Kinh nghiệm lái xe máy trong đêm ?

 

Sự chuẩn bị tốt cùng những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn hạn chế gặp phải những rủi do đáng tiếc khi lái xe máy trong đêm.

Thỉnh thoảng chúng ta bị côn trùng bay vào mắt. Phản xạ tự nhiên là nhắm lại, đưa tay giụi. Mất vài giây nhưng cũng có thể đâm vào một ai đó hoặc không kịp tránh các phương tiện đi ngược chiều. Va đập giữa kính với côn trùng khiến xác của chúng dính lại trên kính. Những điểm bất thường khiến mắt khó tập trung. Bạn hãy mang theo một tấm vải ẩm để lau và làm sạch bụi.

Đi trong đêm đã khó, trời mưa còn vất vả hơn gấp bội. Dù ngược gió hay không thì nước mưa đều bắn vào mặt. Bạn phải đưa tay lên vuốt và mắt thường xuyên nheo lại nên tầm nhìn giảm đi một nửa. Bạn có thể khắc phục dễ dàng với một chiếc mũ bảo hiểm có kính che mặt.

Lái xe đường dài luôn phải ở một tư thế, cộng thêm đường vắng, tiếng ồn động cơ và gió dễ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ. Cơ thể không tỉnh táo khiến bạn đánh giá không chính xác mức độ nguy hiểm trong các tình huống, xử lý chậm và dễ mặc sai lầm. Hãy dừng lại ở đoạn đường mà bạn cho là an toàn, dùng nước rửa mặt và thực hiện vài động tác thể dục để tỉnh táo trở lại.

Làm sạch đèn để chiếu sáng tốt hơn
Làm sạch đèn để chiếu sáng tốt hơn.

Nếu có kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng trước khi lái. Nếu bắt buộc phải lái hãy cố gắng uống một thứ gì đó như trà hoặc cà phê. Thường xuyên dừng xe hơn để duy trì tỉnh táo.

Kiểm tra xe trước khi xuất phát

Kiểm tra luôn là điều cần thiết trước khi lên đường, đặc biệt trước chuyến đi đêm. Bởi lẽ mật độ xe di chuyển ít, các dịch vụ hỗ trợ cũng giảm theo. Những sự cố như hết xăng, thủng săm, nổ lốp khó có thể khắc phục ngay lập tức, sẽ ảnh hưởng tới hành trình của bạn.

Hãy kiểm tra xe kỹ càng xem xăng có đủ. Lốp có non hơi, có mòn quá nhiều. Đối với những loại xe dùng săm rời, lái xe trong tình trạng non hơi dễ gây ra hiện tượng phá chân van. Các hệ thống đèn tín hiệu, còi còn làm việc tốt? Làm sạch bụi bẩn bám trên đèn tín hiệu để tăng cường khả năng chiếu sáng.

Đeo găng tay và mặc đủ ấm vào mùa đông

Vào ban đêm, nhiệt độ thường hạ thấp hơn ban ngày. Khi để cơ thể bị lạnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển ga, phanh. Cơ thể không còn duy trì trạng thái linh hoạt nữa. Chưa kể những bệnh mà bạn mắc phải khi nhiễm lạnh: hô hấp, cảm…

Tránh mang theo nhiều tài sản có giá trị lớn

Đi xe đắt tiền, đeo nhiều đồ trang sức có giá trị...làm kẻ gian chú ý. Nhiều vụ cướp giật khiến nạn nhân không những mất tài sản mà còn bị thương tích do tai nạn. Luôn mang theo điện thoại để nhờ trợ giúp của người thân hoặc cơ quan chức năng khi cần thiết.

Đèn ở chế độ pha làm chói mắt người đi ngược chiều khi tới gần
Đèn ở chế độ pha làm chói mắt người đi ngược chiều khi tới gần.

Chuyển đổi linh hoạt các chế độ pha-cốt

Trên đường cao tốc, xe ít nên để ở chế độ pha (chiếu xa). Nhưng bạn không nên đi quá nhanh vào ban đêm, dù có đèn thì khả năng quan sát của chúng ta vẫn kém hơn ban ngày rất nhiều. Khi nhận thấy có xe ngược chiều tới gần, hãy chuyển sang chế độ cốt (chiếu gần) để tránh làm họ chói mắt. Bởi nếu mắt bị chói họ sẽ chẳng thể xử lý được gì lúc đó.

Nếu người đi ngược chiều không chuyển sang chế độ cốt khi tới gần, tập trung nhìn vào góc đường khác để tránh nhìn vào đèn pha là cách để không bị lóa. Lái trên địa hình phức tạp, bạn chưa từng đi, hãy chú ý kinh nghiệm sau đây: nếu chùm đèn pha đột nhiên không còn thấy phản xạ từ mặt đường nữa, có thể phía trước là một hang tối hoặc bờ vực. Giảm tốc độ và sẵn sàng phanh.

