Kinh Nghiệm Học và Thi bằng Lái xe B2 ở C500 và bãi Ngọc Hà (Chèm).?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Em vừa học và thi xong đang chờ lấy bằng, sau 3 tháng học ở C500 và thi bãi Ngọc Hà(Chèm), em rút ra được ít kinh nghiệm muốn viết lên đây để các cụ tham khảo ạ, có thiếu sót hoặc sai chỗ nào mong các cụ chỉ giáo ạ..........

A) Nộp Hồ Sơ Và Học.


1) Nộp hồ sơ đăng ký học:

Cái này các cụ có thể trực tiếp đến C500 để đăng ký.
Nộp trực tiếp thì được cái rẻ : học phí 4 triệu 800; nếu học ngoài giờ hành chính vào một buổi tối và một ngày nghỉ T7 hoặc CN hàng tuần thì đóng thêm 350k (tiền học ngoài giờ), 350k này khi đi học thực hành mới phải đóng nhé các cụ.
Khi học gần xong đóng 500k lệ phí thi nữa là xong.
Tuy rẻ, đúng giá nhưng lại phải chờ lâu khoảng 2-3 tháng mới được gọi đi học, cụ nào rảnh thì không vấn đề gì.
Nếu cụ nào muốn học ngay thì thêm tiền chen hồ sơ là 700k; 4800k+700k=5500k.

Vậy là qua công đoạn nộp hồ sơ tiếp đến là học.


2)Học Lý thuyết và thực hành:

- Học lý thuyết 1 tuần vào buổi chiều tối nếu các cụ học ngoài giờ ; học liên tục từ T2 đến T6.
Nếu các cụ không có thời gian thì có thể bỏ lý thuyết (em cũng bỏ không học buổi nào).
-Học thực hành : sau khi học lý thuyết khoảng gần một tháng nghỉ ngơi thì sẽ học thực hành.
Học thực hành có 16 buổi chủ yếu là bò bãi Hòa Lạc và Ngọc Hà (Chèm; bãi này sẽ là bãi thi sát hạch sau này nên chủ yếu bò bãi này); có vài buổi đi đường trường Bắc Ninh và Bắc Giang; đặc biệt có một ngày đi Lạng Sơn, các cụ thích mua sắm thì chuẩn bị tiền cho buổi này nha....

Vì C500 mới đầu tư một loạt xe mới đồng nghĩa với một loạt giáo viên mới, vậy nên kinh nghiệm chưa có; đợt em học dính phải ku chẳng biết gì, đến cả lịch học cũng không rõ, hỏi thầy ơi hôm nay học gì? đi đâu cũng chịu...nản....cũng biết và thông cảm là giáo viên mới nên chưa có kinh nghiệm nhưng nếu không biết thì phải hỏi, mà đi dạy thì phải có giáo án đằng này thì chẳng có và chẳng biết gì, mấy anh em toàn tự bảo nhau và tự tìm hiểu; thầy chẳng nói gì, cứ như họ hàng nhà hến ý...

Chính vì vậy khi học thực hành nếu kụ nào dính phải trường hợp này thì yêu cầu thay ngay giáo viên hoặc cố gắng chọn mấy thầy già ý, như thầy Vương hay Vượng gì đó thấy bảo dạy tốt lắm......

Trong thời gian đi học thì các cụ đem theo tiền để đóng tiền ăn nhé, tiền phong bì thầy có cũng được chẳng có cũng không sao.


Ăn ở Hòa Lạc thì cứ cụ khoảng 30k là ok; ăn ở Ngọc Hà thì 25k (cơm hộp ); hoặc bảo thầy đưa ra cổng có nhà sàn ăn cũng ngon,lịch sự mà cung chỉ 25k-30k thôi, không nên an cơm hộp ở bãi Ngọc Hà , chán lắm....


Buổi đi Lạng Sơn các cụ chỉ cần mang tiền đi mua đồ thôi nhé, vì ăn trưa nhà trường bao hết các cụ ạ, lịch sự phết.


