể thay đổi nhiệt độ thực tế.

- Trong điều kiện có thể nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ càng cao thì càng tiết kiệm điện. Giàn nóng bên ngoài càng thông thoáng, càng không bị gió quẩn (xả ra rồi hút vào) thì càng tiết kiệm điện. Vì lúc đó, thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Thêm nữa, độ cao giữa giàn lạnh và giàn nóng cần bố trí hợp lý, để giảm điện năng tiêu thụ. Mặt khác, khi tắt máy nên tắt cả nguồn, chứ không nên chỉ tắt bằng điều khiển remoste, vì nguồn điện vẫn còn nuôi trong máy ( khoảng 15W)

3/ Chọn máy với công suất hợp lý và vệ sinh định kỳ

- Diện tích của căn phòng, công năng một không gian cần điều hòa sẽ quyết định công suất lạnh cần thiết để cung cấp lạnh, mà công suất lạnh tỷ lệ thuận với điện năng tiêu thụ. Vì thế việc tính toán chọn công suất hợp lý để chịn mua máy điều hòa là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiết kiệm điện năng. Ví dụ: theo kinh nghiệm: với công năng phòng yên tĩnh ít người thì cứ 1m2 phòng -> chọn năng suất lạnh khoảng 500- 650 Btu/h. Ví dụ phòng 20m2 thì chọn máy có năng suất lạnh yêu cầu khoảng 12.000Btu ( 1,5 Hp) .

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại với đặc điểm kỹ thuật và tính năng khác nhau. Nhưng chọn loại càng đắt thì chất lượng càng tốt. Và giá tiền phụ thuộc vào máy đó có những chức năng gì, công dụng ra sao? Điều hoà hai chiều (có cả chức năng làm lạnh lẫn sưởi ấm) đắt hơn điều hoà một chiều (chỉ có chức năng làm lạnh). Và những máy có khả năng khử mùi, lọc khí, cung cấp không khí giàu ôxy... thường đắt hơn.

- Máy điều hòa sử dụng lâu ngày sẽ có những lớp bụi. Chúng là nguyên nhân cản trở sự trao đổi nhiệt giữa không khí và giàn lạnh, giàn nóng làm cho việc tải nhiệt không được thuận lợi. Đó cũng là một phần nguyên nhân gây tổn thất điện Vì thế việc vệ sinh máy lạnh theo định kỳ sẽ tiết kiệm một phần điện năng tiêu thụ đồng thời góp phần tạo không khí trong lành cho không gian cần điều hòa.

Đây là một vài kiến thức mình gởi đến các bạn trong quá trình tìm hiểu. Mong các bạn đóng góp thêm nhé.