Ngược lại, ở trong thành phố, mật độ giao thông cao, lại có thêm đèn cao áp hỗ trợ, nên chuyển sang chế độ cốt.

Nối đuôi xe khác

Đây là biện pháp được nhiều tay lái kinh nghiệm áp dụng để đi đúng làn. Tận dụng ánh sáng của xe phía trước, bạn có thể đoán trước chướng ngại vật hoặc ổ gà.

Tuy nhiên đừng đặt sự an toàn của bản thân vào họ. Nếu xe trước không quan sát kỹ hoặc phản ứng quá chậm khiến bạn đang đi sau cũng bị động và không kịp thời xử lý. Duy trì khoảng cách để không bị cản tầm nhìn và có thể phanh hoàn toàn trước khi đâm vào đuôi xe họ. Khoảng cách này phụ thuộc vào tốc độ và kỹ năng lái.

Đi giữa làn đường

Đường vắng sinh ra tâm lý chủ quan xuất hiện ở cả lái xe và người dân sống hai bên đường. Để tránh tai nạn bất ngờ khi có ai đó đột nhiên lao ra, hãy đi vào giữa làn đường. Luôn quan sát hai bên lề để sớm phát hiện ra họ.

Cảnh tượng đông đúc ban ngày không còn tại các ngã tư làm nhiều người chủ quan khi đi qua giao lộ không một bóng người. Hãy chú ý, rất có thể có một chiếc vụt cắt ngang trước mặt, thậm chí đâm sầm vào bạn.

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Sự chuẩn bị tốt cùng những kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn hạn chế gặp phải những rủi do đáng tiếc khi lái xe máy trong đêm.

Thỉnh thoảng chúng ta bị côn trùng bay vào mắt. Phản xạ tự nhiên là nhắm lại, đưa tay giụi. Mất vài giây nhưng cũng có thể đâm vào một ai đó hoặc không kịp tránh các phương tiện đi ngược chiều. Va đập giữa kính với côn trùng khiến xác của chúng dính lại trên kính. Những điểm bất thường khiến mắt khó tập trung. Bạn hãy mang theo một tấm vải ẩm để lau và làm sạch bụi.

Đi trong đêm đã khó, trời mưa còn vất vả hơn gấp bội. Dù ngược gió hay không thì nước mưa đều bắn vào mặt. Bạn phải đưa tay lên vuốt và mắt thường xuyên nheo lại nên tầm nhìn giảm đi một nửa. Bạn có thể khắc phục dễ dàng với một chiếc mũ bảo hiểm có kính che mặt.

Lái xe đường dài luôn phải ở một tư thế, cộng thêm đường vắng, tiếng ồn động cơ và gió dễ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ. Cơ thể không tỉnh táo khiến bạn đánh giá không chính xác mức độ nguy hiểm trong các tình huống, xử lý chậm và dễ mặc sai lầm. Hãy dừng lại ở đoạn đường mà bạn cho là an toàn, dùng nước rửa mặt và thực hiện vài động tác thể dục để tỉnh táo trở lại.

Làm sạch đèn để chiếu sáng tốt hơn
Làm sạch đèn để chiếu sáng tốt hơn.

Nếu có kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng trước khi lái. Nếu bắt buộc phải lái hãy cố gắng uống một thứ gì đó như trà hoặc cà phê. Thường xuyên dừng xe hơn để duy trì tỉnh táo.

Kiểm tra xe trước khi xuất phát

Kiểm tra luôn là điều cần thiết trước khi lên đường, đặc biệt trước chuyến đi đêm. Bởi lẽ mật độ xe di chuyển ít, các dịch vụ hỗ trợ cũng giảm theo. Những sự cố như hết xăng, thủng săm, nổ lốp khó có thể khắc phục ngay lập tức, sẽ ảnh hưởng tới hành trình của bạn.

Hãy kiểm tra xe kỹ càng xem xăng có đủ. Lốp có non hơi, có mòn quá nhiều. Đối với những loại xe dùng săm rời, lái xe trong tình trạng non hơi dễ gây ra hiện tượng phá chân van. Các hệ thống đèn tín hiệu, còi còn làm việc tốt? Làm sạch bụi bẩn bám trên đèn tín hiệu để tăng cường khả năng chiếu sáng.

