tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Nhiều công ty và cá nhân bị giống công ty bạn lắm:
Chỉ vì các sự cố internet trong nửa năm nay, một công ty điêu đứng với nhiều đơn hàng bị huỷ; nhân viên thường phải mang laptop ra cafe WIFI mới làm việc được...
Anh S., đại diện một công ty tư vấn thương mại (Hà Nội) phản ánh, công ty anh lắp đặt 2 đường truyền internet (một đường cáp đồng, một đường cáp quang) của công ty TNHH Viễn thông FPT miền Bắc. Chi phí thuê bao hàng tháng cho 2 hợp đồng này khoảng hơn 4 triệu đồng tháng. Tuy nhiên từ khi lắp đường cáp quang (tháng 8/2009), mạng internet thường xuyên "tắc" gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công ty.
[b]
Qua 3 đời modem vẫn không vào nổi internet[/b]
Gói cước công ty anh S. sử dụng là Fiber sliver có tốc độ truy cập internet tối đa: Download và Upload: 18,432KB; Cam kết tốc độ truy cập tối thiểu: 512 KB.
Ngày 16/11/2009, cả công ty không vào được internet, anh S. đã gọi đến tổng đài FPT để được hỗ trợ. Hai ngày sau, kỹ thuật của công ty FPT đến kiểm tra, xác định modem bị lỗi và đổi một modem khác.
Anh S. cho biết: "Từ sau ngày đổi modem, hệ thống mạng internet của công ty sử dụng rất chậm, tốc độ Download 8-10.2 KB/giây; không gửi email kèm văn bản cho khách hàng được. Cuối tháng 12/2009 đường truyền internet lại bị lỗi và gọi điện để nhờ hỗ trợ nhưng mấy ngày sau mới được kỹ thuật của FPT kiểm tra và lại xác định là lỗi modem và đổi lại modem khác cho chúng tôi."
Cho đến cuối tháng 12/2009, đường truyền internet của công ty anh S. thường xuyên lỗi, sau nhiều lần gọi điện đến tổng đài, được kỹ thuật FPT thông báo lỗi do modem bật chức năng DHCP. Suốt tháng 1/2010, đường truyền internet hầu như không sử dụng được, công ty anh S. đã phải dùng thêm một đường truyền internet của nhà cung cấp khác. Đầu tháng 2/2010, tiếp tục bị đứt mạng internet, sau 1 tháng được kỹ thuật FPT xử lý, mạng internet của công ty vẫn không ổn định.
Anh S. cho biết, không gửi được email nên nhiều đơn hàng của công ty đã bị huỷ bỏ, nhân viên ngồi chơi không. Để phục vụ công việc nhiều nhân viên phải khắc phục bằng cách tự đem laptop đến quán cafe có wifi sử dụng tạm thời.
"Từ ngày ký hợp đồng với FPT đến nay đã được sử dụng 3 modem do FPT cung cấp nhưng không hiểu sao mạng vẫn chập chờn? Liệu chăng do modem không đạt tiêu chuẩn. Hệ thống email, web và các dịch vụ khác của công ty đặt tại server riêng nên những lúc xảy ra sự cố lỗi mạng internet công ty gặp nhiều khó khăn trong việc giao dịch với khách hàng, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây tổn thất về vật chất."
[b]Mạng ổn định thì server "giở chứng"[/b]
Về phản ánh của anh S., FPT cho biết, sau khi nhận được thông tin yêu cầu của khách hàng ngày 16/11, kỹ thuật viên (KTV) đã tiến hành kiểm tra, nghi ngờ bị lỗi modem nhưng trong thời gian khách hàng đang làm việc nên không thể ngắt mạng để kiểm tra, đến ngày 18/11 KTV quay lại thấy khách hàng online bình thường.
[gallery]/18/hkq1266907803.jpg[/gallery]
Chiếc modem thứ 3 và tốc độ rùa bò của mạng FPT tại công ty anh S. - Ảnh: B.D
Ngày 2/12, điện lực quận Hai Bà Trưng tiến hành quy hoạch bó gọn lại các tuyến cáp không cho lên cột để sửa chữa nên đến ngày 04/12 mới khắc phục được sự cố cho khách hàng. Khi xác định rõ lỗi là do modem, KTV đã đổi modem cho khách hàng. Với phản ánh mạng của khách hàng bị chậm sau khi đổi modem, KTV đã tiến hành kiểm tra (05/01/2010), nghi vấn do bảng NAT của khách hàng, đã tắt NAT thì khách hàng sử dụng bình thường.
Tuy nhiên, anh S. cho biết, sau khi tắt NAT mạng đã hoạt động bình thường song công ty không thể truy cập email, web (server riêng). Anh vẫn phải chờ đợi sự hỗ trợ của FPT.
Theo FPT, nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng sử dụng nhiều server cùng 1 lúc. Thông thường, khi sử dụng nhiều server, khách hàng sẽ NAT (là một thuật ngữ chỉ về kỹ thuật cho phép nhiều người cùng dùng chung một địa chỉ IP để truy cập ra Internet), và tùy thuộc loại NAT và router mà khách hàng lựa chọn, đường truyền sẽ bị ảnh hưởng hay không.
Trong trường hợp này, khách hàng sử dụng NAT cứng đòi hỏi 1 router thích hợp để đảm bảo đường truyền. Tuy nhiên, khách hàng đang sử dụng 1 router không phù hợp khiến đường truyền bị chậm và chập chờn.
FPT cho biết sẽ cử nhân viên kỹ thuật tới thay 1 router khác, thích hợp. Anh S. hy vọng đây là sự cố cuối cùng mà công ty gặp phải với mạng FPT.
[b]
Khách "sộp" nổi xung[/b]
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh: "Trong trường hợp này thì công ty có thể áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự để yêu cầu nhà cung cấp mạng bồi thường thiệt hại cho công ty. Tuy nhiên công ty cần phải chứng minh được việc nhà cung cấp mạng đã cung cấp dịch vụ kém chất lượng so với cam kết trong hợp đồng cung cấp dịch vụ mạng, có thiệt hại thực tế đã xảy ra và thiệt hại đó là do việc cung cấp dịch vụ kém chất lượng so với cam kết của nhà cung cấp mạng.
Ngoài ra, nếu công ty chứng minh được nhà cung cấp mạng đã cung cấp dịch vụ kém chất lượng so với cam kết trong 1 khoảng thời gian nào đó thì có quyền yêu cầu nhà cung cấp mạng bồi hoàn phí cung cấp dịch vụ mạng trong khoảng thời gian đó mà công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp mạng. Trong trường hợp nhà cung cấp mạng không đáp ứng các yêu cầu nói trên của công ty thì công ty có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền."
Trước, nhiều sự cố mạng internet của FPT đã khiến nhiều khách hàng cá nhân nổi xung, tuy nhiên chưa ai tính đến chuyện kiện tụng và đòi nhà mạng bồi thường thiệt hại. Nay khách hàng ngốn cước bạc triệu không còn được loại trừ. Nguy cơ bị khách "sộp" dắt tay đến toà, nhà mạng có thể chưa lường đến.