Nhiệt độ của máy điều hòa giữ cho cơ thể không bị ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ em, giúp hạn chế sự mất muối, mất nước của cơ thể.
Nhưng chúng ta cũng nên biết cách sử dụng điều hòa thế nào để tránh những mặt có hại.
Trẻ khi chạy nhảy chơi đùa, người lớn làm việc ngoài trời nóng bức, mồ hôi đầm đìa đột ngột vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài môi trường dẫn đến hiện tượng thay đổi thân nhiệt nhanh chóng, người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, nổi da gà do hiện tượng co mạch ngoại vi và các lỗ chân lông ngoài da để giữ nhiệt.
Nếu cơ thể không điều chỉnh được, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, người vừa ốm dậy, trẻ nhỏ... có thể để lại hậu quả nặng nề như choáng, ngất, méo mặt do liệt dây thần kinh điều khiển cử động cơ mặt (vì dây này nằm rất nông) còn gọi liệt dây VII ngoại biên, tai biến mạch máu não... thậm chí tử vong.
Thông thường những người này thấy đau rát họng, khô họng, vài giờ sau xuất hiện sốt 38-39oC thậm chí lên tới 40oC, chảy nước mũi trong, ho, lúc đầu ho khan sau ho có đờm trắng loãng. Người có cơ địa dị ứng khi vào phòng điều hòa sẽ hắt hơi từng tràng, ngứa mũi, vùng chóp mũi ửng đỏ, đôi khi chảy nước mắt, ngạt tắc mũi hoàn toàn hoặc một phần tùy từng người bệnh. Đặc biệt có trường hợp cảm lạnh đột ngột do điều hòa.
Biểu hiện da toàn thân sờ rất lạnh, niêm mạc vùng mũi họng nhợt nhạt màu, tăng xuất tiết nhiều dịch trong, các cuốn mũi phù nề, có thể có màu tím nhạt. Trường hợp này nên tắt ngay điều hòa, đắp chăn ấm cho đến khi ra được mồ hôi, uống nước ấm, nếu có thể pha thêm chút gừng nướng càng tốt, dùng một số thuốc như babyplex, decolgen...
Nếu sau 2 ngày uống thuốc, các dấu hiệu trên không đỡ mà ngày một nặng lên như sốt kéo dài, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh, ho tăng, có đờm đặc, đôi khi xuất hiện khó thở, nhất là ở trẻ nhỏ... cần được bác sĩ thăm khám để có chỉ định điều trị chính xác và kịp thời.
Dùng điều hòa không đúng là một trong những yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản co thắt... Phòng tránh tác hại này bằng cách: để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (khoảng 4-5o). Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Lau sạch mồ hôi trước khi vào phòng điều hòa. Để chậu nước trong phòng dùng điều hòa giúp tăng độ ẩm cho phòng.
Những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp nên mang theo áo khoác, áo dài tay khi làm việc tùy theo khả năng chịu đựng của mình.
Các bác sĩ khuyên khi dùng quạt nên điều chỉnh tốc độ vừa phải, tuyệt đối không để quạt thổi cố định lên cơ thể mà phải để ở chế độ xoay. Không để quạt thốc vào cơ thể, đặc biệt với người từ ngoài trời nóng bước vào hoặc vừa hoạt động thể lực mà nên lau mồ hôi, nghỉ vài phút rồi mới dùng quạt. Khi nằm ngủ nên nằm cùng hướng thổi của quạt và chỉ nên để tốc độ gió trong mức 0,2 m đến 0,5 m/giây, tối đa không quá 3 m/giây. Nếu ngủ trong phòng thoáng gió chỉ nên mở quạt ở số nhỏ cho gió thổi nhẹ. Người già yếu, người suy nhược và trẻ em nên hạn chế dùng quạt trong lúc ngủ, nếu dùng nên có màn che chắn bớt. Với phòng ngủ có máy lạnh, ngoài việc phải tính toán sao cho đủ dưỡng khí và vệ sinh định kỳ để tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh vào nhà, nên xác định biên độ nhiệt độ ở ngoài trời và trong phòng ngủ chênh nhau trong khoảng từ 8°C đến 10°C là thích ứng.
Làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh (điều hòa nhiệt độ) lại dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi bạn phải thường xuyên sống trong môi trường có máy lạnh. Nguy cơ tiềm ẩn Sử dụng máy lạnh đúng cách
Ngoài việc làm khô da do mất nước và cơ thể không thoát được mồ hôi, môi trường máy lạnh còn là tác nhân khởi phát dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp như: Hen suyễn, ho kéo dài... Nhiều người vốn có dấu hiệu mắc các chứng bệnh như hen dễ khiến bệnh bộc phát, kéo dài và khó điều trị dứt hẳn.
Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ môi trường ngoài và trong phòng đặt máy lạnh khiến cơ thể phải vất vả điều chỉnh để thích nghi và đó chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đi.
Khi cơ thể hít phải vi khuẩn có trong bụi, nấm mốc từ thảm trải sàn, của kính hay các dụng cụ văn phòng trong phòng kín ít có trao đổi không khí cũng có nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila trú ẩn trong ống nước máy lạnh có thể dẫn đến sưng phổi và nguy cơ tử vong sau đó.
Sử dụng máy lạnh là nhu cầu hợp lý, tuy nhiên nên tìm hiểu để có cách dùng khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người luôn là điều cần thiết. Khi mua máy lạnh nên lựa chọn loại có công suất phù hợp với diện tích và số người có trong phòng.
Với những văn phòng làm việc đông người hoặc vận động thường xuyên sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn hơn do đó cần máy có công suất tương ứng. Phòng khách hoặc phòng ngủ nên chọn loại nhỏ vừa không lãng phí điện năng tiêu thụ vừa an toàn cho sức khỏe.
Thông thường vào những ngày nắng nóng, không khí oi nồng mọi người thường có xu hướng mở máy ở nhiệt độ thấp khoảng 16 - 18oC nhằm giải tỏa cơn nóng, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với môi trường ngoài, khi đó cơ thể sẽ khó điều chỉnh khi tiếp xúc với hai nền nhiệt độ khác biệt lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên điều chỉnh ở nhiệt độ trên 20oC, thấp hơn môi trường ngoài khoảng 10oC là hợp lý. Đặc biệt, với phòng có trẻ nhỏ, càng phải rút ngắn sự chênh lệch này để không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ.
Tránh tiếp xúc ngày với môi trường máy lạnh khi cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi do vận động, chúng có thể gây cảm giác ớn lạnh với nhiều người thể trạng yếu có thể bị sốt nhẹ, khô môi và khô cổ họng. Nếu ngồi nơi thoáng mát hoặc dùng quạt cho ráo bớt mồ hôi và cơ thể giảm nhiệt trước.
Nên quét dọn và giữ vệ sinh văn phòng, các dụng cụ trong phòng để giảm thiểu các loại vi trùng, bụi bẩn. Không nên để các vật phát nhiệt, bếp ga, bóng đèn... quá gần máy lạnh sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
Nhà mình dùng hãng Fba, tốt lắm bạn à