Đeo găng tay và mặc đủ ấm vào mùa đông

Vào ban đêm, nhiệt độ thường hạ thấp hơn ban ngày. Khi để cơ thể bị lạnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển ga, phanh. Cơ thể không còn duy trì trạng thái linh hoạt nữa. Chưa kể những bệnh mà bạn mắc phải khi nhiễm lạnh: hô hấp, cảm…

Tránh mang theo nhiều tài sản có giá trị lớn

Đi xe đắt tiền, đeo nhiều đồ trang sức có giá trị...làm kẻ gian chú ý. Nhiều vụ cướp giật khiến nạn nhân không những mất tài sản mà còn bị thương tích do tai nạn. Luôn mang theo điện thoại để nhờ trợ giúp của người thân hoặc cơ quan chức năng khi cần thiết.

Đèn ở chế độ pha làm chói mắt người đi ngược chiều khi tới gần
Đèn ở chế độ pha làm chói mắt người đi ngược chiều khi tới gần.

Chuyển đổi linh hoạt các chế độ pha-cốt

Trên đường cao tốc, xe ít nên để ở chế độ pha (chiếu xa). Nhưng bạn không nên đi quá nhanh vào ban đêm, dù có đèn thì khả năng quan sát của chúng ta vẫn kém hơn ban ngày rất nhiều. Khi nhận thấy có xe ngược chiều tới gần, hãy chuyển sang chế độ cốt (chiếu gần) để tránh làm họ chói mắt. Bởi nếu mắt bị chói họ sẽ chẳng thể xử lý được gì lúc đó.

Nếu người đi ngược chiều không chuyển sang chế độ cốt khi tới gần, tập trung nhìn vào góc đường khác để tránh nhìn vào đèn pha là cách để không bị lóa. Lái trên địa hình phức tạp, bạn chưa từng đi, hãy chú ý kinh nghiệm sau đây: nếu chùm đèn pha đột nhiên không còn thấy phản xạ từ mặt đường nữa, có thể phía trước là một hang tối hoặc bờ vực. Giảm tốc độ và sẵn sàng phanh.

Ngược lại, ở trong thành phố, mật độ giao thông cao, lại có thêm đèn cao áp hỗ trợ, nên chuyển sang chế độ cốt.

Nối đuôi xe khác

Đây là biện pháp được nhiều tay lái kinh nghiệm áp dụng để đi đúng làn. Tận dụng ánh sáng của xe phía trước, bạn có thể đoán trước chướng ngại vật hoặc ổ gà.

Tuy nhiên đừng đặt sự an toàn của bản thân vào họ. Nếu xe trước không quan sát kỹ hoặc phản ứng quá chậm khiến bạn đang đi sau cũng bị động và không kịp thời xử lý. Duy trì khoảng cách để không bị cản tầm nhìn và có thể phanh hoàn toàn trước khi đâm vào đuôi xe họ. Khoảng cách này phụ thuộc vào tốc độ và kỹ năng lái.

Đi giữa làn đường

Đường vắng sinh ra tâm lý chủ quan xuất hiện ở cả lái xe và người dân sống hai bên đường. Để tránh tai nạn bất ngờ khi có ai đó đột nhiên lao ra, hãy đi vào giữa làn đường. Luôn quan sát hai bên lề để sớm phát hiện ra họ.

Cảnh tượng đông đúc ban ngày không còn tại các ngã tư làm nhiều người chủ quan khi đi qua giao lộ không một bóng người. Hãy chú ý, rất có thể có một chiếc vụt cắt ngang trước mặt, thậm chí đâm sầm vào bạn.

rtỵky
rtỵky
Trả lời 13 năm trước

Cảm ơn bạn có những đóng góp rất có ích. Tuy nhiên tôi cũng có 1 số thảo luận xung quanh các kinh nghiệm của bạn:

1. Việc ngủ "ít nhất 8 tiếng" nghe không hợp lý. 8 tiếng với nhiều người là chưa đủ nhưng với nhiều người khác là quá thừa. Cái đó còn phụ thuộc tình trạng sức khỏe. Vì vậy, đúng hơn là cần phải ngủ cho đủ , hoặc chung hơn là phải không được có cảm giác buồn ngủ trước khi lái xe

2. Việc trong lúc đang lái xe mà dừng lại chợp mắt nghe có vẻ vô lý và "funny" nhưng rất đúng. Thậm chí còn đặc biệt đúng với các lái xe ôtô đường dài. Hy vọng là mọi người dân đều cố gắng thực hiện được để giảm những tai nạn đáng tiếc.

