Kinh nghiệm lái xe ô tô: Khi nào lấy gió trong, khi nào lấy gió ngoài?

Em cũng vừa biết lái, kính nhờ anh chị có kinh nghiệm và kiến thức chỉ giúp khi nào chúng ta bật nút sử dụng lấy gió trong hoặc ngoài cho hệ thống điều hòa (Minh Quang).

Các trường hợp cụ thể sau thì chọn chế độ nào.

- Thời tiết bình thường
- Vào lúc trời mưa
- Vào lúc trời nắng gắt
- Khi trên xe có nhiều người

Xin cảm ơn anh chị.

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Kinh nghiệm lấy gió của tôi

Chào Minh Quang

Thật ra chẳng có công thức chung cho việc lấy gió trong (không khí tuần hoàn kín trong xe) hay gió ngoài (gió được đưa từ ngoài vào và lại xả ra ngoài) tuy nhiên chắc chắn nhà sản xuất phải có mục đích khi làm ra hai hệ thống lấy gió trên một chiếc xe, sau đây là thói quen lấy gió của tôi xin trình bày để bạn tham khảo:

Lấy gió ngoài:

1/ Bắt đầu khởi hành thì nên lấy gió ngoài, đến khi trong xe mát mẻ thì chuyển sang lấy gió trong để dỡ tải cho hệ thống lạnh lý do là để làm trong lành không khí trong xe, vì xe đậu lâu không khí trong xe giống như nước trong ao tù, không được đối lưu nên không được trong lành, đặc biệt khi đậu lâu ngoài trời nắng thì trong xe rất hầm, nóng hơn nhiều so với bên ngoài nên việc lấy gió ngoài cũng giảm tải cho hệ thống lạnh.

2/ Khi chạy trên đường trường trong điều kiện trời mát mẻ, không quá nóng, vì thực ra khi ra khỏi thành phố thì không khí đã bớt ô nhiễm đi rất nhiều, bụi bặm giảm đáng kể, trời lại mát mẻ nữa nên lấy gió ngoài cho nó trong lành mà hệ thống lạnh cũng không phải hoạt động nhiều

3/ Trên xe quá đông người nên lấy gió ngoài để còn có oxy mà thở.

4/ Chạy xe trong điều kiện trời mưa, vì lúc này trong không khí không có bụi, trời lại mát mẻ

5/ Khi đã lấy gió trong quá lâu, phải chuyển sang lấy gió ngoài để nạp thêm oxygen.

6/ Khi đậu một chỗ nổ máy chạy máy lạnh để ngủ cho mát ( Nhớ là phải đậu xe ở nơi thông thoáng, tuyệt đối không sử dung máy lạnh xe để ngủ khi xe đậu trong nhà kín, xác xuất ngủ luôn không dậy là 100%)

Lấy gió trong:

1/ Chạy xe trong phố, kể cả lúc trời nóng hay lạnh (trừ trời mưa) vì nói thật không khí các thành phố lớn bấy giờ ô nhiễm nặng lắm, trong nhà mà bạn đóng hết cửa một ngày thôi bụi cũng phủ một lớp chứ đừng nói gì ngoài đường.

2/ Đi qua những nơi ô nhiễm về mùi ví dụ như qua những vùng làm mắm, qua nơi có nhiều rác thải đi sau xe xả khói nhiều…

3/ Chạy xe trong điều kiện thời tiết nắng nóng nên lấy gió trong để hệ thống lạnh đỡ phải làm việc vất vả, tiết kiệm đáng kể nhiên liệu

Còn một trường hợp nữa là tắt điều hòa mở hết cửa trong trường hợp thời tiết mát mẻ, không khi trong lành ví dụ như bạn đi về những vùng quê thanh bình, hay đi qua những bãi biển lộng gió để tận hưởng hết cái “sướng” mà tự nhiên ban tặng

Tôi đang sống và lạm việc ở TP Hồ Chí Minh, quanh năm nắng nóng nên kinh nghiệm chỉ có thế, bác nào sống ở miền bắc, mùa đông lạnh giá việc lấy gió có gì khác xin chia sẻ

Chúc vui

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Lái xe là một công việc khá phức tạp, và đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như khả năng ứng xử nhanh trên đường. Những lời khuyên được các chuyên gia quốc tế về an toàn giao thông đưa ra sau đây có thể giúp bạn “rà soát” lại mình mỗi khi ngồi sau tay lái, để biến công việc phức tạp trở nên... ít phức tạp hơn.

