Xăng sinh học E5 có tốt hơn cho động cơ ko?

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Ưu điểm của xăng E5 là có trị số octan cao, do đó tăng khả năng chống kích nổ, tăng tỷ số nén của động cơ, nâng cao hiệu suất cháy và tiết kiệm nhiên liệu; tăng công suất và moment xoắn động cơ ; động cơ vận hành êm hơn và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, độ phát thải các loại khí SOx, NOx của xăng E5 ít hơn nên góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Đây cũng chính là lý do để Chính phủ xác định chọn ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học làm mũi nhọn nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Xăng sinh học E5 đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam thẩm định đạt quy chuẩn an toàn khi lưu hành.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Xăng sinh học E5 - Tiết kiệm và bảo vệ môi trường
Sự kiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức đưa sản phẩm xăng sinh học E5 vào phục vụ thị trường cho thấy, sử dụng nhiên liệu sinh học đang trở thành xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam.
Nền công nghiệp sinh học Việt Nam bắt đầu được tạo đà phát triển để thúc đẩy bảo vệ môi trường và hạn chế nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài.
Nguồn nhiên liệu hóa thạch không hoàn toàn ưu việt

Dầu mỏ và các sản phẩm từ nó chứng minh đóng góp vào tất cả các lĩnh vực đời sống nói chung và các ngành năng lượng nói riêng, song nguồn nhiên liệu từ tài nguyên hóa thạch này cũng đã cho thấy rõ những tác hại, đáng kể nhất là sự ô nhiễm môi trường do khí thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Ước tính khí thải từ các hoạt động có liên quan các sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 70% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới. Khí thải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính và hàng loạt các vấn đề về môi trường. Nhiều nỗ lực đã và đang được thực hiện nhằm tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế, trong đó, một trong những nguồn năng lượng mới đang được quan tâm hiện nay là nhiên liệu sinh học (NLSH). Ðây là nguồn năng lượng tái tạo được và ít gây ô nhiễm môi trường.

Nhiên liệu sinh học có khả năng được sản xuất lâu dài

Ethanol (cồn sinh học) và Biodiesel (dầu sinh học) là hai loại NLSH đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Ethanol được sử dụng để pha trộn với xăng gốc theo các tỷ lệ có thể thay đổi trong một khoảng rộng, từ E5 (xăng chứa 5% ethanol), E10 đến E85 và thậm chí là cao hơn nữa. Nguyên liệu dùng để sản xuất ethanol bao gồm mía, ngô, sắn... và các nguồn vật liệu cellulose như rơm rạ, bã mía, vỏ trấu...
Biodiesel là hỗn hợp các ester của acid béo, được sản xuất từ quá trình chuyển ester hóa giữa các triglyceride, là thành phần chính có trong dầu thực vật và mỡ động vật, . Biodiesel được pha trộn với dầu cũng theo tỷ lệ phổ biến là B5, B10, B20…

NLSH được xem là bước chuyển tiếp trung gian từ nền nhiên liệu hóa thạch hiện nay sang nền nhiên liệu hydro trong tương lai. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chính sách và chiến lược phát triển NLSH của nhiều quốc gia đang được thực thi ở những mức độ và quy mô khác nhau.

14 tỉnh, thành có cơ hội sử dụng xăng sinh học E5 từ 1/8/2010

Thông qua Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC, từ ngày 1.8, xăng sinh học E5 đã được bán tại 24 cửa hàng xăng dầu tại 14 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ.

Một trong những lợi ích đầu tiên NLSH mang lại là việc giúp giảm thiểu ô nhiễm và khí thải gây hiệu ứng nhà kính. NLSH có nguồn gốc từ thực vật không đóng góp vào quá trình phát thải CO2 - khí nhà kính. Hơn nữa, sự cân bằng trong phát thải CO2 đối với NLSH còn thể hiện qua chu trình khép kín: NLSH sau khi sử dụng sẽ thải khí CO2, cây trồng hấp thụ khí CO2 cùng với năng lượng mặt trời lại phát triển, tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất NLSH.

Ở phạm vi toàn cầu, khí thải ô-tô chiếm gần 20% tổng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát tán ra từ các quá trình liên quan tới năng lượng. Nếu kể cả phát tán ngược gắn với quá trình sản xuất nhiên liệu thì tỷ lệ này đạt gần 25%. Cả Ethanol và Biodiesel đều giúp giảm đáng kể phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. “Kết quả các công trình nghiên cứu cho thấy Ethanol sản xuất từ ngũ cốc giảm được 40% phát thải khí nhà kính so với xăng, giảm tới 100% đối với Ethanol sản xuất từ nguyên liệu cellulose và từ mía; Biodiesel giảm tới 70% so với dầu diesel.. Hàm lượng các khí thải độc hại khác như COx , NOx, SOx, hydrocarbon đều giảm đi đáng kể khi sử dụng NLSH. Ngoài ra, NLSH còn có khả năng phân hủy sinh học nhanh, ít gây ô nhiễm nguồn nước và đất”. TS Nguyễn Hữu Lương (Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết.