Thắc mắc về quy trình kiểm tra giấy tờ của CSGT?

Khi bị CSGT mời dừng xe, họ hay bắt xuất trình giấy tờ rồi mới chỉ ra lỗi. Tại sao phải thế mà không là ngược lại vì nhiều khi các bác ấy chỉ đâu có đúng lỗi rồi cầm giấy tờ thì mình làm được gì (Thịnh).

Vả lại mình không vi phạm lỗi gì thì cần gì phải kiểm tra giấy tờ. Có thể kiểm tra giấy tờ nhưng phải nói với người bị gọi là không vi phạm lỗi mà chỉ kiểm tra giấy tờ thôi thì có sao đâu.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Cảnh sát bao giờ cũng cầm giấy tờ của mình trước, vậy là họ luôn nắm đằng chuôi. Bởi vậy tôi nghĩ rằng mình phải hỏi xem mình phạm lỗi gì rồi mới đưa giấy tờ. CA ko có quyền dừng xe khi người tham gia giao thông ko phamk lỗi. Vì nhiệm vụ chính của họ là điều hành giao thông chứ không phải phạt. CA Việt nam "đổi ngôi" hai chức năng này từ lâu rồi.

Ngay cả trong trường hợp họ nói mình phạm lỗi (thí dụ đè vạch chẳng hạn) thì cũng rất khó chứng minh vì làm gì có chứng cứ? Có lần tôi đi qua ngã tư thấy đèn xanh còn 2 giây mà sau đó bị CSGT phạt vượt đèn đỏ, cãi nhau hoài cũng chẳng đi đến kết quả gì vì họ cầm giấy tờ của mình rồi. Từ đó tôi không bao giờ đưa giấy tờ truớc, chia xẻ để các bác rút kinh nghiệm.

Còn hành vi rút chìa khoá xe thì đó là hành vi...ăn cướp, bạn có thể kiện.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Thế nào là đúng

Đúng ra là có những lỗi vi phạm nhẹ hoặc vô tình phạm lỗi nhẹ thì có hình thức nhắc nhở nhưng các bác CSCD nhà ta phạt tất. Tôi nói ví dụ biển báo làn đường không có hay không rõ, khó hiểu thì nên nhắc nhở thôi. Đằng này các bác phi ra chặn lại phạt luôn gây ra những tình huống người tham gia GT bị phạt mà mặt cứ thộn ra. Phải tuýt còi hướng dẫn người ta dừng đúng chỗ, an toàn. Chào theo đúng quy cách. Thông báo lỗi vi phạm của người tham gia GT.

Yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Thông báo hình thức phạt (nếu người tham gia GT yêu cầu cho xem luật thì CSGT phải có giấy tờ liên quan đến luật vi phạm đó, có dấu đỏ tử tế chứ không phải bản coppy đen trắng cho người vi phạm luật xem). Trong trường hợp phức tạp người tham gia GT có quyền yêu cầu gặp và làm việc trực tiếp với người có trách nhiệm phụ trách khu vực đó để làm rõ.

Đấy, nó là như thế. Các bác biết mà theo.

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Luật ở kẻ mạnh

Đang đi mà bị CSGT dừng xe thì kiểu gì cũng có lỗi kể cả bạn không vi phạm luật bởi luật ở kẻ mạnh. Trước đây tôi đã từng bị một lần tại địa phận gần Chí Linh Hải Dương "lỗi do cố tình trêu CSGT" sau khi kiểm tra toàn bộ thủ tục giấy tờ đủ hết chuyển sang lỗi chạy quá tốc độ quy định.

Tôi hỏi tôi chạy bao nhiêu km/h CSGT nói trên 80km/h, tôi hỏi CSGT có chứng cứ gì không "vì tôi biết chắc lúc đây tôi không bị bắn tốc độ mà chỉ do Tôi đi qua mặt CSGT tôi chửi đổng mấy câu cho sướng mồm mình nhưng ngứa tai mấy lão CSGT nên mới bị đuổi theo chặn lại"

CSGT đưa ra quả lý do lỗi nghe thấy phát điên: Xe máy của CSGT đuổi theo xe tôi đồng hồ công tơ mét chỉ 90km/h tức là lúc đó xe tôi phải chạy trên 80km/h. Yêu cầu về đội tôi kiên quyết không nghe, đòi yêu cầu phải có chứng cứ rõ ràng, nếu công tơ mét của xe CSGT lúc đó trên 90km/h phải có hình ảnh lưu lại vì theo tôi thì lúc đó tôi chỉ chạy có 30km/h (cãi ngang thôi chứ chạy 80km/h thật).