3. Việc dùng đèn pha, đèn cốt của bạn nghe có vẻ không hợp lý cho lắm. Đúng hơn phải là đèn pha cao và đèn pha thấp. Không hiểu ở Việt Nam có luật cho việc này không. Nhưng ở 1 số nước, luật là khi đi trong thành phố, chỗ đông người buộc phải dùng pha thấp để sáng rõ nhưng không chiếu vào mắt người đối diện hay chiếu thẳng vào gương người cùng chiều phía trước gây chói mắt họ. Chỉ được phép dùng pha trên ở đường cao tốc khi khoảng cách các xe đủ xa. Nếu cảnh sát bắt gặp bật đèn pha cao trong thành phố là sẽ bị phạt tiền.

4. Việc đi giữa làn đường là đúng trong trường hợp này. Nhưng đó chỉ là giải pháp rất bất đắc dĩ để đối phó với tình trạng coi thường luật giao thông và tính mạng ở Việt Nam. Tôi đã tận mắt chứng kiến bao vụ tai nạn kiểu lao vù ra từ đường nhỏ rồi. Đúng ra, những điều cần phải thay đổi đó là phải luôn có đầy đủ các hệ thống đèn tín hiệu ở mọi nơi, và cần nâng cao ý thức lái xe của mỗi người khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn.

Ở các nước phát triển, luật này rất rõ ràng. Tại giao của đường nhỏ ra đường lớn bao giờ cũng có những vạch kẻ thông báo để người lái xe phải dừng hoặc đi thật chậm lại ngó nghiêng xem có an toàn không thì mới lái ra đường lớn hoặc cắt ngang nó. Nếu tai nạn xảy ra do người ở đường nhỏ lao ra bất cẩn thì người đó chịu hoàn toàn trách nhiệm dù đó là xe nhỏ hay xe lớn.

5. Một điều nữa rất quan trọng hy vọng chúng ta hãy cố gắng đó là: tuyệt đối đừng lao đi trong đêm (ngay cả ban ngày) sau 1 cuộc nhậu và đừng có gọi điện thoại trong lúc đang điều khiển xe (cả otô lẫn xe máy). Không biết bao nhiêu người bỏ mạng vì chuyện này rồi. Các nước phát triển luôn có những hình phạt cực nặng thậm chí cắt bằng hoặc bỏ tù với những người gọi điện thoại hoặc có hơi rượu (giới hạn nồng độ cồn cho phép cực nhỏ) trong lúc điều khiển phương tiện giao thông dù chưa kịp gây tai nạn. Mong VNExp đăng những đóng góp chân thành của tôi

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

Bài viết của bạn rất hay.

Nhưng ý kiến của tôi thì ngắn gọn thế này thôi: Đi đêm hay ngày phải tuân thủ:

- Tập trung cao độ, không chểnh mảng. Khi tâm trạng không vui, tâm lý không vững vàng, dùng các chất kích thích thì không nên cầm lái.

- Điều kiện không thuận lợi thì cách tốt nhất là nên đi chậm. (đường xấu, đi đêm, đông người, nhiều đường ngang...) Chậm tí mà an toàn thì ai cũng biết lợi ích của nó rồi, nhưng cứ ngồi lên xe là quên điều này. Phải luôn tự nhắc nhở mình rằng phải đi chậm, mà đi chậm thì còn được thư giãn nữa chứ.

Đi nhanh căng thẳng mệt lắm.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Dân mình từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, từ người đi ô tô đến người đi xe máy thì ý thức về văn hóa giao thông là rất kém. Đèn thì luôn để pha cho dù là trong thành phố hay trong ngõ, trời tối hay nhập nhoạng, em đã nháy đèn rất nhiều nhưng cũng không được đáp lại, đèn thì toàn xenon công suất lớn này nọ. Hình như dân ta thích cái đèn báo pha màu xanh ở trên đồng hồ xe hay sao ấy, nên cứ phải bật pha lên để nhìn thấy cái đèn đấy thì phải.

Đầy lần gặp dạng này phải đừng xe nếu không muốn lao xuống vệ đường. Ngoài ra thì đi trong ngõ khuất cũng chả bao giờ biết dùng còi, không hiểu cái ngón cái tay trái để làm cái gì, chuyển làn hay xin rẽ cũng chả bao giờ biết xinhan. Nói chung là còn phải tuyên truyền nhiều ở trên báo chí, truyền hình, internet thì may ra mới thay đổi được cái văn hóa giao này của dân mình. Vì người Việt Nam văn minh lịch sự hơn, hãy tuyên truyền văn hóa giao thông đẹp.

PS: pha hay cos là từ cửa miệng của hầu hết mọi người, nên nói pha, cos là ai cũng hiểu là đèn chiếu xa, chiếu gần rồi, không nên bắt bẻ quá.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Theo tôi khi đi xa cần chuẩn bị trước:

1. Ngủ đủ giấc.

2. Lốp, hơi , xăng, nhớt, thắng và đèn.

3. Mũ bảo hộ có gắn kính.

4. Găng tay (cái này quan trọng lắm, đi xa tự nhiên đỡ cúm tay khi có găng) để linh hoạt trong khi lên ga, giảm ga.

4. Đi giày (cũng để không cứng chân, nhiều lúc quên đi giày mình dậm thắng 1 cái nhẹ xe đứng cứng ngắt).