Thời gian gần thi các cụ có thể thuê xe chíp ở bãi Ngọc Hà tập cho quen, em nghĩ các cụ chỉ cần bay 3h là ok, 180k/1h vào giờ hành chính; 210k/1h ngoài giờ hành chính;

Đặc biệt hôm gần thi nhà trường cho học viên học lái xe chíp cứ người 2h nữa; vậy nên các cụ cứ thoải mái, không lo lắng gì chuyện đi xe chíp nhé; 2h nhà trường cho và các cụ tự bỏ tiền bay 3h nữa là 5h xe chip thì thoải mái con gà mái luôn.

Tính ra hồ sơ và ăn uống từ khi học đến khi thi 4800k(học phí)+350k(ngoài giờ)+500k(lệ phí thi)+750/15 buổi học tiền ăn(cứ ngày các cụ đem 50k thì bét nhè)+630k/3h xe chíp+32k/16 buổi gửi xe+ tiền xăng = 7500k cho nó thoải mái;


Vậy là Tổng thiệt hại khoảng 7500k các cụ đã học xong B2 rồi đấy ;


Giờ đến lượt thi và kinh nghiệm thi các cụ nhé


B) Kinh Nghiệm thi:


Trước khi thi sát hạch các cụ phải thi chứng chỉ; 2 ngày, ngày thứ nhất ai trượt thì thi lại vào ngày thứ 2.

- Thi chứng chỉ cũng thi như thi thật, thi tại bãi Ngọc Hà và 2 vòng thi Lý Thuyết và thực hành.

cũng thi máy tính (Lý Thuyết ) và Thực hành bằng xe chíp. Lý Thuyết 26 điểm trở lên và thực hành 80 điểm trở lên.


Sau khi thi chứng chỉ xong các cụ sẽ thi sát hạch;


Cái này hay nay, hôm em thi chứng chỉ thì em nằm viện ko thi được, ngày thi thứ 2 em cũng không thi được, thế mà hôm thi sát hạch em vẫn có danh sách thì và vẫn thi ok; Chắc số em xuân, cô thương, he he.....


- Thi sát Hạch, cái này là cái quan trọng và chốt hạ nhé các cụ;


Khi đi thi nhớ đem theo CMND; và không đem theo khoản nào hết;


vào phòng chờ họ gọi tên sbd rồi đến họ phát cho bộ hồ sơ và số báo danh to bằng khổ giấy A4; sau đó vào thi lý thuyết; điền ngày tháng và ký vào hồ sơ chờ giám thị gọi vào và thi lý thuyết, thi xong họ in điểm và ký mời ra thi thực hành;


Khi ra đưa số báo danh cho ku ngồi gọi rồi chờ gọi đến tên và số xe thi, gọi đến tên nó đưa sbd cho mình rồi ra đài quan sát đưa hồ sơ cho chúng nó rồi ra xe nó đã đọc và lên xe;


khi lên xe nhớ chỉnh ghế, chỉnh gương, thử phanh , côn, ga xem thế nào, bình tĩnh hít thở để chuẩn bị đưa xe vào vạch xuất phát; Các cụ nhứ đi càng chậm càng tốt nhé........chỉ đi số 1, chỉnh chân côn bên trái và bên phải luôn luôn đặt ở chân phanh, đừng đụng vào chân ga làm gì chỉ dùng chân ga khi bài lên dốc và bài tăng tốc...

Trong sa hình sẽ có khoảng 10 ku của trung tâm nên các cụ yên tâm sẽ được các cu này nhắc bài trong khi thi nhé........