Sau khoảng 5 phút cãi nhau mấy lão không nói không rằng chửi đổng bỏ đi kèm theo giấy tờ, tôi kiên quyết không nghe cứ bám theo từ chốt rồi về phòng thì về, sau hơn 5h đồng hồ chán chửi mấy câu rồi trả lại giấy tờ cho đi. Thế nên cứ có thời gian là vẫn thắng, kinh nghiệm cứ đứng luôn bên cạnh, bỏ tel ra chụp ảnh và ghi âm hết tất cả hình ảnh và lời thoại, chẳng để làm gì nhưng hình như CSGT sợ.

Lưu Quốc Tuấn

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước

Quyền họ được trao!

Hôm trước tết, tôi chạy xe đoạn cầu Rạch Chiếc, vì xe container trước chạy chậm quá nên tôi tìn hiệu chuyển lane (đoạn này ô tô đi lane nào cũng được. Khi ấy chú CSGT tuýt vào, kiểm tra giấy tờ, và nói anh đi lane nào cũng được nhưng chuyển lane phải có tín hiệu.

ì thói quen của tôi là luôn tín hiệu khi bẻ lái nên tôi khẳng định ngay "tôi đã tín hiệu khi chuyển lane" và anh ta trả lại giấy tờ. Cảnh giác, nếu tài xế nào ngập ngừng, dù mình đã lái đúng thì bị anh này xữ ngay. Thiệt là bất công trong thực thi và chấp hành luật pháp, dân luôn nằm thế bất lợi.

biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Tự bảo vệ mình thôi

Chào các bác. Trong thời buổi "cướp đêm là giặc cướp ngày là quan (CSGT)" này thì mình phải tự bảo vệ bản thân thôi.

Nếu mình vi phạm luật thì khi bị CSGT thổi còi, dừng xe thì việc đâu tiên tôi thường bước xuống đưa tay chào và xuất trình giấy tờ theo yêu cầu và nếu CSGT còn trẻ thì thường tôi xưng hô chú em. Sau đó thì tùy để lập biên bản hay cho ít tiền để đi.

Nếu mình không vi phạm mà bị thổi còi, yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì tôi cũng bước xuống chào hỏi đàng hòang và hỏi mình phạm lỗi gì trước. Nếu CSGT không không nói ra lỗi thì tuyệt đối tôi không đưa giấy tờ. Còn nếu CSGT nói là muốn kiểm tra giấy tờ thì mình hỏi giấy tờ gì và chỉ đưa ra cho xem và đòi lại ngay chứ không để họ cầm.

Bên cạnh đó tôi phô tô nghị định 34 bỏ trong cốp xe để đối chiếu khi bị lỗi vi phạm. Thường CSGT hay đe dọa bằng cách nói lỗi này phạt bao nhiêu tiền (thường số tiền là khá cao) và giữ bằng lái để các bác yếu bóng vía đưa tiền mà thôi.

Do đó mình phải tự bảo vệ mình bằng luật giao thông thì sẽ hạn chế nhiều "thằng ranh con" CSGT xin đểu hay phạt đểu.

Vài điều chia sẻ để tự bảo vệ mình. Chúc các bác lái xe an toàn và đúng luật.

Ngô Vĩnh Yên

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Bị bắn khi xe xuống dốc!

Tôi thấy mấy ông CSGT thành phố BMT và CSGT tỉnh Đăk Lăk đo tốc độ của xe máy ở những đoạn đường xuống dốc là quá vô lý. Các bạn cũng thấy đó, khi chúng ta đi xe ở ở đường bằng phẳng là 40 km/h, lại chỗ đường dốc thì nó phải xê dịch lên một vài số.

Thế là các bác CSGT cứ ngồi ở đỉnh dốc rồi tia "ống kính" vào người tham gia giao thông để tăng "doanh thu". Tôi ví dụ như ở đường Nguyễn Văn Cừ - BMT có hai điếm dốc đó là: Dốc ở cầu km5 và dốc ở bùng binh Hòa Bình, tôi đã hai lần dính phải đạn của CSGT và tốc độ chưa quá 45 km khi xe máy đang tụt dốc. Họ lợi dụng vào địa hình quá. Và còn một điều nữa đó là "Bảo hiểm tự nguyện mô tô xe máy", đã gọi là "Tự Nguyện" thì tại sao lại còn bị phạt?

