Bếp gas bán dạo: Quả bom dễ phát nổ?
[b]100% bếp gas bán trên ôtô lưu động đều gắn mác Rinnai, Goldsun, Paloma..., sẽ “lộ tẩy” ngay khi dùng: hoen gỉ, gas bốc mùi khó chịu.[/b]
[b]Bán nhanh, rút nhanh![/b]
Những ngày cuối tháng 12-2009, CAQ Long Biên nhận được phản ánh của người dân, có một số đối tượng chuyên dùng xe ôtô tải hạng nhẹ, đi lại trên các trục đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, rồi vào các khu dân cư để chào bán bếp gas. Câu cửa miệng của các đối tượng này luôn là: “Được công ty giao vận chuyển hàng về kho, vì thừa 1, 2 cái nên muốn bán rẻ để lấy tiền xăng xe, thuốc nước”.
Cách bán hàng của các đối tượng này rất khác thường, chúng tiếp cận bất cứ ai gặp trên đường ở những khu vắng người, hoặc người đi xe máy dừng đỗ. Ai có ý định mua sẽ được giới thiệu đủ loại bếp thương hiệu nổi tiếng như Rinnai, Goldsun, Paloma; vỏ bếp in đậm dòng chữ “made in Italy”, “made in Japan”, hay “made in Thailand”. Nếu như giá bán trên thị trường của các loại bếp này khoảng 2 triệu đồng, thì đối tượng bán bếp dạo sẵn sàng hạ giá cho khách 700.000-800.000 đồng/chiếc.
Sau nhiều lần mật phục, lực lượng CAQ Long Biên mới “tóm” được 3 đối tượng đang dùng xe tải hạng nhẹ lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng. Trong thùng xe có 5 chiếc bếp gas hiệu Rinnai không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. 3 đối tượng trên xe là Hoàng Văn Huy, SN 1978, nhà ở phường Đức Giang, quận Long Biên, điều khiển xe ôtô; Dương Văn Giáp, SN 1984, và Dương Văn Hợp, SN 1983, cùng quê Kim Động, Hưng Yên và cùng thuê trọ ở phường Ngọc Lâm.
Hợp và Giáp khai được 1 đối tượng thuê đi bán bếp gas với giá gốc 500.000 đồng; nếu gạ bán được giá cao hơn thì phần lãi đó Giáp và Hợp được hưởng. Nhận “hợp đồng”, Hợp và Giáp thuê Huy lái xe tải đóng vai là nhân viên hãng bếp gas Rinnai chở bếp đi giao hàng. Công vận chuyển 500.000 đồng/ngày.
Trước khi bị CAQ Long Biên phát hiện, mấy tay nhân viên bếp gas “rởm” này đã gạ bán được 1 chiếc với giá 650.000 đồng. Theo trinh sát hình sự CAQ Long Biên, giá gốc của chiếc bếp loại này mua trên biên giới chỉ khoảng 300.000-400.000 đồng. Và, thiệt hại kinh tế chưa phải là vấn đề duy nhất đối với người dân khi mua phải bếp gas rởm.
[b]Nhà sản xuất bị động[/b]
Không riêng Hà Nội, nhiều địa phương trên cả nước như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, thậm chí cả những vùng núi như Bắc Kạn, Thái Nguyên, trò lừa bán bếp gas giả đã diễn ra công khai từ nhiều tháng nay. Đại diện một nhà phân phối bếp gas ở Hà Nội khẳng định, “không có nhà sản xuất, phân phối nào lại cử nhân viên đi bán lẻ bếp gas như thế.
Cung cách kinh doanh đó chắc chắn là bếp giả”. Đối với người tiêu dùng, việc phân định bếp giả - bếp thật không hề đơn giản. Trong vụ 5 chiếc bếp mà CAQ Long Biên đang thụ lý, khi đối chiếu với sản phẩm thật, điều khiến chúng tôi bất ngờ là mẫu mã của bếp giả trông lại… “long lanh” hơn. Mặt bếp được tráng men giống bếp cao cấp và ghi dòng chữ “made in Japan”. Bên cạnh đó là ghi chú thông tin “model 2009”. Hình thức như thế, những người dân tiếp xúc lần đầu rất dễ bị nhầm lẫn.
Nhất là thực trạng hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất, phân phối dù biết sản phẩm của mình bị làm giả, bán công khai trên thị trường nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp khuyến cáo đối với người tiêu dùng. Tìm đến trụ sở doanh nghiệp phân phối bếp gas Rinnai ở quận Hai Bà Trưng để hỏi về biện pháp chống hàng giả; vị đại diện doanh nghiệp này thừa nhận, “chưa nghĩ ra cách nào” và khuyên người tiêu dùng nên tìm đến cửa hàng chính hãng để mua được sản phẩm thật!
Bếp gas giả chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ “lộ tẩy” như hoen gỉ, gas bốc mùi khó chịu. Nguồn gốc của bếp gas giả được làm ở bên kia biên giới, hoặc được các đối tượng làm giả mua các phụ kiện về thiết kế, lắp ráp. Hình thức ban đầu đẹp, nhưng thiết kế bên trong lại hết sức cẩu thả. Nhiều tính năng, thiết bị quan trọng của bếp gas như thiết bị ngắt gas tự động, bộ phận cảm ứng nhiệt bị xem nhẹ, lắp đặt gọi là có. Chưa kể đến sự cẩu thả khi lắp ráp các bộ phận, linh kiện. Bếp gas giả mẫu mã càng đẹp, giá thành càng rẻ thì nguy cơ mất an toàn càng cao đối với người sử dụng.
Như khẳng định của một cán bộ Phòng CS PCCC, việc sử dụng bếp gas giả với các bộ phận đi kèm không đảm bảo chất lượng sẽ gây hậu quả khôn lường. Nó không khác gì… quả bom trong nhà và phát nổ bất cứ lúc nào. Đã đến lúc, cơ quan chức năng và các nhà sản xuất, phân phối bếp gas cần quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh, ngăn chặn tình trạng này; đây không đơn thuần là sự kinh doanh hàng giả, mà còn là nguy cơ đối với cộng đồng.
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Các bạn hãy cẩn thận khi mua bếp ga bán dạo, hàng ko xuất sứ hoặc hàng giả, vì hàng giả dễ phát nổ lắm đấy.