Bài 1: Xuất phát:


sau khi đưa xe vào vạch xuất phát nhớ xin nhan trái (ý nghĩ là xe bắt đầu nhập vào làn đường để đi).nghe lệnh thì đi, khi người qua vạch trắng thì nhớ tắt xin nhan;


Bài 2: dừng xe cho người đi bộ:


chỗ này nhớ dừng vài giây nhé, đừng đi luôn mà nó trừ điểm đấy, vì cho phép dừng 2 phút nên dưng thoải mái quan sát xem trước sau có thằng nào ko kẻo đi sát nó, mà nó tụt dốc húc *** vào mình là mình tèo theo đấy;


Bài 3: Đề pa lên dốc:


Bài này nhiều kụ chế lắm, nên bình tĩnh, tự tin đoạn này; nhiều cụ dừng già quá tèo, tụt dốc tèo, quá 30 giây tèo. Vì vậy các cụ nên đỗ non một tý trừ 5 điểm cho chắc ăn, ko nên ăn tham 100 điểm mà tèo đấy, em căn cách vạch khoảng 20 phân là em phanh, hè hè, chắc ăn.....

Nhiều cụ ko phanh tay mà dùng côn và phanh chân, đừng nên mạo hiểm như vậy vì có xe để galangti thấp xe ko lên được dốc và tụt là tèo, vậy nên khi các cụ học thế nào thì thi cũng như vậy; chân dốc đạp ga rồi nhả ra và đạp côn cách vạch 20 phân (an toàn mất 5 điểm )đạp phanh chân, kéo phanh tay, nhớ kéo hết cỡ kẻo chưa đến độ là tụt dốc đấy, bình tĩnh, thở nhẹ nhõm cái rồi nhả côn kết hợp vào ga, nhớ ga dưới số 4 chỗ đồng hồ đo tốc độ các cụ nhé. thấy xe rung rung thì giữ nguyên chân ga và côn nhả phanh tay, xe tự bò lên dốc, qua ngon lành, he he...nếu khi xuống dốc xe nhanh quá thì các cụ thả hẳn chân côn ra xe vừa đi châm vừa ngoáy chân cho thoải mái, đỡ mỏi ......

Bài 4: hàng đinh và chữ Z :


Các cụ nên đi vào hàng thứ 2 nhé,dài hơn, có thời gian căn và căn hàng cau cho dễ, khi thấy đầu xe đến mũi tên rẽ trái cả đánh lái cho nó bám sát lề phải các cụ nhé, ngồi thẳng căn 3 cây cau thẳng hàng với nhau, khi chỉ nhìn thấy 1 cây thì thẳng lái và thẳng tiến....qua hàng đinh và chữ Z tiếp theo...


Bài 5 : ngã tư đèn xanh, đỏ:


khi vừa qua chữ Z nếu đèn xanh đi tiếp còn gần hết xanh hoặc đỏ thì các cụ dừng trước vạch vàng để trốn bãi dừng đèn nhé.

Khi dừng trốn đèn các cụ nên đạp côn về số 0 kéo phanh tay, rồi thả lỏng chân tay cho thoải mái, thấy đèn đỏ đến số 3-4 thì vào số 1 thả phanh tay và tiến qua đèn đỏ .........

Bài 6 : Hình chữ S :


bài này các cụ đi chữ thứ 2 nhé rộng và dài hơn.....luôn nhớ tiến bám lưng, lùi bám bụng nhé...


Các cụ nhớ cứ bám sát vạch vàng là ok...


Bài 7 : Qua đèn xanh đỏ ở ngã tư :


Giống bài 5 ;


Bài 8 : lùi chuồng


Chỗ này có mấy ku ngồi nhắc bài nên các cụ cứ yên tâm nhé....

bám sát vỉa hè bên trái, khi gương đến giữa chuồng đánh hết lái sang phải; vừa nhìn gương quan sát phía sau vừa nhìn xem khi thân mình nằm ngay góc chữ A thì trả lái và dừng lại; nếu cụ nào không thạo thì dừng hẳn rồi trả lái chết cũng được.nghía gương xem ổn thì về số lùi và lùi.....

Đoạn này có người nhắc bài nên các cụ cứ bình tĩnh nhé, nếu ko vào được đánh lên lại lùi lại. bài này 2 phút nên các cụ thoải mái thời gian, ko đi đâu mà vội, cứ đi từ từ thôi nhớ là chỉ côn và phanh, ko ga nhé...


lùi khi nào nghe tu cái là dừng vào số 1 và tiến, khi người ngang cửa chuồng thì hãy đánh lái sang phải, nhớ ko nên đánh lái trước nhỡ dính vạch phía phải mất toi 5 điểm.....


