Cảnh sát có được đạp xe người vi phạm luật giao thông?

Khi người vi phạm giao thông không chấp hành hiệu lệnh mà phóng bỏ chạy, cảnh sát làm nhiệm vụ có được truy đuổi, đạp, đánh để bắt dừng lại hay không?

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Gần đây, tình hình vi phạm luật lệ giao thông có chiều hướng gia tăng, đặc biệt đối với người điều khiển mô tô, xe máy. Mặc dù Luật Giao thông đường bộ và các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính ngày càng có các chế tài nghiêm khắc hơn nhưng kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.

Trường hợp người lái xe máy không đội mũ bảo hiểm cố tình lạng lách, chạy ngược chiều tốc độ cao mà báo chí phản ánh là một trường hợp điển hình. Việc vi phạm rất nghiêm trọng và cũng vô cùng nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện cũng như những người tham gia giao thông xung quanh.

Tuy nhiên, hành động chiến sĩ cảnh sát giao thông giơ chân để ngăn chặn người lái xe nhưng lại làm họ ngã nhào đã đặt ra vấn đề pháp lý là liệu cảnh sát giao thông có được làm vậy không? Pháp luật có quy định gì về những hành vi cảnh sát giao thông không được làm?

Để trả lời câu hỏi này không thể chỉ dựa vào Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này được bởi luật này chỉ điều chỉnh các vi phạm mang tính chất vi phạm hành chính của người tham gia giao thông và của người thực thi công vụ (cảnh sát giao thông). Bất kỳ vi phạm nào liên quan lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt…) mà thỏa mãn các dấu hiệu hình sự thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự với các tội danh tương ứng.

Về hành vi ngăn chặn, Bộ luật Hình sự đã có quy định về phòng vệ chính đáng. Theo đó, phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Trường hợp chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Với quy định nói trên, việc chiến sĩ cảnh sát giơ chân để ngăn chặn người vi phạm có được coi là hợp pháp hay không phụ thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của người lái xe. Cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất, người lái xe máy có dấu hiệu phạm tội hình sự (trước đó gây tai nạn làm thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác) thì việc giơ chân (hoặc đạp ngã), thậm chí dùng gậy vụt cũng không bị coi là trái pháp luật mà đây được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng. Thực tế hoạt động trấn áp tội phạm, đặc biệt khi bắt giữ kẻ phạm tội thì người thực thi công vụ cũng như người dân đều có thể gây thương tích cho người bị bắt giữ ở mức độ nhất định (chống trả lại một cách cần thiết) và pháp luật không coi đây là hành vi trái pháp luật).

Tuy nhiên, trường hợp giơ chân mà làm người điều khiển bị ngã dẫn đến hậu quả người đó tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp thứ hai, người điều khiển xe máy không có dấu hiệu phạm tội hình sự mà hành vi của họ chỉ đơn thuần là vi phạm hành chính thì hành vi giơ chân hoặc đạp ngã không được coi là phòng vệ chính đáng bất luận có gây thương tích cho người vi phạm hay không.

Việc người vi phạm không bị thương tích, không bị thiệt mạng là ngẫu nhiên chứ bản thân chiến sĩ cảnh sát giao thông phải biết được hành vi của họ là rất nguy hiểm cho người lái xe, có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người lái xe, thậm chí cho cả những người xung quanh.

Do vậy, cách thức ngăn chặn này của chiến sĩ cảnh sát giao thông không được pháp luật cho phép mặc dù động cơ của người chiến sĩ là rất tốt.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Những người thực thi pháp luật trong thực tế vẫn có khả năng thực hiện được những chế tài sau đó với người vi phạm. Hành vi đạp ngã xe, riêng tôi, tôi xin lên án. Vị khách ngồi sau lưng lái xe ôm đó có liên quan, có yêu cầu lái xe chạy như vậy không? Và chẳng lỡ trong bụng người phụ nữ ấy đang thai nghén mà gặp phải cú đạp ấy thì như thế nào?? Hành vi của anh có thể làm "mãn nhãn" nhiều cá nhân. Nhưng song song đó, thật khó để cho một bộ phận khác trở nên ác cảm và có tư duy không tốt mỗi khi gặp Cs. Chào thân ái!

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Tôi ủng hộ đ / c CSGT trong những trường hợp như thế này , vì trẻ trâu càng ngày càng đông , nên cần mạnh tay mới mang lại an toàn và trật tự giao thông cho mọi người , mọi nhà .

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

CSGT đá vào xe người vi phạm giao thông không thể chấp nhận được ( ngoại trừ cướp , giết người ) CSGT có xe chuyên dụng truy đuổi kẻ vi phạm giao thông không khó khăn . Đâu cần phải hành động như CSGT đá xe người vi phạm . Sẽ gây nguy hiểm cho người vi phạm điều khiển xe và những người tham gia giao thông nếu xảy ra hậu quả khó lường .

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Rất rõ ràng và phù hợp với PL. Nhưng diễn biến ngoài XH rất khó lường vì người vi phạm tỏ ra quá xem thường PL thì người thi hành PL phải như thế nào để ngăn chặng những kẻ như thế này? Chẳng nhẽ đành chịu thua? mà như thế thì e rằng những kẻ như thế sẽ lại ngày càng lộng hành.

Hà Bá Thiên
Hà Bá Thiên
Trả lời 8 năm trước

Vậy thì CSGT nói riêng và các lực lượng thực thi PL nói chung phải làm thế nào khi bị chống đối để hoàn thành nhiệm vụ của mình?
Người thực thi PL dùng vũ lực để hiện nhiệm vụ của mình thì phải coi đó là biện pháp nghiệp vụ chứ, sao lại gọi là phòng vệ?

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 8 năm trước

Cho phép csgt được hành động trong những trường hợp đối tượng vi phạm có hành vi chống đối tương tự như trường hợp trên. Có vậy mới đủ sức nặng răn đe đối vói những kẻ coi thường pháp luật .

Đinh Chiêu Phong
Đinh Chiêu Phong
Trả lời 8 năm trước

Mục đích cuối cùng của xử phạt là người vi phạm nhận thức được lỗi và tâm phục để không tái phạm. Chứ không phải cách phạt hay tiền phạt. Hành động trên có thể phù hợp tình huống nhưng thiếu tính nhân văn, đó là chưa nói có phần phản cảm. Ghi chụp hình tình huống để tạo chứng cứ nghiệp vụ rồi phạt nguội sẽ thuyết phục hơn.

Phạm Công Sơn
Phạm Công Sơn
Trả lời 8 năm trước

Thử nghĩ nếu người vi phạm tông vào người vô tội khác thì sao, đi ngược đường chạy nhanh coi thường pháp luật luật giao thông là luật thường ngày mỗi công dân phải tuân theo để an toàn cho mình vậy mà có những thành phần coi thường tính mạng mình và người đi đường, chạy theo thuyết phục nó sao? tôi tán thành dùng vũ lực đối với hành vi coi thường pháp luật . Nếu đó là 1 tên cướp làm sao để bắt nó dừng lại mà không dùng vũ lực các thánh kia phán hay quá đi bắt cướp đi rồi biết dùng miệng mà đi thuyết phục mấy tên coi thường pháp luật đó nó tông cho chết.

Đỗ Ngọc Diệp
Đỗ Ngọc Diệp
Trả lời 8 năm trước

Những người giao thông trên đường nếu có ý thức chấp hành pháp luật, khi CSGT ra hiệu là ngừng ngay, còn những người vi phạm ra hiệu không ngừng là những người bất chấp pháp luật, lưu manh, cướp giựt, choi choi. Rất nguy hiểm, cần được xử lý bất kỳ trường hợp nào đễ bắt được nhanh nhất.