Mấy ông "Táo Giao Thông" làm ăn "hoang đường" quá các bạn ạ! Chúc mọi người may mắn và cẩn thận khi tham gia giao thông!

tun oi
tun oi
Trả lời 13 năm trước

Mỗi nơi mỗi khác!

Tôi ở Cần Thơ, thật tình tôi không rõ lắm về quy trình kiểm tra xử phạt như thế nào nhưng tôi thấy cũng có nhiều ý kiến về thái độ của các anh CSGT nên cũng muốn được chia sẽ sau.........3 lần bị chặn xe do vi phạm!

- Lần đầu là ngày đầu tiên quy định "bảo hiểm trách nhiệm dân sự" có hiệu lực: hôm ấy tôi đang lưu thông ở quận Cái Răng thì bị yêu cầu dừng xe kiểm tra, nói thật lúc đó tôi học năm nhất đại học nhưng quy định này lúc đó gần như tôi không hay biết ( thông tin tuyên truyền rất ít so với bây giờ), tôi cũng giải thích thật tình là không biết nhưng vẫn bị ra biên bản phạt 100.000đ (mức quy định phạt cao nhất của lỗi này). Tuy nhiên sau đó khoảng 2 tháng khi đi sang địa phận tỉnh Vĩnh Long tôi cũng bị chặn xe kiểm tra, tôi thấy những người chưa có bảo hiểm xe máy được các anh CSGT lịch sự mời sang bàn kế bên mua rồi tiếp tục đi mà không xử phạt!

- Lần thứ hai là em tôi chở đi vào ban đêm nhưng quên mở đèn, khi bị công an phường (họ hay lặp chốt chặn ở các con đường) chặn lại thì em tôi quên mang theo giấy phép lái xe. Tôi gọi về nhà bảo mang giấy lại và giải thích là em tôi chỉ quên mang theo chứ không phải là không có nhưng anh cảnh sát đang ghi (chỉ mới bắt đầu ghi thôi!) biên bản không thèm dòm ngó gì tới rồi nhất quyết giữ xe tôi vì lỗi không có bằng lái, họ "chộp" ngay chìa khoá xe mà không cho tôi lấy hành lý trong cốp ra! sau đó họ lên xe tôi chạy đi, khi đó tôi bức xúc bảo các anh không được chạy xe tôi thì anh cảnh sát lại bảo "tao làm vậy đó, mày tức thì đi thưa đi!". Nói thật lúc đó tôi đã rất buồn vì cách cư xử của họ!

- Lần ba là lần tôi đến TP Sóc Trăng thăm người quen, tôi chạy lạc vào đưòng một chiều (trước đây ở Sóc Trăng có rất nhiều đường một chiều, bây giờ thì còn rất ít). Khi đó có 2 anh CSGT yêu cầu tôi dừng xe. Sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ thì một anh hỏi tôi "anh xuống Sóc Trăng mấy lần rồi?" tôi bảo "đây là lần thứ 2 tôi xuống đây." thế rồi anh ấy bảo tôi đã đi vào đường một chiều và yêu cầu tôi quay lại rồi hướng dẫn tôi đi bằng con đường khác mà không xử phạt tôi.

Tôi nghĩ CSGT thì cái quan trọng nhất là nhắc nhỡ giáo dục người dân có ý thức chấp hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông, làm được vậy thì càng làm người dân nể phục và biết tôn trọng họ hơn là những biên bản xử phạt cứng nhắc.

Tuy ba lần diễn ra với thời gian khá xa nhau nhưng tôi vẫn nhớ mãi vì mỗi lần đối với tôi có mỗi cãm xúc khác nhau, không phải CSGT nào cũng là xấu, là hách dich cả, cũng có người cư xử rất đáng khen đấy thôi!