Bài 9 : qua đèn xanh đỏ :


Giống bài 5 và 7; lần này rẽ trái nên phải xin nhan trái nhé, các cụ xin nhan thoải mái, nó ko trừ đâu, quên tắt cũng ko sao, xin nhan sớm cũng không sao, vậy nên nhớ xin nhan nhé, ko xin nhan là mất điểm đấy....


Bài 10 : dừng khẩn cấp.


quan bài 9 nếu thấy đèn D nháy nháy thì sẽ chuẩn bị có còi hú vào bài khẩn cấp nếu không thì sẽ có khi qua bài tăng tốc. hoặc chỗ dẫy hàng cây cau....


Các cụ chịu khó liếc mắt qua những đoạn này nếu đèn D nhấp nháy là chuẩn bị bào bài dừng khẩn cấp..


khi còi hú thì đạp phanh ngay và giữ vững lái, bấm nốt khẩn cấp, nhớ là dừng hẳn xe và giữ vững tay lái kẻo bị trừ điểm đấy, vậy nên các cụ phải đi thật chậm...


khi còi tuuuuu thì đếm 1,2,3 và bấm tắt rồi tiến tiếp. nếu các cụ bâm trước sẽ bị trừ điểm vì chíp chưa đọc kip...


Bài 11 : dừng xe đường tầu đi qua:

bài này ko vấn đề gì..

Bài 12 : tăng tốc :


Khi đến đoạn tăng tốc các cụ nháy ga lấy đà, đạp hết côn lên số 2, nhả côn đạp ga, khoảng 25-30km là ok, nhớ khi qua tốc độ tối thiểu 20km thì phải có tốc độ dưới 20km nếu ko thì mất điểm, nếu chưa kịp về số các cụ dừng hẳn trước vạch, về số 1 rồi đi tiếp cho chắc ăn..


lưu ý: đoạn này cũng có nhiều người tèo vì bị "hóc số";


khi lên số 2 nhiều xe bị hóc số hoặc các cụ đạp chưa hết côn nên ..... sẽ bị trừ và có người bị trừ hết điểm đoạn này;


Em cũng bị hóc số đoạn này nhưng may em bình tĩnh sử lý được nên ko bị trừ điểm nào ;

khi em cảm thấy bị hóc số em , nhả côn và đạp vào lần nữa thật nhanh và hết côn vào lại số, không được, em lắc lắc mấy cái rồi vào lại, thế là ngon lành he he ...

Qua đoạn này em thở phào nhẹ nhõm, đoạn tiếp thật may cho em là liếc mắt nhìn đèn thấy D nháy nháy em bình tĩnh và đi chậm, khi đo em đang lâng lâng nghĩ đến đoạn thoát hóc số nên ko để ý gì cả nếu ko để ý đèn D chắc em mất 10 điểm đoạn khẩn cấp, quá may mắn khi liếc mắt nhìn đèn D nháy nháy em đạp phanh cho xe đi chậm, đúng lúc kiểm soát được thì còi hú, may quá. he he;

Chính vậy nên các cụ nhớ là bình tĩnh, đi chậm, liếc đèn D khi đến đọa có khả năng có khẩn cấp và đặc biệt khi đã qua bài nào thi quên luôn bài đó đi để tập trung vào bài tiếp theo, kẻo dính phải TH của em, he he..

Bài 13 : qua đèn xanh đỏ :


Giống bài 5,7,9; nhưng lần này nhớ bật xin nhan phải, bật sớm và đừng tắt làm gì cả ....


bài 14 : Về Đích :


khi rẽ phải các cụ nhớ trả thẳng lái và xin nhan phải nhé (ý nghĩa táp vào lề đường dừng xe). Nhớ thẳng lái, nêu các cụ chỉ cần đánh lại nhẹ là xin nhan tắt thì phí 5 điểm ........



Vậy là xong Sa Hình ...........