5. Trước khi đi, trong khi đi nên tìm có bạn đồng hành. Nhưng không nên vừa lái vừa nói chuyện. Lúc đi tự nhiên sẽ biết ai đồng hành cùng mình.

6. Có thể đi từ sáng đến tối rồi lại từ tối đến sáng nhưng phải dừng nghỉ khi mệt, khoảng 15 phút thôi, đừng nghỉ nhiều nếu thế cơ thể tự nhiên thèm nghỉ dài lúc đang ngồi chạy thì nguy.

7. Đi đường dài tốc độ không phải là vấn đề lớn. (ví dụ ta định đi từ Sài Gòn về Vinh là hai ngày, thì ta có thể chấp nhận chậm trễ 2 tiếng là bình thường).

8. Chúc thượng lộ bình an.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Có thể ý kiến của tôi không liên quan đến chủ đề nhưng tôi muốn lý giải 1 phần nguyên nhân tai nạn giao thông ở VN. Đa phần người tham gia giao thông không hiểu luật , họ đang sai nhưng nhận định mình đúng . Vì cho là mình đúng nên cố bảo vệ quan điểm của mình, trong trường hợp này là cố đi sai và tai nạn xảy ra. Có 1 lần tôi đi xe máy, cần rẽ trái tôi bật đèn signal trái rồi từ từ lấn trái, bỗng vút từ phía sau 1 chiếc xe máy vượt lên bên trái tôi la lớn: " Muốn chết hả ?".

Xét luật giao thông khi rẽ trái bạn sẽ lấn tuyến chiều xe ngược lại, bạn cần ra hiệu bằng đèn và quan sát chiều xe ngược lại bảo đảm an toàn khi lấn tuyên của họ, theo luật bạn không phải quan tâm đến xe sau cùng lane với bạn, hó có nghĩa vụ phải tránh bạn. Nhưng tại sao tôi vẫn bị chửi!? Vì thật ra người điều khiển xe máy kia không hiểu luật, anh ta cho rằng tôi sai anh ta đúng nên kiên quyết bảo vệ cái đúng của mình.

May mà tai nạn không xảy ra. Luật và hệ thống biển báo giao thông là 1 khoa học, chứ không phải "cảm tính", khi có biển báo hạn chế tốc độ dứt khoát tình trạng mặt đường, mật độ giao thông vv phía trước có vấn đề người ta mới cắm biển báo chư không phải do địa phương đó ghét bạn cắm biển báo để bạn đi chậm cho hao xăng chơi. Nên chăng phải tìm cho được giải pháp tốt nhất để mọi người tham gia giao thông đều hiểu luật !!. Bằng lái A1/2, B1/2 theo tôi chưa phải giải pháp.

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Đi trời mưa mà đội mũ bảo hiểm có kính chắn bảo vệ để nước mưa không vào mắt là không hợp lý.chỉ đi được khi trời mưa lất phất thôi.

Bạn đã đi xe máy vào ban đêm được bao nhiêu ngàn Km? Khi chạy xe máy ban ngày, nếu gặp trời mưa thì có một màng nước ngay trên kính của mũ bảo hiểm, tầm quan sát đã bị hạn chế rất nhiều, còn ban đêm mà dùng mũ bảo bảo hiểm có kính chắn là không khả thi, vì khi trời mưa có màng nước trên kính và xung quang thì mưa nên bạn chẳng thấy gì ngoài phạm vi 5,5m trước mặt.

Nếu còn gặp xe ngược chiều thì xem như bị mù. khi đi đêm bằng xe máy nếu gặp mưa lớn thì tốt nhất là chạy 20km/h trở xuống.bật kính của mũ bảo hiểm lên 1 góc để tầm mắt nhìn tới điểm pha của đèn xe mình,khi đó nước mưa sẽ không bắn vào mắt.

Chúc bạn có những chuyến đi đêm an toàn.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Mình đã đi đường dài vào ban đêm rất nhiều lần. Sau đây là những kinh nghiệm mình gặt được sau những chuyến "phượt đêm".