A Phong

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước

Hỏi xem kiểm tra hành chính hay bắt lỗi

Chào các bác, Những ý kiến của các bác cũng không sai nhưng tôi thấy hình như có ý kiến của các bác làm cảnh sát giao thông thì phải. Tôi đã bị CSGT tuýt còi một số lần nhưng khi yêu cầu dừng xe tôi đều hỏi:

1. Anh kiểm bắt vi phạm giao thông (Khi mình đã mắc lỗi và họ bắt buộc phải chỉ cho người vi phạm biết lỗi)?

2. Anh kiểm tra hành chính? - Nếu họ bắt lỗi thì các bạn sẽ biết lỗi lúc đó mới đưa giấy tờ xe ra - Nếu họ bảo kiểm tra hành chính lúc đó các bạn cũng phải xuất trình các giấy tờ bao gồm: Đăng ký xe, Bằng lái của bạn, Bảo hiểm xe, CMND của bạn. Nếu các giấy tờ hành chính của bạn OK thì bạn sẽ được đi vì không có lý do gì để giữ bạn.

Mong các bạn hãy bình tĩnh khi gặp CSGT để ứng phó các tình huống có thể....

Mr. Đạt

gj
gj
Trả lời 13 năm trước

Quy trình kiểm tra vi phạm của CSGT - Phải chăng là chuyện bí mật khó bật mí gây bức xúc cho người

Bản thân tôi cũng từng rơi vào tình huống rất bức xúc về thái độ làm việc và nhân cách của CSGT hiện nay. Tôi có cảm giác như mình bị gặp "cướp ngày" giữa đường vậy! Hôm đó, chồng tôi đang chở tôi chạy trên đường Pasteur quẹo Võ Văn Tần. Lúc quẹo tôi vẫn còn thấy đèn xanh nhưng khi đến giữa đoạn Võ Văn Tần thì có 2 cảnh sát giao thông đứng ra giữa đường vẫy xe quẹo sau tôi ở ngã tư nhưng vượt lên trước tôi khi đi qua đường Võ Văn Tần.

Lúc đầu tôi cứ nghĩ xe đó chạy lấn tuyến nên bị thổi, còn mình chạy ở trong làn đường thì không có gì. Nhưng anh cảnh sát còn lại thổi còi kêu chồng tôi dừng xe lại luôn. Chúng tôi cũng dừng lại, tấp xe vào lề, tôi giữ xe còn chồng tôi thì đi lại chỗ anh cảnh sát đó. Lúc này, tôi thấy chiếc xe bị thổi lúc nãy đã được cho đi nên tôi nghĩ chắc là chỉ kiểm tra giấy tờ xe thôi.

Nhưng sau đó, thôi thấy chồng tôi đang cãi nhau với anh cảnh sát nên tôi mới chạy đến hỏi thì chồng tôi bảo là bị phạt mà không biết lý do. Tôi mới hỏi anh cảnh sát đó: “ Tại sao anh lại cho xe trước đi mà phạt chồng tôi”. Anh đó mới nói với tôi: “ Chồng chị nói xe đó quẹo sau chồng chị, bây giờ chị nói là chạy trước là sao?”. Tôi mới nói “Tôi chỉ nói là anh cho xe trước đi rồi mà sao lại định phạt chồng tôi, vậy chồng tôi vi phạm lỗi gì?” Anh CSGT còn lại trừng mắt nhìn tôi nói: “Nè, chị đừng có lẻo mép với tôi nhe, nói mà còn cãi nữa”.

Tôi rất bất bình liền nói “ Anh nói chuyện với dân kiểu gì vậy, tôi làm gì mà anh nói lẻo mép, anh là ai mà nói chuyện với dân bất lịch sự vậy?”. Anh ta hất mặt lên bảo tôi :” Là thiếu úy được không?” Tôi nói” Là thiếu úy thì cũng là nhân viên nhà nước, anh không được nói chuyện kiểu đó với dân?’

Sau đó, anh ta cũng nói qua lại với tôi đủ thứ nhưng đại khái là nói chồng tôi sẽ bị phạt nhưng không chỉ ra rõ là lỗi gì. Rồi anh giữ giấy tờ của chồng tôi, lấy giấy phạt ra ghi tên, điền thông tin và kêu chồng tôi ký vào. Tôi không chịu và bảo là chồng tôi chỉ ký khi biết mình vi phạm gì.