Chạy lại đài quan sát chờ lấy điểm và hồ sơ sau đó chạy ra đường cái nộp cho mấy ku đang ngồi ở quán nước chờ gọi tên và lên xe thi đường trường.


4 học viên một xe, một thầy đi khoảng 2km/4 người, nên khi đến lượt em thi chưa đã tay đã phải xuống xe, he he, bài này thì qua hết các cụ ạ, ko lo lắng gì cả...


lên xe kẹp cho thầy 50k vào hồ sơ đưa cho thầy cũng được, ko thì không cần ko sao...


Nhớ lên xe chào thầy cái, xuống xe cảm ơn cái nữa là ok.....


Kết thúc bắt taxi về, 20 ngày sau qua trường C500 lấy bằng, vậy là xong cái bằng B2 ........


Note : thi trượt lý thuyết về luôn chờ thi đợt sau; trượt sát hạch về luôn chờ thi sát hạch lần sau; đóng thêm 500k khi đi thi để thi lại ...


Các bạn xem có sai xót gì bổ xung hộ em nhé, thanks các cụ, chúc các cụ học lái nhanh có bằng .......

otomec2011
otomec2011
Trả lời 12 năm trước

Tôi vừa thi sát hạch lái xe ôto hạng B2 đợt 26/8/2011 tại sân Ngọc hà. Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi sau 5 tháng học và thi sát hạch lái xe ôtô hạng B2 (gần nửa năm), để cung cấp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn và có 1 lựa chọn đúng đắn sẽ học trường nào và thi tại sân nào.