Kiểm tra xe trước khi xuất phát: Trước khi đi đường xa, bạn nên thay 1 lon nhớt mới. Nhớt mới sẽ làm máy linh hoạt hơn và quan trọng nhất là mát máy để máy bền bỉ hoạt động trên quãng đường dài. Xăng là yêu tố quan trọng thứ 2. Vì đường ở VN cứ khoảng 15 km trên QL AH1 mới có 1 cây xăng, và xe ở Việt Nam đa số là xe phổ thông (như Wave, Sirius) có khả năng chạy khoảng ~200km. Hãy đổ xăng khi kim đã vừa vào mức đỏ để tâm trạng lái không phải lo lắng khi kim xăng đã gần cạn nhưng vẫn còn tìm cây xăng để đổ. Xăng 95 là một lựa chọn không tồi. Săm, lốp : đường ở VN ngày thường không sao, nhưng vào mùa Tết hoặc các ngày lễ lớn (30/4 , 2/9 ) thì lại rơi vào những ngày mưa.

Trước khi đi bạn hãy kiểm tra lốp xem các gai an toàn còn tốt không, nên sử dụng săm chưa vá, và bơm hơi không quá căng, vì đi xa sẽ nóng lốp và có thể nổ lốp giữa đường nếu quá căng. Xích : Xe chạy đường trường thường chạy 1 tốc độ ổn định, và nếu xích không hoặc quá mòn, sẽ khiến bộ nhông sên không thể chịu đựng. Điều cực nhất là đứt xích giữa đường (VN xe Trung Quốc nhiều lắm). Trước khi đi hãy dùng dầu Diesel và nhớt máy để thoa đều xích cho chặng đường dài ban đêm.

Đèn : Bộ đèn rất quan trọng trong đêm, đặc biệt là đèn pha, vì ban đêm có rất nhiều xe ngược chiều chạy trên AH1, và hàng trăm chiếc để đèn pha chạy sẽ gây lóa mắt mình, hãy sử dụng đèn pha để "đá pha" với bác tài đối diện để bác ấy hiểu và chuyển lại cos khi đi ngược chiều với mình. Bóng đèn tốt sẽ hỗ trợ bạn trong đêm. Thắng : Kiểm tra bố, dầu đĩa,... và thay nếu cần thiết. Gương chiếu hậu : một vật dụng mà giới trẻ Việt Nam gọi là "quê mùa" nhưng rất cần thiết khi bạn cần rẽ trái phải, hoặc khi xe tải phía sau "đá pha" xin vượt qua. Kính phải rộng và bao quát được tầm nhìn đằng sau.

Gương chiếu hậu theo xe là một lựa chọn tốt. Và phải đủ 2 bên nhé. Chuẩn bị vật dụng khi đi đêm : Mũ bảo hiểm : Hãy sử dụng mũ bảo hiểm bán cầu có kiếng và có che tai vì gió sẽ làm ù tai bạn. Kiếng để bảo vệ bạn trước những côn trùng đêm và che tai sẽ bảo vệ màng nhĩ của bạn. Nên sử dụng kiếng sâu (rộng) để che hoàn toàn khuôn mặt (Andes là một hãng tốt).

Áo bảo hộ : mùa năng thì không sao, nhưng mùa mưa hoặc gần ngày Tết (rét buốt cực kì), bạn hãy chuẩn bị 1 bộ quần áo ấm VÀ 1 BỘ ÁO MƯA. Hãy mặc cả 2 chồng vào nhay khi đi đường dài. Mất nhiệt cơ thể sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt, mưa sẽ "chít" vào da bạn. Áo mưa bộ sẽ làm bạn kinh hoạt trong đêm, giữ ấm toàn cơ thể. Giày : Bạn nên mang giày Sandal để giữ ấm những ngón chân. Mang theo 1 hoặc 2 lớp tất nếu trời rét.

Dùng bọc nilon bảo quản thức ăn để bọc cổ chân nếu cần thiết. Vì cổ chân là phần hở duy nhất giữa giày và bộ áo mưa (hoặc quần). ĐI xa thì các ngón chân dù trong giày nhưng máu "bị lạnh vì gió" cũng sẽ chuyển tới ngón chân và gây cảm giác lạnh ở những ngón chân. Găng tay : Nên sử dụng găng tay dành cho lái xe, loại găng tay có giả da ở lòng bàn tay bên phải vì sẽ trơn với tay ga khi bạn sử dụng loại găng tay len hoặc vải không có da. Bạn sẽ dùng nhiều lực với bàn tay hơn để vặn tay ga. Hãy dùng loại găng tay tốt nhé.

Và nên chọn loại có bọc ngón tay. Bắt đầu hành trình : Tốc độ tối đa: trong khu đông dân cư bạn chỉ được đi 40km/h và ngoại ô là 60km/h. Bạn không nên chạy quá tốc độ vì dễ dính chưởng bắn tốc độ của các anh CSGT. 20% là 600.000đ + 1 tháng giam bằng. Sẽ tốn thời gian đi lấy lại bằng và tiền bạc nữa. Và quan trọng nhất là an toàn của..... người xung quanh (60km/h có nhằm nhò gì với đôi mắt bình thường).

