Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu "khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng".
Ngoài việc bị phạt tiền thì theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 171 vừa nêu, người có hành vi vượt đèn đỏ còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng, trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.
Từ ngày 1/8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016. Theo quy định của Nghị định mới này, người điều khiển xe ôtô có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Ngoài ra, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
"1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày…".
Như vậy, có thể thấy việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính vừa trích dẫn ở trên.
Do đó, trong trường hợp hành vi vượt đèn đỏ của bạn không gây tai nạn hoặc thiệt hại cho các phương tiện tham gia giao thông khác và không thuộc các trường hợp phải tạm giữ phương tiện như vừa nêu ở trên thì bạn sẽ chỉ bị phạt tiền đồng thời có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe một tháng nhưng sẽ không bị giữ xe 30 ngày như thông báo của cảnh sát giao thông.
Tôi ước gì họ thu bằng cấm anh điều khiển phương tiện cả đời . Tôi có một người bạn rất thân mới qua đời tháng trước , chỉ vì những người coi thường luật giao thông như anh , bạn tôi bị xe KIA K3 vượt đèn đỏ tông hất tung ra xa 5m .
Chưa cần bàn đến số tiền phạt. Lỗi của ông như vậy ông còn hỏi có đáng bị phạt nặng hay không à? Ông vượt đèn đỏ không những ảnh hưởng tính mạng ông mà còn bao nhiêu người tham gia giao thông nữa. Lỗi vượt đèn đỏ là lỗi cố ý và 1 trong những lỗi nặng đó ông ạ.
Nghị định 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và có hiệu lực thay thế các Nghị định sau: 34/2010/NĐ-CP; 71/2012/NĐ-CP; 44/2006/NĐ-CP; 156/2007/NĐ-CP
Dưới đây là trích dẫn nội dung quy định và mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Quy định, mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi vi phạm như sau: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng. Trường hợp vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Quy định, mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi vi phạm như sau: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. Hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng. Trường hợp vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
Tôi ko biết đúng hay sai, nhưng tôi ủng hộ việc phạt nặng
Đa số tài xế Vn lái oto mà nghĩ đang lái xe máy. Vô tư chạy, vượt đèn đỏ.....
Vượt đèn đỏ cản trở gthong. Cũng là ngnhan gây kẹt xe, nguy hiểm cho bản thân và người khác
Mong anh nâng cao ý thức cá nhân, góp phần cho văn hoá gthong VN
Không chấp hành đèn hiệu giao thông theo nghị định hiện tại thì phát tối đa 1,2tr & bổ sung giữ bằng lái 1 tháng.Sắp tới thì tăng mức phạt cao hơn & phạt bổ sung giam bằng 3 tháng.
Không thấy phạt giữ xe 30 ngày bạn nhé.
Theo mình tất cả các lỗi phạt mà có hình thức tước giấy phép lái xe thì trong thời gian bị tước giấy phép người vi phạm phải tự bỏ tiền đi học và thi lại lý thuyết. Khi nào có giấy chứng nhận đạt yêu cầu thì mới được phép nhận lại GPLX. Làm vậy mới nghiêm và hy vọng giảm tai nạn giao thông.