  1. 1. Sai lầm khi lựa chọn học lái xe ôto hạng B2 tại TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM – KOREA vì những lý do sau (theo kinh nghiệm thực tế từ việc học của chúng tôi):
  • Học quá xa trung tâm hà nội vì trường này cách trung tâm hà nội 30 km, đường xấu, nhiều ổ gà, lòng đường thì nhỏ, đông xe cộ, dân cư, bụi tung mịt mù. Mất khoảng hơn 1 tiếng đi xe máy mới tới được trường.
  • Gần trường không có 1 quán cơm bình dân nào, buổi trưa toàn phải ăn mì tôm tại căng tin của trường.
  • Giáo viên dạy môn nghiệp vụ vận tải không có chuyên môn phù hợp. Cụ thể thày giáo dạy hầu hết là cánh lái xe đường dài, mỗi người dạy 1 phách, không có giáo án dạy thống nhất, ví dụ ông này dạy đánh lái chết, ông kia dạy đánh lái sống (bài lùi chuồng)....
  • Lịch học và thi không rõ ràng. Do học viên quá ít, một khoá không đủ để thi sát hạch nên ghép các khoá lại với nhau rồi mới thi nên việc học và thi bị gián đoạn 1 thời gian (khoá của tôi bị gián đoạn 1 tháng, sau khi học thì chờ 1 tháng mới được thi -> rất mất thời gian).
  • Đi dã ngoại thì toàn đi vùng núi phía Sơn Tây, dân cư thưa thớt, ít được kinh nghiệm lái vùng dân cư đông đúc, xe cộ nhiều. Đã vậy buổi dã ngoại lại còn kết hợp việc riêng của thầy giáo mà không báo trước cho học viên, trên xe có thêm người mới (lúc người nhà, lúc người quen...) rất khó chịu vì sự chật chội và sự chia sẻ cùng lái.
  • Có một bức xúc cực kỳ trầm trọng mà các bạn cần lưu ý là: Việc đóng học phí học lái xe phải do chính các bạn vào đóng tại trường và phải lấy biên lai rõ ràng. Đó là bài học rút ra từ việc của chính bản thân chúng tôi. Vì mối quen biết mà chúng tôi đã đóng học phí cho ông thầy dạy của chúng tôi để ông ấy đóng vào trường (tôi nghĩ việc này cũng rất bình thường và khá nhiều bạn cũng như tôi). Nhưng các bạn ạ, vì những khúc mẵc vụn vặt cá nhân trong nhóm học 6 người của chúng tôi với thầy giáo dạy mà sau khi chúng tôi thi xong, ông thầy này đã tự động rút 03 cái bằng của nhóm chúng tôi rồi bảo rằng chúng tôi nợ tiền ông ấy, chúng tôi có báo cáo với nhà trường là việc cá nhân giữa thày và học viên không liên quan đến việc cấp bằng cho chúng tôi, nhà trường đã cho chúng tôi thi sát hạch tại sân Ngọc Hà thì chứng tỏ chúng tôi đã đóng tiền học phí đủ và có quyền lấy bằng. Nhưng trái khoáy là các biên lai đóng học phí lại là ông thầy dạy lái của tôi đã đóng (chúng tôi đưa trực tiếp tiền cho ông ấy mà cũng vì tin nhau nên không ký tá gì cả, dại quá các bạn nhỉ). Với tôi thì thực chất cái bằng này có cũng được mà không có thì cũng chẳng sao, mất hơn 10tr là lại có cái khác ấy mà, chủ yếu là bức xúc cái thái độ của người mình quen và của cái trường mà nơi mình đã học. Mình bỏ tiền ra học chứ có phải là xin xỏ gì đâu, bỏ tiền ra thì phải được cái mình yêu cầu chứ. Có lẽ nhà trường cũng ngại việc cá nhân sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường nên mới trả bằng cho chúng tôi. Ngày 5/9/2011 đã có bằng mà đến ngày 11/10/2011 chúng tôi mới lấy được bằng vì phòng đào tạo đã gọi điện thông báo là nhà trường sẽ trả bằng cho chúng tôi. Được lấy bằng và hồ sơ gốc, kèm theo lời mời khi nào làm lại bằng thì cứ đến liên hệ với nhà trường, xin phép...quay lại ngắm trường chúng tôi cũng không muốn chứ nói chi đến việc học lại ở trường này.
  1. 2. Chí phí cho một khoá học lái xe oto hạng B2 (đóng trực tiếp cho thày, không có biên lai nào cả):
  • Học phí đóng cho thày (theo Bộ giao thông vận tải là 4,8t): 6,5t
  • Giấy khám sức khoẻ 100K
  • Thẻ vào trường: 20K (cái này nộp tại văn phòng trường và nhận thẻ học viên ra vào trường).
  • Kiểm tra hết học trình (100K nếu có mặt mà làm bài kiểm tra, 200K không cần có mặt)
  • Thi chứng chỉ 200K
  • Thi sát hạch 500K (Khi thực tế thi lý thuyết và thực hành tại sân Ngọc Hà thì được cung cấp 02 biên lai thu tiền phí, lệ phí có mệnh giá 230K và 70K).
  • Ăn uống tại trường trong 2 tháng học thực hành (8 buổi), trung bình khoảng 100K/ngày (25K mì tôm + 75K mời thầy chai bia).
  • Dã ngoại 500K/01 người/01 ngày (300K ăn trưa + 200K phong bì thầy). Nhóm tôi 6 người, chia làm 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ 3 người/01xe/01ngày dã ngoại . Học dã ngoại 03 buổi (03 ngày).
  • Nếu bạn nào chống trượt thi lý thuyết thì thêm 1,5t. Cái này không nên mất tiền ngu các bạn ah. Lý thuyết cực kỳ dễ, chỉ xoay quanh sách 450 câu hỏi hoặc có thể học trên mạng internet 15k/tin nhắn tại trang web: http://www.giaothongtuoiteen.com/. Mà học tốt lý thuyết mai kia lái thực tế để lái hiểu luật và không mất tiền oan cho mấy thằng cảnh sát giao thông. Lời khuyên cực kì chân thành.
  • Thuê xe chíp tại sân Ngọc Hà, sát ngày thi nhà trường miễn phí cho 01h/01người, còn lại ai muốn thuê để lái thêm cho cứng thì tự liên hệ tại Sân Ngọc Hà. Thuê xe chíp 250K/1h + bo cho thầy sân Ngọc Hà 50K/1h để ông ấy truyền cho tí kinh nghiệm lái tại sân Ngọc Hà vì mình lên sân Ngọc Hà lần đầu mà. Tôi thuê thêm là 2h + bo cho thầy -> là 600K.
  • Sau khi thi thực hành xong thì các bạn ra lái đường trường, nhớ đổi tiền 50K, lên xe cái là giúi luôn cho thầy tiền uống nước, thầy tươi như hoa nhứt lợn.