KHUYÊN BẠN : nên chạy theo tốc độ của các bác tài đi xe khách 45 chỗ Chất Lượng Cao bắc Nam, khi thấy các bác ấy chạy chậm nghĩa là đoạn này thường có CSGT, và khi đã thấy các bác tài vút ào ào thì chắc chắn không có CSGT rồi. Bác tài đường dài có nhiều mánh khóe để tránh CSGT lắm nên hãy tin tưởng họ. Hãy dùng xi nhan vượt : khi vượt chướng ngại vật hoặc né chúng, bạn hãy bật xi nhan để người đi sau biết và nhường đường cho bạn, điều đó vừa an toàn cho chính bản thân bạn và vừa an toàn cho ví tiền của bạn trước các anh CSGT.

Nếu bạn là người sành sỏi đường đi, bạn hãy cẩn trọng khi qua địa phận các tỉnh phía Nam gồm Thành Phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Phan Thiết,... Ở đây các chú CSGT làm việc rất nghiêm túc, bạn lơ tơ mơ là vào ngay vì "tá lả tội" như không quá tốc độ, đi sai làn đường, không xi nhan khi vượt. Nối đuôi xe khác và đi song song với ô tô: với ô tô thì điều này nên làm nhưng với xe máy thì bạn .... nối vào ai khi giao thông xe máy ở Việt Nam cứ như mạng nhện, đường ai nấy đi. Bạn hãy cố gắng đi song song với một chiếc xe tải hoặc xe khách vì đèn xe của họ sáng hơn rất nhiều, bạn sẽ đỡ phải quan sát kĩ vì ánh sáng tối của đèn xe máy. Khi đi trên đường AH1, bạn sẽ phải nghĩ giữa khoảng 170km để đổ xăng.

Hãy cố gắng dừng xe cữ mỗi đoạn khoảng 90km để giải tỏa độ ê trên mông của bạn. Với xe chuyên đi đường dài thì điều này là không cần thiết vì thiết kế ngồi của xe rất phù hợp với đường dài sẽ không gây mỏi nhiều. Nhưng với xe phổ thông ở VN thì điều này rất khó, vì xe có tư thế ngồi thẳng đứng, nhún khá cứng, đường AH1 quá trời ổ gà, bạn sẽ rất ê mông, hãy cố gắng dừng lại mỗi 90km nhé.

Cây xăng : là nơi tốt cho bạn nghỉ chân vì đó là nơi có nhiều xe, có người canh giữ , đèn sáng. Đừng ngại vào nghỉ chân ở các cây xăng vì bạn vào cây xăng cũng là giúp họ "quảng cáo" với những bác tài đang chạy trên đường rồi. :) Nhưng tốt nhất là mỗi 90km ghé vào "hét lớn đầy bình" với các anh đổ xăng. Vui cả đôi đường.

Tư thế ngồi. Hãy xếp hành lý phía trước bạn nhé. Càng cao càng tốt, vì bạn sẽ ngồi cúi tới trước một chút. Đi xe ban đêm và đường dài, tư thế ngồi rất quan trọng, bạn sẽ cảm thấy mỏi cổ, ê mông nếu ngồi không đúng cách. Hãy cúi tới phía trước sao cho hướng của lưng bạn và đường đi ở khoảng 45 --> 60 độ, điều này sẽ giúp cổ bạn không bị mỏi khi gồng cơ mỗi khi xe chạy qua gió lớn và mỏi lưng vì trọng lượng đè nặng lên khi ngồi thẳng, đặc biệt là ê mông. Hành lý để phía trước là một chỗ dựa rất tốt cho bạn đi xa.

Cuối cùng : Hãy tự tin khi lái xe ban đêm ở Việt Nam. Đường xá ở Việt Nam tuy xấu, ý thức người dân tham gia giao thông tuy kém nhưng hãy vui là cảnh vật mà con đường AH1 đi qua tuyệt đẹp với những con đèo cao hướng ra biển, những cánh đồng xanh thơm lúa mới, .....

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Chào các bạn, Những bài viết như vậy rất hữu ích và cần thiết vì trong trường học sinh ít được dạy những nội dung này, mà đấy chủ yếu là những kinh nghiệm được truyền lại hay do người đi đường nhiều tự rút ra. Trao đổi về kinh nghiệm đi xe máy rất cần thiết vì dân đô thị ở VN mình gần như là sinh sống trên yên xe máy, giống như người Mông sinh ra trên yên ngựa vậy. Những kinh nghiệm tôi rút ra được khi "chu du" đường dài lúc còn là sinh viên mong rằng chúng sẽ hữu ích phần nào cho các bạn mới.