Tự ý thức chính là chìa khóa giúp lái xe an toàn hơn trên đường. Nên lưu ý đến những lúc cảm thấy quá căng thẳng vì cùng lúc phải tập trung vào những biển báo, tín hiệu giao thông, bảng chỉ đường, người bộ hành và những xe tham gia giao thông tại các giao lộ.

Nên tránh những chi phối không cần thiết khi cầm lái như: Ăn uống, nói chuyện điện thoại, nghe radio hoặc nghe đọc truyện, tham gia quá hăng hái vào những cuộc nói chuyện, tranh cãi các đề tài lôi cuốn hoặc luôn la mắng con trẻ đi cùng trên xe. Trong những trường hợp này nên dừng xe ở một chốn an toàn và xem xét hoặc xử lý tất cả các sự việc có thể gây phiền phức trong xe trước khi tiếp tục hành trình

Tự điều chỉnh việc lái xe bằng cách đi trên những tuyến đường quen thuộc, tránh lái vào những giờ cao điểm và vào lúc chiều tối, luôn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước. Cũng có thể nhờ người cùng đi để mắt trên đường giúp bạn ở những chỗ cần rẽ trái hoặc rẽ phải

Nên sử dụng bản đồ giúp hoạch định trước tuyến đường cho rõ ràng khi lái xe vào những khu vực không quen đường, và đánh dấu đường đi trên bản đồ cho dễ nhìn nếu thấy cần. Tuy nhiên, không nên vừa chạy xe vừa xem bản đồ mà nên dừng xe vào một chốn an toàn cho đầu óc tỉnh táo hoặc nên quyết định thay đổi tuyến đường trước khi đi tiếp.

Nên cân nhắc khi quyết định chọn mua loại xe nào. Nếu có những hạn chế về thể lực, hãy chọn xe có số tự động, trợ lực lái và trợ lực phanh khẩn cấp. Tầm nhìn lái nên cao hơn tay lái vài phân và bạn không nên dùng đầu ngón chân thao tác bàn đạp vì nó rất dễ gây nguy hiểm khi xử lý phanh gấp trên đường.

Giảm hoặc hạn chế bớt những góc khuất tầm nhìn khi bạn cầm lái bằng cách điều chỉnh các gương chiếu hậu: Nghiêng đầu về hướng ngược phía cửa sổ, cạnh bên khoang lái và chỉnh kính chiếu hậu bên trái để tầm nhìn đủ bao quát bên hông xe. Làm như vậy với kính chiếu hậu bên phải.

Nên kiểm tra thị lực định kỳ hàng năm, kể cả việc kiểm tra độ tăng nhãn áp, đục nhãn cầu và sự tăng độ cận hoặc viễn thị. Không nên đeo những gọng kính che mất tầm nhìn bao quát, đừng mang kính màu hoặc đổi màu vào những lúc tối trời và không nên sử dụng những mắt kính giảm tia chói nắng vàng vào lúc tối trời.(vì tác dụng giống kính đổi màu). Luôn lau chùi sạch kính chắn gió, kính gương chiếu hậu và đèn pha. Chiều tối đừng nhìn tập trung vào tia đèn pha dễ gây chói lóa mắt phát ra từ các xe chạy ngược chiều, thay vào đó nên nhìn hướng vào bên phải của lề đường.

Nên thường xuyên dừng nghỉ ngơi, cứ khoảng sau 150km hoặc sau 2 giờ chạy liên tục trong trường hợp lái xe đường dài. Nên duỗi chân tay, đi lại cho thoải mái; có thể ăn nhẹ một chút gì đó lót dạ nhưng đừng ăn quá no trước khi lái xe trở lại. Đặc biệt, không nên lái xe khi buồn ngủ, hoặc vào những giờ của giấc ngủ trong ngày.