Tổng chi phí học và thi xong bằng lái xe oto hạng B2 là: 10 triệu (chưa chống trượt lý thuyết).

  1. 3. Nên chọn trung tâm nào thi sát hạch lái xe ôto hạng B2:

Theo mình thấy thì sân Ngọc Hà rất nhiều tiêu cực, nhưng có lẽ là tiêu cực chung của ngành rồi. Kinh nghiệm là nếu bạn nào thi sát hạch tại sân Ngọc Hà thì nên học C500 vì sẽ học và thi tại Sân Ngọc Hà (mai kia thi luôn tại sân, sẽ tiện cho việc quen sân, quen mấy ông thầy tại sân). Mình cũng nghe nói có sân sát hạch bên Gia Lâm thì ít tiêu cực hơn và chi phí cũng thấp hơn (thuê sân, thuê xe...) nên bạn nào đã thi tại sân này thì xin chia sẻ cho các bạn khác cùng biết nhé.

Đi đâu (thi hay học...) các bạn nhớ mang theo CMTND nhé.

  1. 4. Kinh nghiệm thi.
  • Thi lý thuyết. Cực dễ, nên học. Trên mạng internet cũng có những mẹo rất hay, học nhanh mà hiểu.
  • Thi thực hành:

(a) Nên đi chậm, từ từ, không nên bám đuôi các xe đi trước, đặc biệt không đi bám xe trước khi xe trước chưa qua từng bài nhỏ trong sân vì nếu xe trước phạm lỗi, xe mình cũng bị trừ điểm theo xe họ.

(b) Bài đường hàng đinh. Cần thẳng xe thẳng lái ngay đầu khúc quành vào đường hàng đinh. Tại sân Ngọc Hà thì nên đi đường hàng đinh đầu tiên vì dễ căn chỉnh, khi ra chỗ ngã tư đèn xanh đèn đỏ sẽ không bị khuất.

(c) Bài lùi chuồng: Nhìn gương chiếu hậu bên trái khi nào thấy hướng (hình) bánh xe sau chạm vạch vàng hay trắng (mình cũng không nhớ rõ màu gì) nhưng là vạch đứt gần cuối chuồng ấy thì thẳng xe thẳng lái lùi chuồng nhé, căn chỉnh 2 bên cực chuẩn luôn.

(d) Bài dừng khẩn cấp: khi nào đèn D đỏ nhấp nháy (đèn trên thiết bị chíp chấm điểm) thì báo hiệu đoạn sắp có bài dừng khẩn cấp, cần đi chậm, chân ga chuyển sang chân phanh để sẵn sàng vào bài thi. Khi có tiếng hú thì đạp chân phanh và bật đèn nháy dừng, khi nào có tiếng píp (hoặc trên đồng hồ chíp chấp điểm thấy hiện lên số 12) thì hãy tắt đèn nháy và nhả phanh, nhả côn, cho xe qua bài.

  1. 5. Đôi lời muốn chia sẻ với các bạn chuẩn bị học lái xe otô hạng B2, hi vọng giúp các bạn phần nào. Chúc các bạn học tốt, thi tốt và lái xe an toàn.
Ho Ngoc Ca
Ho Ngoc Ca
Trả lời 11 năm trước

Cảm ơn các cụ đã chia sẻ, em cũng đang ôn học lý thuyết luật giao thông trên trang http://thisathachlaixe.giaothongtuoiteen.com, học mẹo thì dễ đối phó để lấy bằng lái xe nhưng ra đường mà lớ ngớ biển báo thì có mà tiền tấn cũng không lại được với các cụ xxx.