+ 3 điều quan tâm khi cầm lái : Làm chủ tốc độ, Quan sát rộng, Quyết đoán.

- Làm chủ tốc độ Nhiều lúc chạy quá nhanh (có thể cố gắng để bắt kịp đoàn của mình chẳng hạn) và bạn cảm giác không làm chủ được tay lái hoặc nếu có yếu tố bất ngờ xảy ra thì bạn không trở tay kịp. Ngay lúc đó hay chạy chậm lại để có thể kiểm soát hoàn toàn tốc độ và phương tiện của mình. Tuyệt đối không phóng xe liều lĩnh khi không kiểm soát được tình hình.

- Quan sát rộng Hãy cố ngồi thẳng và gắng quan sát rộng ra, nhìn bao quát, xe trước mặt cùng chiều và ngược chiều, phía trước hai bên đường, qua sát kính chiếu hậu để xác định những xe phía sau, cố gắng giữ khoản cách an toàn để có thể xử lý các sự cố bất ngờ. Tiên đoán trước các tình huống như các xe khác có ý định vượt, người qua đường và tránh xa một số xe mà người điều khiển có vẻ không tập trung,

- Quyết đoán Trước khi thay đổi tốc độ, vượt hoặc dừng xe hãy quan sát rồi quyết đoán đưa ra hành động, không chần chừ xe gây khó đoán cho những người cùng lưu thông với mình.

+ Kinh nghiệm khác khi đi đường đài: Tốc độ tương đối, Lựa chọn thời gian

- Tốc độ tương đối: Các đường quốc lộ thường đi qua những khu dân cư đông đúc xen kẻ với các đoạn đường vắng nên bạn phải tỉnh táo giảm tốc và chạy chậm lại. Lúc này bạn hãy nhìn đồng hồ tốc độ vì khi đã quen với tốc độ cao thì "tốc độ chậm" của ban vẫn còn đang ở mức nguy hiểm và khó kiểm soát được những tình huống trong khu dân cư đông đúc. Khi ra khỏi khu dân cư và trước những đoạn đường vắng hãy lên hết ga để bù lại thời gian hoặc bắt kịp đoàn của mình, lúc này có thể bạn cảm thấy hơi nguy hiểm nhưng thực ra trên đoạn đường vắng thì tốc độ cao cũng không sao.

- Lựa chọn thời gian: Trừ những trường hợp bất khả kháng thì hãy hạn chế cầm lái vào ban đêm. Khi đi đường xa hãy dậy sớm ăn sáng và đi lúc mặt trời vừa lên lúc đó bạn vừa ngắm được cảnh đẹp mà đường thì vắng vẻ ít nguy hiểm. Hãy dừng lại ăn trưa uống nước sớm hơn mọi người tầm khoảng 10h và lên đường vào buổi trưa khi những xe khác dừng lại ăn, lúc này dù hơi nắng nhưng đường rất thoáng và dễ quan sát hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm có phần chủ quan nhưng khá hữu ích đối với tôi nên chia sẻ cùng mọi người, chúc các bạn luôn an toàn trên đường phố.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Một số người ý thức đi đường còn rất kém. Đi không bao giờ biết nhường đường, cứ thấy chỗ nào chen vào được là chen, bất kể là nhiều khi chính việc nhường đường cho người khác lại thuận lợi hơn cho mình (và tất nhiên là cho tất cả mọi người). Đi ngoài phố hay ngay cả trong ngõ hẻm cũng cứ bật pha chiếu thẳng vào mặt người ta, nháy đèn ra hiệu cũng không có phản ứng. Lỗi này thường xảy ra ở phụ nữ, nhiều người hoàn toàn không có một nhận thức nào về vấn đề này. Một mình một đường cũng bấm còi, mặc dù không có bất kỳ nguy cơ nào có thể ảnh hưởng đến sự an toàn. Nhiều khi bấm còi cứ như là chửi người ta vậy, thậm chí gặp đám ma (trong hẻm) vẫn cứ còi nhặng lên đòi đường.

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng là công tác giáo dục luật giao thông khi lấy bằng lái. Không một giáo viên nào nhắc đến việc phải sử dụng còi, đèn sao cho hợp lý, văn minh.

PS: Các bạn góp ý cần chú ý về chính tả tí. Người miền Nam hay mắc các lỗi như nhầm lẫn dấu hỏi, ngã; đặt biệt (đặc biệt); mặt dù (mặc dù); quang trọng (quan trọng)... Đây là lỗi do nhận thức chứ không phải là lỗi chính tả (sơ suất) đơn thuần.