"xây dựng dân dụng và công nghiệp"-giúp em với, em gân phai chọn nganh nghê thi đại học rôi

ơ trường dh bách khoa, dh xây dựng, dh giao thông vận tải, tôn đức thắng.... có ngành XD DD & CN nhưng điêm chênh lệch ơ các trường thì nhiêu, cho em hỏi là chương trình đào tạo nó khác nhau nhiêu không,vẽ kĩ thuật ngành này có khó lăm không(e sợ nhât là vẽ) và có cân năng khiêu nhiêu không, mà vd em thi vào trường BK là được chọn ngành này liên luôn hay là học 1 thời gian, dựa vào điêm ng ta mới phân ngành cho mình, hay là mình tự chọn??? a chị giúp e với, em cám ơn nhiêu lăm'

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý các công trình nhà xưởng, các công trình công cộng & công nghiệp. Với kiến thức này, sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp khi ra trường sẽ có môi trường làm việc rất rộng tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp.

Có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng và xây dựng nói chung không bao giờ thất nghiệp, bởi nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp cũng và các công trình xây dựng khác ngày càng nhiều trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.

Theo thống kê của mạng tuyển dụng và việc làm VietnamWorks, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kế toán/kiểm toán, ngân hàng, điện/điện tử, hàng không/du lịch/khách sạn là năm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong quý I-2010. Trong đó ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có khoảng cách cung - cầu nhân lực nhỏ nhất nên mức độ cạnh tranh trong ngành này dễ chịu hơn với người tìm việc.

Tóm lại nhu cầu việc làm là không thiếu, nhưng như bạn đã đề cập, vẫn có “một số người học ngành này ra trường hai năm vẫn chưa có việc làm”. Vậy làm sao để tránh trường hợp này? Ngay bây giờ bạn cần trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng (tiếng Anh, vi tính, kỹ năng mềm cần thiết), khả năng tiếp thu - học hỏi và khả năng thực hành (ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tế để hoàn thành công việc mà bạn đảm nhận).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện thái độ làm việc thật tốt để xác định mục tiêu, hướng làm việc, cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc…

Chúc bạn học tập tốt và tìm được công việc mơ ước!