Không nên cầm lái khi có triệu chứng suy giảm trí nhớ hoặc đang có vấn đề về tim mạch. Đây là lời khuyên của các chuyên gia thuộc viện hàn lâm thần kinh học của Mỹ. Những người này vào giai đoạn đầu của sự suy giảm thần kinh có thể ý thức được tình trạng yếu kém của mình, sau đó tự điều chỉnh thói quen lái xe một cách phù hợp. Nhưng khi bệnh nhân mất trí nhớ trở nên nặng hơn có thể gây suy yếu, và đôi khi làm mất hẳn khả năng lái xe. Điều này có thể gây ra những tai nạn không may trên đường.

Cuối cùng, chỉ nên sử dụng điện thoại di động vào những lúc khẩn cấp và lúc bạn không ngồi sau tay lái.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm lớn gấp ba lần so với ban ngày. Có nhiều mối nguy tiềm ẩn mà người lái xe không để ý khi tối trời, hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp an toàn.

Tại sao lái xe ban đêm lại nguy hiểm đến vậy? Nguyên nhân chính yếu là bóng tối. Việc lái xe ban đêm phụ thuộc 90% vào khả năng quan sát của tài xế. Thiếu ánh sáng mặt trời khiến mắt người nhận diện màu sắc kém hơn. Đặc biệt, thị lực người cao tuổi yếu hơn những người trẻ. Một lái xe tầm 50 tuổi cần tăng độ sáng gấp đôi so với những người 30 tuổi.

tintuc

Sự mệt mỏi, buồn ngủ hoặc bị căng thẳng lâu, đầu óc thiếu tỉnh táo cũng là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung khi cầm lái.

Say rượu cũng là yếu tố nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng vì không chỉ gây tai nạn cho người lái mà xe có thể đâm vào người đi đường hoặc những phương tiện tham gia giao thông khác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn trước khi cầm vô-lăng là lái xe nên tránh uống quá nhiều rượu bia.

Dưới đây là một số lời khuyên từ Uỷ ban an toàn quốc gia Mỹ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy hiểm khi lái xe ban đêm:

* Luôn giữ kính xe sạch từ ngoài vào trong, đặc biệt là phía trước, đảm bảo vết bẩn không cản tầm nhìn.

* Đèn xe là bộ phận quan trọng giúp bạn nhìn rõ mọi vật trên đường khi trời tối, đồng thời giúp lái xe khác cũng có thể nhìn ra bạn. Hãy kiểm tra đèn pha, đèn hậu và xi-nhan, nếu chúng quá bẩn, bạn nên lau sạch ngay và điều chỉnh lại góc chiếu của đèn pha cho phù hợp.

Hình ảnh minh hoạ khi lái xe quá mệt hay say rượu

* Nếu đi trong thành phố, nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp vì đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe gặp sự cố. Nếu cần thiết, bạn có thể bật đèn sương mù bởi nó không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt, và có thể quan sát hai bên đường rõ hơn.

* Nếu đi ngoài thành phố, bạn có thể bật pha xa nhưng lưu ý chỉ bật khi thấy phía trước không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Cách tốt nhất khi muốn vượt là nháy đèn từ xa để báo cho tài xế xe chạy phía trước.

* Điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ cho phù hợp để dễ đọc các chỉ số, nhưng cũng không nên để quá sáng gây chói mắt.

* Không nên vừa lái xe vừa dùng đồ uống và nghe nhạc quá to. Đây là hai yếu tố có sức “mê hoặc” lớn khiến các lái xe lơ đễnh.

* Tránh vừa lái xe vừa hút thuốc bởi trong đó có chất nicotine và carbon monoxide sẽ làm giảm thị lực của người lái xe vào ban đêm.

* Vì trời tối, bạn không nên lái quá nhanh, giảm tốc độ ngay khi nghi ngờ có chướng ngại vật, chỉ nên đi trong tầm sáng của đèn pha.

* Nên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm, nếu không, bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha của các xe chạy phía sau.

* Nếu bạn đã quá mệt thì đừng cố lái xe, hãy nghỉ một lúc hoặc dừng lại bên đường để “nạp năng lượng”.

* Trong trường hợp xe bị hỏng, hãy dừng xe cách đường đi càng xa càng tốt sau đó bật đèn flash để báo hiệu sự cố.

* Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối có nghĩa là xe bạn đang tiến gần đến vật cản hấp thụ ánh sáng. Hãy giảm tốc độ và cẩn thận quan sát.