Anh ta lại nói là chồng tôi vượt đèn đỏ, tôi khẳng định là không thể vì tôi thấy rõ ràng là đèn xanh và anh ta vừa mới cho người chạy sau xe tôi đi thì làm sao mà khẳng định chồng tôi vi phạm. Anh ấy nói “người ta biết nhận lỗi nên tôi cho đi được ko?” (lúc này tôi không hiểu kiểu nhận lỗi được cho đi của anh ta là nhận lỗi kiểu gì !?!”. Và anh ta nói với tôi là phạt chồng tôi mà sao tôi nói nhiều quá, với lại vợ làm sao mà làm chứng cho chồng. Buồn cười không!

Tôi nói anh cũng đâu có chứng cứ gì nói chồng tôi vi phạm. Tại sao ngay từ đầu lúc thổi xe chồng tôi lại và kêu xuất trình giấy tờ, anh chỉ nói là kiểm tra. Sau khi đã cầm rồi thì anh lại nói là vi phạm lỗi giao thông mà cũng không nói rõ là lỗi gì?” Lúc này tôi đã giành lại giấy tờ xe và nói với anh ta” Bây giờ, tôi sẽ ghi âm lại, anh cứ nói rõ là chồng tôi vi phạm lỗi gì, nếu đúng tôi sẽ ký giấy phạt cho anh còn không thì tôi sẽ không ký.

Anh ta nói với tôi “ Không, bây giờ tôi không phạt tiền nữa, chỉ cảnh cáo thôi, anh chỉ cần ký vào đây là xong”. Tôi không chịu và nói” Tôi không vi phạm, mà anh cũng không chỉ ra được tôi phạm lỗi gì, tôi đâu phải không biết chữ mà anh kêu chồng tôi ký sẵn vào biên bản vi phạm giao thông rồi kêu là chỉ cảnh cáo thôi?” Thấy không được, anh ta liền quát tôi rồi bảo tôi nhiều chuyện quá, anh ta sẽ bắt hai vợ chồng tôi về đồn cảnh sát gần đó.

Tôi nói là nếu anh ta phạt đúng, tôi sẽ theo anh ta về đồn và đóng phạt nhưng đơi chồng tôi nói chuyện điện thoại xong chúng tôi sẽ đi. Lúc này, tôi nói chồng tôi gọi điện cho người bạn cũng làm CSGT để hỏi rõ họ làm như vậy có đúng luật không? Trong lúc chồng tôi gọi điện thoại, tôi nhìn bảng tên của 2 anh cảnh sát đó thì 2 người bắt đầu đổi thái độ. Một người bảo người còn lại là “ Thôi đi lẹ đi chứ không rắc rối” rồi cả 2 bỏ đi.

Tôi thật sự tức giận và có tự hỏi có còn không còn pháp luật trong xã hội này. Nếu như tôi không cương quyết và cứ xử sự như kiểu mọi người hay gặp CSGT hiện nay là đút tiền vào giữa xấp biên bản của họ đưa thì chắc là tôi cũng được 2 anh cho đi vì “biết nhận lỗi”.

Thật sự, bây giờ trong nhận thức của người dân, CSGT “đứng đườn mãi lộ” càng ngày càng phổ biến và trắng trợn quá mức. Sau đó, tôi có về lên mạng để tìm hiểu thì thấy một vị lãnh đạo trong ngành CSGT phát biểu là CSGT chỉ được quyền dừng xe và kiểm tra giấy tờ khi thấy người lái xe vi phạm lỗi giao thông. Nếu không là cản trở người tham gia giao thông nhưng thật sự vẫn không hướng dẫn rõ cho người dân là làm sao để thi hành cho đúng.

Trở lại thực tế hiện nay, CSGT toàn thổi và yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe, nếu không đủ chắc phải lót tiền, còn nếu đủ thì lại bắt đầu kiếm ra lỗi rồi yêu cầu đóng phạt. Bạn tôi làm trong ngành CSGT bảo là đừng nên đưa giấy tờ cho họ vì khi đã nắm trong tay, họ muốn nói gì mà không được. Tôi thiết nghĩ những người lãnh đạo có trách nhiệm trong ngành CSGT nêu xem lại đạo đức và phẩm chất của cán bộ nhân viên của mình, đừng làm người dân mất hết lòng tin và bị coi là "cướp cả ngày lẫn đêm” nữa!!!

fh
fh
Trả lời 13 năm trước

CSGT làm đúng

Tuy tôi bị tóm nhiều lần, cũng ko ưa gì mấy ông vàng, nhưng các bác nên đọc cái này để hiểu rõ quy trình làm việc của CSGT: Thông tư số 27/2009/TT-BCA(C11) ngày 06/5/2009 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ - Mục 4 - Khoản 2

Nội dung kiểm soát a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện và hoạt động vận tải. - Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: giấy phép lái xe; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.

Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, màu sơn. Trường hợp cần thiết phải kiểm soát, đối chiếu với thực tế số máy, số khung của phương tiện. - Kiểm soát các điều kiện hoạt động của phương tiện.

+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện;

+ Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xi nhan, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn phanh, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;

+ Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp phương tiện về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi; + Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.

- Kiểm soát hoạt động vận tải.

+ Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao) chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với các giấy tờ cho phép, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn.

+ Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật và người tham gia giao thông có cất dấu tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ

- Khi đã ghi nhận hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện, người có hành vi vi phạm để kiểm soát và xử lý theo quy định; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được phải cho xem, sau đó lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm yêu cầu cung cấp bản ảnh vi phạm, thì người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc in bản ảnh đó.

- Trường hợp không dừng ngay được phương tiện, người vi phạm, thì Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên có văn bản thông báo đến người vi phạm hoặc chủ phương tiện, yêu cầu đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết, cho người vi phạm hoặc chủ phương tiện xem hình ảnh chụp hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định.

c) Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải đưa phương tiện đến nơi xa khu vực dân cư; yêu cầu người lái xe hoặc chủ phương tiện áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành kiểm tra.

d) Kiểm soát phát hiện người lái xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe mô tô, xe gắn máy có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở để kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng từ cấp huyện trở lên để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu có dấu hiệu sử dụng các chất ma túy thì sử dụng thiết bị đo, thử chất ma túy để xác định.

đ) Kiểm soát, xử lý trường hợp phương tiện chở quá trọng tải cho phép

- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát ngay tại nơi phương tiện xuất phát, gần các khu vực bến bãi, kho cảng và các địa điểm có lắp đặt các trạm cân.

- Chú ý quan sát thực tế hệ thống treo của phương tiện; kiểm tra các hóa đơn, chứng từ vận chuyển để phát hiện vi phạm. Nếu phát hiện trên xe có dấu hiệu chở quá trọng tải cho phép, thì sử dụng cân trọng tải đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc phối hợp với các trạm cân của các cơ quan, đơn vị trên tuyến để kiểm tra, xử lý.

- Các trường hợp chở quá trọng tải cho phép khi phát hiện được, đều bắt buộc chủ phương tiện, lái xe phải hạ tải bảo đảm trọng tải theo quy định, xong mới tiếp tục được lưu hành. - Trường hợp cố tình không chấp hành, thì lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức cưỡng chế việc hạ tải theo đúng quy định của pháp luật; chủ xe và lái xe có trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chịu mọi chi phí cho việc hạ tải.

e) Kiểm soát đối với xe ô tô chở người chở quá số người quy định.

- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát gần nơi xe xuất phát, các bến xe, các điểm đón, trả khách.

- Trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra và thông báo công khai các hành vi vi phạm. Chú ý kiểm tra kỹ để phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng, độ tuổi của người lái xe, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp xe chạy dù, xe không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định.

- Trường hợp trên xe chở quá số người quy định, yêu cầu chủ xe, lái xe phải bố trí xe khác để sang khách hoặc đưa xe về bến xe gần nhất để sang khách; chủ xe, lái xe phải chịu mọi chi phí cho việc sang khách và tiền vé xe cho khách tiếp tục hành trình còn lại. Sau khi chủ xe, lái xe đã thực hiện sang khách, bảo đảm số lượng theo quy định mới cho xe tiếp tục được lưu hành.

- Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là người phạm tội hoặc trên phương tiện có người phạm tội, đặc biệt là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, có mang theo vũ khí, khi kiểm soát phải có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể, cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận và tước vũ khí, bảo đảm an toàn cho mình và cho nhân dân trước khi tiến hành việc kiểm soát. Như vậy theo quy trình này khi CSGT đã "tuýt" thì việc đầu tiên họ hỏi giấy tờ là đúng

- Các bác ko nên "cự" lại kẻo khi họ đã "bới" ra tội thì họ "ghét" thêm mà hết cơ hội xin xỏ.

D'Artagnan