Hạt dưa chứa chất gây ung thư: Nguy hiểm ngay cả khi tiếp xúc đúng ko?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Liên tiếp trong những ngày gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các cơ sở buôn bán hạt dưa nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư khiến người tiêu dùng hoang mang, nghi ngại. [/b] Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cũng như có sự lựa chọn đúng trong việc mua và sử dụng hạt dưa ngày Tết, chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này. [gallery]/18/twl1262930490.jpg[/gallery] [b]Hạt dưa độc có độ bóng như sơn[/b] TS Nguyễn Duy Thịnh, Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, chất Rhodamine B là một chất phẩm màu được dùng trong công nghiệp dệt như nhuộm vải, chiếu và sản xuất đồ gỗ, sơn vì có độ bền màu cao, mầu đỏ sẫm hoặc hơi đỏ tím trông rất đẹp. Tuy nhiên, chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thuốc. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. TS Thịnh cũng cho biết, để nhuộm màu cho hạt dưa có hai loại phẩm màu hay được sử dụng đó là: Phẩm màu thực phẩm và phẩm màu công nghiệp. Đối với phẩm màu thực phẩm, đó là những chất có trong danh mục được cho phép dùng trong chế biến thực phẩm như phẩm màu hoa hiên được làm từ cây cỏ tự nhiên. Còn với phẩm màu công nghiệp (thường là những chất dùng để nhuộm len, đồ gia dụng,...) đã có quy định cấm sử dụng cho thực phẩm. Để phân biệt hạt dưa nhuộm màu công nghiệp hay không, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được mà phải làm các xét nghiệm tìm độc tố. Tuy nhiên, có thể nhận biết những loại hạt dưa sử dụng phẩm màu Rhodamine thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, nhìn như sơn, khi cho vào miệng không bị phai màu trong miệng. Còn phẩm màu thực phẩm thường có màu sắc tự nhiên, màu nhạt, hạt không đều màu và rất dễ phai khi tiếp xúc với nước. [b]Chất Rhodamine B làm chậm quá trình phát triển của trẻ[/b] Chất Rhodamine B có thể ngấm ngay ngoài hạt và bên trong hạt qua các kẽ hạt khi nhuộm. Khi cắn, chất này ngấm vào cơ thể qua nước bọt nên rất nguy hiểm, nhất là trẻ con thường xuyên cho cả hạt vào miệng nhai. Về lâu về dài gây ung thư và nguy hiểm hơn là làm chậm quá trình phát triển của trẻ. (TS Nguyễn Duy Thịnh, Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội) TS Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, hiện nay, chưa có những nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của Rhodamine B đối với cơ thể người mà mới tiến hành trên động vật đều cho thấy chất này có khả năng gây ung thư. Ủy ban Gia vị châu Âu ra lệnh cấm triệt để việc sử dụng Rhodamine B trong tất cả các khâu liên quan đến quá trình sản xuất lương thực và thực phẩm. Tại Việt Nam, trong "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm" ban hành kèm theo Quyết định số 867/QĐ - BYT, ngày 4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định 21 chất gồm 11 phẩm màu tự nhiên, 10 phẩm màu tổng hợp được phép sử dụng làm phẩm màu thực phẩm cũng không cho phép sử dụng chất Rhodamine B trong thực phẩm. [b]Chọn hạt dưa an toàn[/b] Theo TS Thịnh, bản thân chất Rhodamine B là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi chọn hạt dưa, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy hạt phát sáng thì có nhiễm chất Rhodamine B. Người tiêu dùng không nên tham hạt có màu sắc hấp dẫn, lóng lánh. Nên thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào miệng để ngấm nước bọt rồi cho vào lòng bàn tay xoa xem có bị phai màu không. Vì phẩm màu tự nhiên khi cho vào nước sẽ phai màu ngay. Thị trường hàng thực phẩm tết rất đa dạng và phong phú, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, TS Hảo khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt cần chú ý thực phẩm đó có thông tin về phụ gia thực phẩm. Không lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc quá sặc sỡ. Cần phải sử dụng thực phẩm chưa hết thời hạn sử dụng, chú ý các loại hạt có biểu hiện mốc. TS Thịnh nhấn mạnh, hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc. Khi hạt dưa bị nấm, mốc sẽ xuất hiện các chất như: Aflatoxin, ozchatoxin... Các chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Khi ăn với hàm lượng lớn sẽ bị nôn mửa ngay và gây ngộ độc trường diễn khi sử dụng lâu dài. Người tiêu dùng không nên chọn hạt bị mốc ngay cả hạt hướng dương, hạt bí, đỗ, ngô... Khi chọn nên chọn hạt chắc, có mùi tự nhiên của hạt, không chọn loại màu đẹp mắt. Khi chọn cũng nên thử hương và vị của hạt có mùi mốc không bằng cách lấy hạt nhai thử rồi thở qua mũi để biết cả hương và vị. Nếu hương và vị có mùi mốc thì không nên chọn dù có rẻ. [b]Nguy hiểm ngay cả khi tiếp xúc[/b] [i]Khi nhuộm hạt dưa bằng Rhodamine, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Khi ăn tùy theo cơ thể của từng người, có thể bị dị ứng, ngộ độc cấp tính, nếu sử dụng lâu, các chất độc hại tồn dư trong cơ thể sẽ gây ưng thư. Đặc biệt, chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt, rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết. [/i] TS Lê Thị Hồng Hảo (Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia)