Tiến hành hàn nhôm không phải là việc đơn giản, bạn cần phải lưu ý một số điều sau khi bắt đầu thực hiện
Mồi hồ quang
Khi bạn dùng dòng AC hoặc DC, hồ quang có thể được tạo ra do điện áp cao tần. Nếu bạn hàn bằng dòng DC, muốn gây được hồ quang bạn phải chạm điện cực vào vật hàn. Để tránh được các khuyết tật khi mồi hồ quang thì nên dùng điện cực loại vonfram- thori.
Nếu hàn nhôm bằng máy hàn TIG thì chiều dài hồ quang tốt nhất nên ở khoảng 1,5 lần đường kính điện cực. Để các vết nứt, lõm không xuất hiện thì trước khi ngắt hồ quang bạn nên tăng tốc độ hàn nhé.
Góc nghiêng mỏ hàn
Góc nghiêng thích hợp sẽ là khoảng 90 độ, đối với vật có độ dày không đều thì ta nên đặt mỏ hàn hơi lệch chút về phía phần dày thì sẽ giúp cho độ nóng chảy được cân bằng hơn.
Qui trình hàn
Đối với người mới hàn thì nên dùng điện cực zirconi-vonfram và đặt cường độ dòng điện là 165A. Đầu tiên, ta đặt mỏ hàn trên tấm nhôm rồi tạo 1 vũng hàn nóng chảy tại điểm bắt đầu mối hàn cho đến khi đạt độ ngấu thích hợp, khi đó ta mới có thể điền kim loại phụ vào mối hàn.
Cuối cùng dịch chuyển hồ quang về sau vũng hàn và tiến hành hàn các đường hàn 1 cách thật thuần thục trước khi bắt đầu chuyển sang hàn các mối nối.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hàn nhôm nhé.