Cách nào buộc người gây tai nạn bồi thường?

Con trai tôi bị một người gây tai nạn khiến tử vong. Bản án tuyên buộc bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi đã có hiệu lực song người này cố ý lẩn tránh.

Gia đình đã gửi đơn lên cơ quan thi hành án địa phương nhưng không nhận được phản hồi.

Gia đình tôi phải làm gì ? Nếu viết đơn khiếu nại lên cấp nào?

Tiến Hội
Tiến Hội
Trả lời 8 năm trước
Thu thập chứng cứ và kiện tiếp thôi chứ làm sao. Gửi cấp có thầm quyền nhỏ nhất có thể sử nếu trong thời gian nào đó không được thì gửi lên cấp cao hơn
Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Nói bạn đừng buồn nhé, nhà mình cũng từng thắng kiện, tòa tuyên được bồi thường 350 triệu. Thủ phạm trốn luôn, gửi đơn kêu cứu thì Bên thi hành án bảo kiếm ra hắn rồi người ta đòi cho. Đi kiếm hắn sẽ tốn tiền, mà đòi chắc có được không. Nói bây nhiêu chắc bạn cũng hiểu tâm trạng của mình rồi.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Đây là trách nhiệm của cơ quan thi hành án. Chị gửi đơn buộc cơ quan này thực thi bản án của Toà án. Nếu người gây tai nạn không có tiền thì chắc chắn không thể làm được gì.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Cơ quan thi hành án dân sự chỉ thi hành được bản án khi người phải thi hành án có tài sản. Người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập thì trường hợp này thuộc diện án chưa có điềi kiện thi hành. Xác định người phải thi hành án có tài sản không hãy khiếu nại bạn nhé nếu không chỉ tốn thời gian

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.
Quy định của Luật thi hành án, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.
Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