Cách thay lọc khí cho động cơ ?

Nhà cháu mới vào nghề, tập tọng vừa tìm hiểu vừa làm, thấy bài này thiết thực nên biên soạn lại và đưa vào đây, mong được các kụ cao thủ góp ý cho mau tiến bộ ạ

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Lọc khí (Air Filter) chỉ là một bộ phận đơn giản nhưng rất quan trọng cho xe, không khác cái lỗ mũi quan trọng đối với con người.

1. Bộ lọc khí là gì?

Chiếc xe của chúng ta thông thường có 2 bộ lọc khí: Một là lọc khí trong đầu máy (engine air filter), hai là lọc khí trong khoang hành khách. Bài này nói đến bộ lọc khí của động cơ.

Động cơ máy cần phải có không khí cho hoạt động cháy nổ trong đầu máy. Không có khí nạp vào thì xe không nổ máy được. Như vậy là hoạt động của máy không chỉ cần xăng.
Hoạt động cháy nổ trong đầu máy xe hơi có thể tóm lại 1 cách sơ lược : Xăng được đưa vào xi lanh, hòa chung với không khí, phát sinh hiện tượng cháy nổ, làm chuyển động pít-tông gây ra chuyển động dây chuyền dẫn tới trục bánh xe, đẩy bánh xe đi tới. Không có xăng thì xe không chạy. Nhưng nếu không nhờ một ống dẫn, hút không khí ngoài trời đưa vào, hòa với xăng để phát sinh cháy nổ trong đầu máy thì xe cũng không chạy. Nên cái ống dẫn rất quan trọng.
2. Vai trò bộ lọc khí
Mở nắp đậy đầu máy, ta có thể nhận ngay ra một cái ống cao su khá lớn, một đầu nối với máy, đầu kia thông ra ngoài trời để lấy không khí. Nhưng không khí hút qua ống, trước khi vào pít-tông phải được sàng lọc sạch sẽ. cần đến bộ lọc. Bộ lọc là một dụng cụ bằng giấy, vải hoặc “xốp”, được xếp lại thành nhiều nếp để tăng diện tích lọc. Rác, bụi, dầu máy... tù ngoài vào ống, bị giữ lại tại đây, để cho luồng khí sạch theo các khe xốp tiến vào, hòa với xăng làm thành một hỗn hợp cháy nổ và thực hiện chức năng đầu máy….
Rác bụi tích lũy lâu ngày, bít luôn các “khe thở” trên màng xốp khiến không khí không thể lọt qua, hoặc chỉ lọt qua một phần rất ít, không tỉ lệ thuận với lượng xăng để tạo thành một hỗn hợp tối ưu… gây ra tình trạng máy xe không nổ, hoặc cháy nổ không đạt chuẩn, xe chạy không bốc mà lại hao xăng. Ta có thể sơ bộ đánh giá việc này bằng nhìn vào ống pô: Làn khói bình thường là màu trắng, lúc này có màu đen, mùi xăng, sờ vào thấy ươn ướt, là vì còn lẫn nhiều xăng “sống” do cháy chưa hết thì đã bị thải ra.

3. Thay lọc khí như thế nào?
- Điều kiện cần có:
Trước tiên đậu xe dưới bóng mát trên khoảng sân bằng phẳng.. Để cho máy xe nguội hẳn rồi bắt đầu sử lý.
Trong khi chờ máy nguội cần chuẩn bị những dụng cụ sau: Một con dao cạnh mỏng, 2 cái tuốc nơ vit cỡ trung (một mũi dẹt và một mũi khế) cùng ít giẻ lau tay.
* Tìm vị trí bộ lọc khí động cơ: nó là một khối màng xốp, hình chữ nhật, hoặc cuốn lại thành hình ống tròn, đặt trong một hộp bảo vệ. Ở các loại xe cũ, còn dùng kỹ thuật carburetor, ta sẽ thấy hộp bảo vệ hình tròn, hiện nay thường là hộp hình vuông hoặc chữ nhật (ở các xe đời mới), nổi lên gần giữa khoang đầu máy, hoặc có thể nghiêng về phía thành xe. Thấy cái hộp nào lớn nhất, không phải kim loại, nối với một ống dẫn lớn một đầu vào máy một đầu chỉa ra ngoài trời, thì là chính nó.

