Cho em hỏi cách xử lý nước đọng trong bình xăng ?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Nước hiện diện khắp nơi trong không khí. Ngoài các tác dụng tích cực đối với cuộc sống, nó cũng đem lại nhiều rắc rối cho con người với các vật dụng trong đời sống thường ngày. Một trong những rắc rối đó chính là làm gỉ sét các vật dụng kim loại mà nó tiếp xúc, nhất là đối với các phương tiện như xe gắn máy. Trong quá trình đổ xăng cho xe máy, hoặc rửa xe, xe chạy qua những khu vực ngập nước nặng..., thì sẽ có một lượng nước nhất định lọt vào bình chứa xăng. Do có tỷ trọng lớn hơn, lượng nước này tồn đọng dưới đáy bình chứa xăng. Theo thời gian, chúng sẽ khiến vỏ bình bằng thép bắt đầu gỉ sét, thậm chí chúng có thể làm thủng bình xăng, khiến xăng rò rỉ ra ngoài, rất dễ bắt cháy khi gặp nhiệt độ cao của động cơ xe. Thông thường, ít ai chú ý tới lượng nước đọng này, cho đến khi chúng tích tụ đủ nhiều và bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ, khiến động cơ nổ có tiếng kêu lụp bụp, hay tắt máy xe rất khó khởi động. Gặp trường hợp này, người sử dụng xe phải hút cạn hết lượng xăng trong bình chứa ra ngoài sau đó đổ xăng mới vào. Tuy nhiên cách làm này vừa tốn thời gian, vừa lãng phí một lượng xăng lớn. Chưa kể nếu đó là ô tô thì việc hút hết xăng ra khỏi bình chứa hoàn toàn không đơn giản. Theo các chuyên gia, người sử dụng xe cần phải hết sức chú ý đến hiện tượng trên và phải xử lý ngay. Tại các nước tiên tiến, người ta đã nghiên cứu chế tạo các chất xử lý để loại bỏ lượng nước đọng này. Chất xử lý phải đảm bảo hai tính năng quan trọng là có khả năng khử loại nước, thông thường là bằng cách hòa tan lượng nước này vào lượng xăng trong bình, và thải ra ngoài khi động cơ hoạt động. Khả năng thứ hai là không phá hỏng các bộ phận trong động cơ, nhất là các bộ phận bằng cao su. Sau một thời gian thử nghiệm với nhiều loại chất xử lý khác nhau, Trung tâm Microtech đã thành công bằng việc khử nước trong bình xăng thông qua chất xử lý an toàn do Thụy Sĩ sản xuất, bằng việc pha thêm một lượng nhỏ chất xử lý với tỷ lệ khoảng 1/1.000 thể tích bình chứa. Theo các kỹ thuật viên của trung tâm, việc xử lý tốt nhất nên thực hiện hàng tháng vào mùa mưa, 3 tháng vào mùa khô, phù hợp cho cả xe gắn máy và cho cả ô tô. -Theo giaothong.net-