* Mở hộp đựng lọc khí: Hộp đựng lọc khí được gắn bằng mấy cái móc bấm (clip) kim loại khá lớn. Kê cạnh dao hoặc tuộc nơ vit đầu dẹt vào móc, lẩy móc ra. Lẩy hết móc bấm chạy quanh chu vi hộp là có thể lấy nắp hộp ra được.
Nếu nhà sản xuất không gắn hộp bằng Clip mà bằng vít dài thì mở bằng tuộc nơ vít
Lọc khí nằm bên trong hộp này, được chế tạo bằng xốp hoặc giấy đặc biệt, có mầu tùy theo nhà sản xuất, sẽ có nhiều vệt bẩn hoặc bụi nám lỗ chỗ.

* Lấy Lọc khí ra, để kiểm tra xem nó đã bẩn đến mức nào. đã cần thay chưa? Soi ra ánh sáng mặt trời. Để cách xa mặt khoảng một tầm tay, bẻ cong lên để cho các kẽ giấy xòe ra như những trang giấy trong một cuốn sách, nhìn vào đó sẽ thấy bụi bậm và dầu nhớt bám vào. Nhìn thẳng, sẽ thấy mầu giấy nguyên thủy bị dơ bẩn nhiều ở trung tâm, đó là lúc cần thay lọc khí.
* Lắp Lọc khí mới vào xe: Mở nắp máy lên, để nguội, mở hộp chứa và lắp lọc khí mới vào vị trí, rồi cài Clip hoặc xoáy ốc trở lại.
4. Thay Lọc khí bao lâu một lần?
Có thể xem trong sách Cẩm Nang Chủ Xe (có kèm theo khi giao xe) để biết nhà sản xuất muốn mình thay bao lâu một lần. Nếu trong sách không đề cập chi tiết đó, thì tốt nhất là nên thay mỗi năm (12 tháng) một lần, hoặc sau mỗi 12.000 dặm, tùy điều kiện nào đến trước.
Sau khi thay lọc khí, ta sẽ có một cảm giác khác hẳn, chiếc xe nổ máy nhàng hơn, đạp gas bốc hơn, khói từ ống bô thải ra có màu trắng chứ không đen màu xăng “sống”.

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Đổ xăng bắt buộc phải tắt máy các cụ ạ!

Em cũng chả biết luật PCCC của mình có điều khoản nào cấm không nhưng nhiều nước em thấy họ cấm nổ máy khi đổ xăng đấy các cụ ạ!

Có nhiều lý do lắm: Hệ thống đánh lửa, hệ thống điện, hệ thống thải đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tắt đi rồi đề lại thì nguy cơ chỉ có trong một tích tắc đề nổ còn để máy thì nguy cơ cao gấp hàng trăm lần các cụ ạ! Lúc vào trạm xăng cũng nên tắt hết điều hòa, hệ thống âm thanh, các loại đèn (đặc biệt là signal). Khi đi ra khỏi cây xăng rồi thì mới bật lại.

trần anh đức
trần anh đức
Trả lời 12 năm trước

Các vấn đề về môi trường và năng lượng luôn làm đau đầu các nhà sản xuất ôtô. Theo lộ trình cắt giảm khí thải nghiêm ngặt của châu Âu giai đoạn 1988-2008, cuộc đua về công nghệ xử lý khí thải độc hại từ động cơ (nhất là kiểu diesel) giữa các hãng xe đang đến đoạn nước rút.

Click để xem ảnh lớn hơn
Sơ đồ hệ thống CRT (Continously Regenerating Trap) của Volvo Trucks.

Một trong những biện pháp rất hiệu quả giảm thiểu sự độc hại của khí thải động cơ là việc chế tạo và sử dụng hệ thống phin lọc. Ví dụ như hệ thống CRT (Continously Regenerating Trap) của hãng Volvo Trucks cho phép giảm 80-90% tỷ lệ CO, HC, NO và các phần tử cứng trong khí thải. Bộ phin này được thiết kế cho động cơ xe tải và đã trở thành cấu trúc không thể

Click để xem ảnh lớn hơn
Sơ đồ hệ thống phin lọc khí thải của xe Peugeot 607.
thiếu đối với hầu hết xe buýt chạy trong thành phố. Hãng PSA Peugeot - Citroen cũng gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này. Hệ thống phin lọc khí thải của xe Peugeot 607 với động cơ diesel HDI và cũng đã được nhận giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, thiết kế của PSA có nhược điểm là đắt tiền, làm tăng giá thành ôtô.

Hoàn thiện quá trình đốt nhiên liệu trong xi-lanh cũng là một biện pháp rất hiệu quả làm giảm khí thải độc hại. Xu hướng này được các đại gia ôtô Đức và Nhật đặc biệt chú trọng. Đây là biện pháp đồng thời cắt giảm khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Vào năm 1976, hãng Bosch lần đầu tiên chế tạo được loại cảm biến dùng trên động cơ xăng có tên là Lambda (xuất xứ từ mẫu tự Latin λ,

Click để xem ảnh lớn hơn
Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện tử điều khiển động cơ diesel.

Mới đây, hãng Bosch tiếp tục cho ra mắt loại cảm biến Lambda dùng trên động cơ diesel, sau đó chế tạo thành công hệ thống điện tử điều khiển động cơ diesel EDS (electronic diesel control). Thiết bị này giúp cho dòng máy dầu đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Euro 4 - chuẩn bảo vệ môi trường châu Âu áp dụng vào năm 2005.

Click để xem ảnh lớn hơn
Sơ đồ hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử của động cơ diesel, sử dụng cảm biến Lambda.

Hãng Toyota lại hoàn thiện quá trình làm việc của động cơ diesel theo một hướng khác. Trong thiết kế của họ, khi tải trọng của động cơ nhỏ, nhiên liệu được phun sớm hơn, hệ thống tuần hoàn sẽ hướng phần lớn lượng khí thải quay lại xi-lanh để được đốt cháy một lần nữa. Các kỹ sư Toyota khẳng định rằng, quá trình cháy diễn ra trong điều kiện nghèo oxy như vậy sẽ làm giảm nhiệt độ ở buồng đốt và tăng nhiệt ở hệ thống xả. Nhờ nhiệt độ cao ở đường xả, phin lọc hỗn hợp - xúc tác sẽ trung hòa hết các chất CO, HC, NO và giữ lại những phần tử muội. Từ năm 2004 hệ thống này sẽ được lắp trên xe Avensis.

Chỉ còn hơn một năm nữa các xe hơi bán ra ở cựu lục địa sẽ phải đạt các tiêu chuẩn Euro 4, có nghĩa là các chỉ tiêu độc hại buộc phải giảm tiếp khoảng 20-30% so với hiện nay. Khoảng thời gian tiếp theo để các hãng ôtô đạt tiêu chuẩn Euro 5 cũng chỉ còn 3 năm (2008). Đây chính là giai đoạn nước rút của cuộc đua cắt giảm khí thải. Kẻ thua cuộc không những bị khai trừ khỏi châu Âu mà còn gặp khó khăn ở Bắc Mỹ và các thị trường đang phát triển khác.

Sau đây là bảng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Euro đối với các loại động cơ đốt trong.

Tiêu chuẩn Thời hạn áp dụng Nồng độ khí thải (g/KW, độ toả khói m-1)
CO HC NO Phần tử cứng Độ tỏa khói
Euro 0 1988 12,3 2,6 15,8 - -
Euro 1 1992
(dưới 115 mã lực)
(trên 115 mã lực)

4,5
4,5

1,1
1,1

8,0
8,0

0,612
0,36

-
-
Euro 2 Tháng 10/1996
Tháng 10/1998
4,0
4,0
1,1
1,1
8,0
7,0
0,25
0,15
-
-
Euro 3 Tháng 10/2000 2,1 0,66 5,0 0,10/0,13* 0,8
Euro 4 Tháng 10/2005 1,5 0,46 3,5 0,02 0,5
Euro 5 Tháng 10/2008 1,5 0,46 2,0 0,02 0,5

Ghi chú: * Tiêu chuẩn đối với động cơ nhỏ hơn 0,75 lít và số vòng quay tối đa trên 3.000 v/ph.